Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mổ thay thủy tinh thể: Lợi ích & Rủi ro

Ngày đăng: 6 Tháng Mười, 2016
5/5 - (8 bình chọn)

Mổ thay thủy tinh thể thường được áp dụng khi thị lực người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tích cực thì mổ thay thủy tinh thể cũng gây nhiều rủi ro cho người bệnh, đó là những trường hợp bị xuất huyết, bong võng mạc, nhiễm trùng, đôi khi thị lực không những không được cải thiện mà còn bị nhìn mờ hơn so với trước.

Đục thủy tinh thể và mổ thay thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể xảy ra khi cấu trúc của thủy tinh thể bị thay đổi, dẫn đến mờ đục gây ảnh hưởng đến tầm nhìn. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước bị đục mà nó có thể cản trở một phần hoặc toàn bộ tầm nhìn của người bệnh. Đục thủy tinh thể thường khởi phát sau 55 tuổi theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể và rất ít khi gặp ở người trẻ. Nếu bệnh tiến triển nặng và thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn mổ, hay còn gọi là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Mổ thay thủy tinh thể là phương pháp giúp loại bỏ ống kính tự nhiên của mắt khi chúng bị mờ đục và thay thế vào đó là một thấu kính nhân tạo nhằm phục hồi thị lực và tìm lại ánh sáng cho người bệnh.

Khi nào nên mổ thay thủy tinh thể?

Không gì quý bằng việc giữ gìn thủy tinh thể tự nhiên của mình, bởi nó có khả năng điều tiết giúp chúng ta có thể nhìn được vật dù ở gần hay xa, trong khi thủy tinh thể nhân tạo lại không làm được điều đó. Do vậy, phẫu thuật chỉ nên tiến hành khi thị lực suy giảm nặng, người bệnh cảm thấy bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Bạn cần xem xét trên nhiều phương diện như: Có thể lái xe an toàn không? Có xem được tivi hay đọc sách không? Có tự làm được các công việc cá nhân không? Nếu tất cả câu trả lời là không thì lúc này bạn mới cần tham khảo ý kiến bác sĩ để mổ thay thủy tinh thể.

Chỉ nên tiến hành mổ thay thủy tinh thể khi tầm nhìn bị ảnh hưởng nhiêm trọng

Chỉ nên tiến hành mổ thay thủy tinh thể khi tầm nhìn bị ảnh hưởng nhiêm trọng

Lợi ích khi mổ thay thủy tinh thể

Dĩ nhiên khi tìm đến bất kỳ một phương pháp điều trị nào, điều bạn quan tâm nhất sẽ là kết quả mà nó mang lại. Sau khi mổ thay thủy tinh thể cũng vậy, hầu hết mọi người đều nhận thấy sự cải thiện đáng kể trong tầm nhìn. Cuối cùng, kết quả mà bạn nhận được sẽ là nhìn thấy mọi thứ trong tầm nhìn rõ hơn trước kia, nhìn vào ánh sáng mà không còn cảm giác chói, nhận biết được màu sắc rõ nét hơn.

Hầu hết mọi người có thể phải đeo thêm kính khi muốn nhìn gần hay nhìn xa (trường hợp chọn loại kính đơn tiêu cự) sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn vẫn có tầm nhìn khá tốt đủ khả năng lái xe và thực hiện các vông việc hàng ngày mà không có bất kỳ trở ngại nào.

Rủi ro thường gặp sau phẫu thuật thay thủy tinh thể

Mổ thay thủy tinh thể có tỷ lệ thành công khá cao, ít xuất hiện các vấn đề phát sinh. Các biến chứng sau phẫu thuật là tương đối hiếm gặp và hầu hết đều có thể khắc phục bằng những phương pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu chúng xảy ra, thị lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Các rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

– Viêm hoặc nhiễm trùng ở mắt

– Xuất huyết mạch máu trong mắt

– Sưng giác mạc

– Bong võng mạc

– Xuất hiện dịch trong võng mạc

– Sụp mí mắt

– Khô mắt

– Thị lực không được cải thiện, có trường hợp còn bị mất thị lực hoàn toàn

– Đục bao sau hay đục thủy tinh thể thứ cấp là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra sau vài tháng hoặc nhiều năm sau phẫu thuật. Bạn có thể cảm nhận thấy tầm nhìn bị giảm như trước kia. Nguyên nhân là do bao sau (có nhiệm vụ cố định thủy tinh thể) không được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật bị tái đục. Tuy nhiên biến chứng này có thể được cải thiện khá đơn giản, bằng cách sử dụng một chùm tia laser chiếu vào vùng bị tái đục và phá huỷ chúng.

Điều trị đục bao sau sau mổ thủy tinh thể bằng tia laser

Điều trị đục bao sau sau mổ thủy tinh thể bằng tia laser

Ngoài ra, sự xuất hiện của bệnh đục thủy tinh thể có thể che lấp mất triệu chứng của sự tổn thương võng mạc. Vì vậy mà thị lực của bạn vẫn tiếp tục bị suy giảm sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng góp phần vào sự tiến triển và làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi – một dạng thoái hóa của phần trung tâm võng mạc (điểm vàng).

Cải thiện thị lực và phòng ngừa biến chứng sau mổ thay thủy tinh thể

Nắm được các phương pháp chăm sóc mắt sau khi phẫu thuật có thể giúp nhanh chóng cải thiện thị lực, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng:

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ và quay lại tái khám trong vòng một tuần sau mổ hoặc khi thấy các dấu hiệu như mắt đỏ ngầu, ngứa, chảy nước mắt thường xuyên, sưng, nhức, đau hốc mắt…

– Ngay sau khi mổ, cần tránh đưa tay lên dụi mắt, không được để nước, xà phòng dây vào mắt.

– Trong tuần đầu tiên nên để mắt nghỉ ngơi bằng cách hạn chế tối đa xem ti vi, máy tính, hoặc đọc sách, báo. Hạn chế làm việc trong môi trường nắng, nóng có nhiều bụi bẩn.

– Trong chế độ ăn hàng ngày, nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nguồn chất dinh dưỡng tốt cho mắt như các vitamin A, B, C, kèm, B2… có nhiều trong các loại rau củ có màu sắc bắt mắt, rau có màu xanh thẫm hoặc trong cá biển.

Thực hiện đầy đủ những lời khuyên trên đây là đúng, nhưng có thể chưa đủ để bảo vệ đôi mắt một cách toàn diện. Nên người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc có thể tự sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để giúp cung cấp đủ cả 3 nhóm thành phần không thể thiếu nếu muốn duy trì đôi mắt khỏe mạnh là chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chống thoái hóa.

Quá trình thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là một thủ tục được thực hiện khá nhanh chóng, an toàn, chỉ mất khoảng 1h đồng hồ là ca phẫu thuật đã tiến hành xong. Đa phần người bệnh đều tỉnh táo ngay sau mổ vì họ chỉ cần gây mê tại chỗ thay vì toàn thân như các loại phẫu thuật khác. Nếu bạn có cả hai mắt bị đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ quyết định tiến hành ở một bên mắt và chờ thời gian cho mắt này phục hồi trước khi phẫu thuật mắt còn lại.

Quá trình mổ thủy tinh thể được tiến hành lần lượt theo trình tự

Quá trình mổ thủy tinh thể được tiến hành lần lượt theo trình tự

Có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng rộng rãi hiện nay đó là Phaco và Extracapsular. Mỗi một phương pháp đều có nhóm đối tượng, ưu và nhược điểm riêng. Nhưng lựa chọn phương pháp nào không phải do bạn, mà sẽ phụ thuộc vào bác sĩ phẫu thuật.

Khi ống kính tự nhiên bị loại bỏ, một ống kính nhân tạo sẽ thế chỗ ống kính cũ và trở thành một bộ phận không thể thiếu của mắt được gọi là ống kính nội nhãn. Các ống kính nhân tạo này có khả năng tập trung ánh sáng vào phía sau mắt và giúp cải thiện thị lực cho người bệnh.

Các loại kính nội nhãn được lựa chọn khi mổ thủy tinh thể

– Ống kính đơn tiêu cự: Thường được lựa chọn nhất do chi phí vừa phải. Nhưng bạn chỉ có thể nhìn ở một tiêu cự (khoảng cách cho hình ảnh rõ nét nhất) thay vì có thể điều tiết như mắt bình thường.

– Ống kính đa tiêu cự: Khắc phục được nhược điểm của ống kính đơn tiêu cự đó là tầm nhìn xa, gần, trung bình đều rất tốt. Tuy nhiên các ống kính này khá đắt và không thích hợp cho tất cả mọi người. Nó có thể làm giảm tầm nhìn ban đêm và ánh sáng chói hơn so với ống kính đơn tiêu cự.

Tùy thuộc vào kinh tế của từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn cho mình các loại ống kính với giá thành phù hợp.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Theo nguồn:

http://www.aoa.org

http://www.nhs.uk

Viết bình luận