Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả

Ngày đăng: 2 Tháng Hai, 2017
5/5 - (20 bình chọn)

“Đục thủy tinh thể” là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng mờ đục của thủy tinh thể trong mắt. Mặc dù không gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngay lập tức nhưng nó có thể tiến triển âm thầm nhiều năm, để lại những ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực. Việc điều trị đục thủy tinh thể cần được tiến hành càng sớm càng tốt để ngăn chặn nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn bằng nhiều phương pháp.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là sự mờ đục của thủy tinh thể trong mắt. Thủy tinh thể là một bộ phận có cấu trúc hình oval nằm ngay sau mống mắt (tròng đen), được cấu tạo chủ yếu từ protein và nước. Những phân tử protein được sắp xếp theo một trật tự nhất định giúp cho thủy tinh thể luôn trong suốt và ánh sáng từ bên ngoài có thể đi xuyên qua rồi hội tụ trên võng mạc. Để trên võng mạc có được một hình ảnh sắc nét, thủy tinh thể cần phải trong suốt, nếu không hình ảnh sẽ trở nên mờ đi.

Cùng với quá trình lão hóa hoặc tiếp xúc với tia cực tím, các sợi protein của thủy tinh thể bị oxy hóa và co cụm lại với nhau thành từng đám, khiến cho thủy tinh thể ngày càng trở nên mờ đục.

Đục thủy tinh thể thường gặp ở người cao tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa trên thế giới. Đục thủy tinh thể có thể có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, nhưng không thể lây từ mắt này sang mắt khác.

Mắt bị đục thủy tinh thể

Mắt bị đục thủy tinh thể

Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể

Thay đổi lối sống để bảo vệ mắt

Bất kỳ phương pháp điều trị đục thủy tinh thể nào cũng cần kết hợp với việc bảo vệ mắt, tránh các tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Tất cả những người mắc căn bệnh này, kể cả trẻ sơ sinh, nên đeo kính để bảo vệ mắt khi ra ngoài trời nắng. Đội mũ rộng vành cũng giúp ngăn chặn tia cực tím từ ánh nắng chiếu đến mắt, gây tổn thương thủy tinh thể.

Ngoài ra, người bệnh nên tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và điều trị tích cực các bệnh mạn tính có ảnh hưởng đến thủy tinh thể, đặc biệt là béo phì và đái tháo đường.

Chế độ ăn và những dưỡng chất tối cần thiết cho mắt     

Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể

Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể

Đảm bảo một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, C, E với nhiều trái cây và rau củ là một cách phòng ngừa tốt nhất các bệnh về mắt. Những chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp các gốc tự do – yếu tố căn nguyên gây phá hủy thủy tinh thể, giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh.

Lutein – một chất carotenoid, là thành phần chính của các sắc tố màu vàng và vàng cam có rất nhiều trong: Xoài, ngô, bí, cải xoăn, khoai lang. Chất này giúp bảo vệ mắt và chống lại bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt khác liên quan đến tuổi tác. Và một chất carotenoid khác là zeaxanthin (có nhiều trong ớt chuông, cam, ngô ngọt, dưa, lòng đỏ trứng), 2 chất này đều tham gia vào cấu tạo điểm vàng và có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh của tia cực tím – một thành phần gây hại của ánh sáng mặt trời làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

Bổ sung những dưỡng chất này một cách đầy đủ trong những sản phẩm hỗ trợ là hướng đi được nhiều chuyên khoa nhãn khoa khuyên dùng. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm vừa có bổ sung các chất chống oxy hóa, chống thoái hóa mạnh mẽ như Alpha lipoic acid, lutein, zeaxanthin cùng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như vitamin A, kẽm… để ngăn bệnh tiến triển.

Dùng thuốc làm giảm triệu chứng tạm thời

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị đục thủy tinh thể có thể chứa chất gây cản quang không có lợi, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sỹ. Thuốc nhỏ mắt có chứa steroid nên được sử dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể phổ biến là Phaco và mổ bằng Lazer. Cả 2 phương pháp này đều thực hiện thay thế thủy tinh thể cũ bị đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo (IOLs). Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Tình trạng đục của thủy tinh thể, các bệnh về mắt khác như cận thị, loạn thị…

Phương pháp mổ Phaco

Phẫu thuật bắt đầu bằng việc rạch một đường nhỏ bằng dao mổ ở một bên của giác mạc và đưa đầu ống dò nhỏ vào trong mắt. Đầu dò này phát ra sóng siêu âm làm mềm và phá vỡ thủy tinh thể bị đục thành từng mảnh nhỏ, sau đó hút chúng ra ngoài. Tiếp theo, một thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào để thay thế.

Phẫu thuật bằng Lazer

Vết mổ sẽ được mở bằng tia lazer – thay vì dùng dao như trong phương pháp Phaco.

 

Phương pháp phẫu thuật Phaco

Phương pháp mổ bằng Lazer

Ưu điểm

Miệng vết mổ rất nhỏ, không cần phải khâu lại miệng vết mổ.

 

– Có thể được thực hiện đối với những người bệnh có phần lõi thủy tinh thể đã bị cứng, không thể tiến hành phẫu thuật Phaco.

– Vết mổ được thực hiện bằng tia Lazer nên nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn.

Nhược điểm

– Đầu dò chỉ có thể tiến hành phá vỡ thủy tinh thể bị đục có rìa ngoài mỏng, một số trường hợp thủy tinh thể đã bị xơ cứng quá nhiều, phẫu thuật này không được áp dụng thực hiện.

– Vết mổ được thực hiện bằng dao, nguy cơ nhiễm trùng cao.

– Vết mổ lớn hơn phương pháp Phaco.

– Đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao hơn.

 

 

Hiện nay, người bệnh đục thủy tinh thể có rất nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Bác sỹ nhãn khoa sẽ xem xét tình hình của bạn để đưa ra được hướng điều trị phù hợp nhất!

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo:

http://www.aoa.org/patients-and-public/eye-and-vision-problems/glossary-of-eye-and-vision-conditions/cataract/cataract-surgery?sso=y

http://www.drweil.com/health-wellness/body-mind-spirit/vision/cataracts/

Viết bình luận