Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Tổng quan bệnh đục thủy tinh thể: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 15 Tháng Mười Một, 2016
4.7/5 - (13 bình chọn)

Giống như chiếc gương lâu ngày không được lau chùi, thủy tinh thể ở mắt người cũng trở nên mờ đục theo thời gian. Cùng với quá trình lão hóa, dưới tác động của các điều kiện sống như môi trường, không khí, thực phẩm… đã làm những đám mây mù bắt đầu hình thành ở thủy tinh thể, khiến đôi mắt lúc nào cũng như nhìn thấy một màn sương mỏng.

Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân và triệu chứng

Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô) là bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi, chỉ tình trạng mờ đục của thủy tinh thể – thấu kính vốn trong suốt nằm phía sau võng mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:

– Tầm nhìn bị che khuất, nhìn mờ như có màng sương trắng phủ trước mắt

– Khó nhìn thấy vào ban đêm, nhất là khi gặp ánh đèn pha ô tô ngược chiều, gây cảm giác rất khó chịu, nhức mắt

– Tăng nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng chói

– Nhìn thấy “hào quang” xung quanh bóng đèn

– Phải thay đổi độ kính mắt và kính áp tròng thường xuyên

– Không nhìn rõ màu hoặc nhìn màu bị ám vàng

– Nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật)

Hãy đi khám nếu bạn phát triển thay đổi thị lực đột ngột, chẳng hạn như nhìn đôi hoặc mờ đi, hãy đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Đục thủy tinh thể làm giảm thị lực, khiến hình ảnh trở nên mờ nhòe

Đục thủy tinh thể làm giảm thị lực, khiến hình ảnh trở nên mờ nhòe

Lão hóa là nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể. Ngoài ra, đục thủy tinh thể cũng có thể gây ra bởi các bệnh về mắt, rối loạn di truyền, bệnh đái tháo đường, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến mắt, sử dụng lâu dài các thuốc steroid.

Đục thủy tinh thể xảy ra như thế nào?

Bình thường, các tia sáng đi qua thủy tinh thể sẽ được hội tụ trên võng mạc rồi được chuyển về dây thần kinh thị giác lên não bộ phân tích. Khi thủy tinh thể trong suốt thì ánh sáng mới có thể xuyên qua và hội tụ chính xác lên võng mạc. 

Khi bạn già đi, thủy tinh thể trở nên kém linh hoạt, không còn trong suốt và dày hơn. Những thay đổi do quá trình lão hóa khiến cấu trúc của các protein trong thủy tinh thể bị vỡ và co cụm lại với nhau tạo thành những “đám mây nhỏ”. Khi đục thủy tinh thể tiếp tục phát triển, tầm nhìn trở nên hạn chế hơn.

Đục thủy tinh thể có thể phát triển ở một bên mắt hoặc cả hai mắt. Tình trạng đục thủy tinh thể xảy ra có thể không giống nhau ở hai mắt. Đục thủy tinh thể thường phát triển chậm và không ảnh hưởng tới thị lực trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tầm nhìn của người bệnh chắc chắn sẽ bị cản trở về sau.

Các loại đục thủy tinh thể

Đục nhân thủy tinh thể (nuclear cataract)

Tình trạng đục xảy ra ở trung tâm của thủy tinh thể được gọi là đục nhân thủy tinh thể. Giai đoạn sớm do sự tăng chiết xuất của thủy tinh thể làm mắt chuyển thành cận thị, giai đoạn muộn mắt nhìn mờ cả xa lẫn gần.  

Trong bệnh đục nhân thủy tinh thể, nhân trung tâm chuyển sang màu vàng, rồi vàng nâu, nâu và nâu đen khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt các sắc thái của màu sắc.

Đục vỏ thủy tinh thể (cortical cataract)

Đục vỏ thủy tinh thể còn được gọi là đục hình chêm, do lớp vỏ (trước hoặc sau) của thủy tinh thể bị đục. 

Đục thủy tinh thể vỏ bắt đầu với việc rìa thủy tinh thể chuyển màu trắng, có chấm mờ đục hình chêm hoặc sọc rìa. Bệnh tiến triển nhanh, gây giảm thị lực sớm và người bệnh thường rất nhạy cảm với ánh sáng chói.

Đục dưới bao sau (posterior subcapsular cataract)

Đục thủy tinh thể dưới sau bao có thể bắt đầu bằng một mảng đục nhỏ, mà thường là gần phía sau của thủy tinh thể, trên đường ánh sáng truyền tới võng mạc. Đục thủy tinh thể thể này thường gây trở ngại cho tầm nhìn trong ánh sáng chói và các quầng đèn chiếu vào ban đêm.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh (congenital cataracts)

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể xuất hiện ngay từ khi sinh hoặc do thủy tinh thể không phát triển trong quá trình trưởng thành của phôi thai. Người mẹ bị nhiễm trùng trong khi mang thai có thể dẫn đến đục thủy tinh thể bẩm sinh cho con.

Ngoài ra, đục thủy tinh thể cũng có thể gây ra bởi những nguyên nhân khác bao gồm: Loạn dưỡng cơ, rối loạn chuyển hóa đường galactose, rubella. Đục thủy tinh thể bẩm sinh thường được điều trị ngay sau khi phát hiện.

Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể`

Phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng đối với bệnh đục thủy tinh thể vì bên cạnh lợi ích cũng tồn tại những rủi ro nhất định, đặc biệt đối với những người đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,… thì nguy cơ rủi ro lại càng lớn. Do vậy, ở giai đoạn nhẹ, thị lực trên mức 2/10, người bệnh được khuyến cáo nên bổ sung các chất chống lão hóa, chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin và thiết lập lối sống khoa học để cải thiện các triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết: Bổ sung Alpha lipoic acid – Giải pháp tự nhiên giúp đẩy lùi đục thủy tinh thể hiệu quả

Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật khi đục thủy tinh thể ở mức độ nặng (thị lực dưới 2/10) gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đọc sách hay lái xe vào ban đêm,… Việc trì hoãn phẫu thuật sẽ không hạn chế khả năng hồi phục thị lực sau này, vì vậy bạn không nên quyết định vội vàng rằng có phẫu thuật hay không, thay vào đó hãy thử áp dụng biện pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trước.

Xem thêm: Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả đang áp dụng hiện nay

Điều gì xảy ra trong khi phẫu thuật đục thủy tinh thể?

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo được tiến hành khi thị lực bị giảm sút nhiều

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo được tiến hành khi thị lực bị giảm sút nhiều

Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện bằng cách loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế nó bằng thủy tinh thể nhân tạo. Người bệnh được gây tê tại chỗ và tỉnh táo trong suốt quá trình làm phẫu thuật.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể khá an toàn nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ gây nhiễm trùng và chảy máu. Nó cũng làm tăng nguy cơ bong võng mạc. Nếu cần phải phẫu thuật đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, bác sỹ sẽ lên lịch phẫu thuật mắt thứ hai một hoặc hai tháng sau khi phẫu thuật đầu tiên. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết: Những rủi ro khi lựa chọn phẫu thuật đục thủy tinh thể

Bên cạnh thuốc và phẫu thuật thay thủy tinh thể, người bệnh cần áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ thị lực. Các loại trái cây nhiều màu sắc và rau củ tươi rất giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho mắt, giúp duy trì sức khỏe đôi mắt, làm giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể.

Xem thêm: Giải pháp từ tự nhiên giúp trị đục thủy tinh thể không cần mổ

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn:

https://www.drugs.com/mcd/cataracts#Image_Definition

Viết bình luận

  1. Phạm Tuyên :

    đục thủy tinh thể đã mổ rồi mà nay lại mờ thì có mổ lại được không bác sĩ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Phạm Tuyên,
      Phẫu thuật thay thủy tinh thể thường chỉ thực hiện một lần duy nhất, chỉ trừ những trường hợp thấu kính nhân tạo bị đặt lệch vị trí hoặc sai thông số thì mới phải mổ lại lần 2. Với trường hợp của bạn, sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể mà thị lực bị mờ trở lại thì có thể do nhiều nguyên nhân chẳng hạn biến chứng đục bao sau hoặc mắc các bệnh lý khác về mắt như đục dịch kính, thoái hóa điểm vàng,… Bởi vậy bạn nên sớm đi khám Mắt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp thích hợp.
      Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, chăm sóc mắt khoa học và tham khảo sử dụng thêm viên uống bổ mắt chứa các dưỡng chất thiết yếu cho mắt cùng chất chống oxi hóa và chống thoái hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, vitamin B12, Kẽm… để tăng cường thị lực và giúp mắt sáng khỏe hơn.
      Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chăm sóc mắt tại nhà trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/16-cach-cham-soc-mat-tai-nha-giup-tam-nhin-luon-sang-ro.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, cháu hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

  2. Hồng Phương :

    chào bác sĩ, bố tooi bị mờ nhìn không rõ, sang nay đi khám bác sĩ nói bị đục thủy tinh thể, thị lực 4/10 vậy có nên thay không ạ, bố tôi cũng sợ vì có người bạn thay mà chỉ được mấy tháng bị mờ rồi.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo thường được chỉ định cho trường hợp thị lực của người bệnh suy giảm nghiêm trọng (từ 2/10 trở xuống) do căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên phương pháp này cũng có tỷ lệ rủi ro nhất định, cụ thể người bệnh có thể nhìn mờ, thấy chấm đen, khô nhức mắt sau vài tháng hoặc vài năm phẫu thuật. Bên cạnh đó, việc trì hoãn phẫu thuật cũng không ảnh hưởng đến sự hồi phục thị lực sau này. Do vậy, với trường hợp bố bạn, thị lực vẫn còn 4/10, nếu vẫn đảm bảo có thể tự đi lại và sinh hoạt cá nhân được thì chưa nhất thiết phải phẫu thuật ngay. Thay vào đó, bạn nên tham khảo cho bố sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang với liều 4 viên/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 1 – 3 tháng để giúp tăng cường thị lực, giảm các triệu chứng nhìn mờ của bố bạn và ngăn đục thủy tinh thể triển hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, hãy gọi đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bố bạn và gia đình sức khỏe!