Thoái hóa điểm vàng là nỗi ám ảnh đối với bất cứ người bệnh nào bởi nó là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, sự ra đời của những loại thuốc trị thoái hóa điểm vàng thế hệ mới với hiệu lực mạnh hơn đã giúp người bệnh tăng thêm cơ hội gìn giữ ánh sáng cho đôi mắt.
Mục lục
Thoái hóa điểm vàng có 2 dạng, trong đó thoái hóa điểm vàng thể khô chiếm đến 80%. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do lão hóa làm sản sinh ra nhiều gốc tự do độc hại, tấn công và phá hủy các tế bào điểm vàng (bộ phận nằm ở trung tâm võng mạc giúp nhìn rõ nét) khiến thị lực giảm dần, cuối cùng dẫn đến mù lòa.
Bởi vậy, việc điều trị thoái hóa điểm vàng thể khô sẽ tập trung vào bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp gốc tự do như Astaxanthin từ Vi tảo lục, Alpha Lipoic Acid, Câu kỷ tử cùng chất chống thoái hóa tham gia cấu trúc điểm vàng như Lutein, Zeaxanthin, Kẽm… để làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
Thực vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh cho điều đó, cụ thể là:
– Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ: Bổ sung kết hợp Lutein, Zeaxanthin, Kẽm, Đồng, vitamin C, vitamin E giúp làm giảm đến 25% tiến triển của thoái hóa điểm vàng thể khô, đồng thời, hạn chế cả sự phát triển của thoái hóa điểm vàng thể ướt.
– Nghiên cứu tại Trường Y Đại học Tokyo (Nhật Bản): Astaxanthin chiết xuất từ Vi tảo lục có hoạt tính chống oxy hóa, chống lão hóa, chống bức xạ mạnh hơn 100 lần vitamin E và 65 lần vitamin C, giúp ngăn cản sự chết đi của tế bào hạch võng mạc, giảm thiểu những tổn thương ở điểm vàng do tuổi tác, gốc tự do và ánh sáng xanh.
Những dưỡng chất cần có trong thuốc trị thoái hóa điểm vàng thể khô
– Nghiên cứu tại đại học California và đại học Washington (Hoa Kỳ): Alpha Lipoic Acid (ALA) có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của thoái hóa điểm vàng nhờ khả năng phục hồi hoạt động của Glutathione – chất chống oxy hóa nội sinh trong tế bào. ALA cũng là chất chống oxy hóa có tính tan linh hoạt, hấp thu vào mô mắt tốt nhất hiện nay.
– Nghiên cứu tại Đại học Trung Quốc Hồng Kông và Đại học Bang Kansas (Hoa Kỳ): Câu kỷ tử giúp bảo vệ các tế bào biểu mô sắc tố và tế bào cảm thụ ánh sáng tại võng mạc và điểm vàng; đồng thời, ngăn cản sự tăng sinh tân mạch, làm bền các mạch máu mới, giảm nứt vỡ mạch và mù lòa do thoái hóa điểm vàng thể ướt.
Bởi vậy, đối với người bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô, việc bổ sung viên uống bổ mắt chứa kết hợp Astaxanthin từ Vi tảo lục, Alpha Lipoic Acid, Câu kỷ tử, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm… được đánh giá là hướng điều trị hiệu quả, an toàn, giúp ngăn chặn bệnh tiến triển, hạn chế phẫu thuật và mù lòa cũng như cải thiện tầm nhìn, giảm nhanh triệu chứng nhìn mờ nhòe, méo mó, đốm đen…
Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ từ Vi tảo lục cho người bệnh thoái hóa điểm vàng
Bản chất của bệnh thoát hóa điểm vàng thể ướt là tình trạng tăng sinh các mạch máu mới bất thường trên võng mạc. Những mạch máu này rất yếu và mỏng manh, dễ bị nứt vỡ, làm rò rỉ máu, chất dịch gây tổn hại các tế bào điểm vàng, phù điểm vàng, phù võng mạc, xuất huyết dịch kính…, dẫn đến hậu quả là mất thị lực.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể tiến triển từ thoái hóa điểm vàng thể khô, bệnh ít gặp hơn nhưng tốc độ phát triển nhanh hơn và dễ gây mù lòa chỉ trong thời gian ngắn.
Dựa trên nguyên nhân đó, thoái hóa điểm vàng thể ướt thường được điều trị bằng các thuốc chống tăng sinh tân mạch. Những thuốc này đều có chung cơ chế tác dụng là ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), từ đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển các mạch máu mới trên võng mạc để làm chậm tiến triển của bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc chống tăng sinh tân mạch đang được áp dụng:
– Lucentis: Chứa Ranibizumab – một loại kháng thể đơn dòng tái tổ hợp, thuốc được tiêm vào mắt định kỳ 1 tháng/1 lần.
– Eylea: Hoạt chất chính là Aflibercep được tiêm vào dịch kính 1 tháng/1 lần trong 3 tháng đầu tiên, sau đó giãn cách ra 2 tháng tiêm 1 lần.
– Avastin: Chứa Bevacizumab được tiêm vào mắt 1 lần mỗi tháng.
– Beovo: Hoạt chất chính là Brolucizumab-dbll, trong 3 tháng đầu sẽ tiêm 1 mũi/1 tháng, sau đó cách 2 – 3 tháng tiêm 1 lần.
– Vabysmo: Chứa hoạt chất Faricimab-svoa, thuốc được tiêm vào mắt 1 tháng/1 lần trong 4 tháng đầu rồi giảm xuống 2 đến 4 tháng tiêm 1 lần tùy theo đáp ứng.
Thuốc trị thoái hóa điểm vàng thể ướt được tiêm vào mắt
Tác dụng phụ phổ biến của thuốc chống tăng sinh tân mạch là thấy chấm đen trong tầm nhìn, vỡ mạch máu nhỏ trong mắt, đau mắt, hiếm gặp hơn là viêm/nhiễm trùng nhãn cầu, bong/rách võng mạc, tăng nhãn áp (glocom), đục thủy tinh thể, hình thành cục máu đông gây thuyên tắc động mạch trong nhãn cầu…
Các thuốc chống tăng sinh tân mạch chỉ có hiệu quả trong một vài tháng nên người bệnh cần tiêm nhắc lại nhiều lần. Chi phí mỗi lần tiêm có thể dao động từ 1 triệu đồng/1 lần tiêm với Avastin hoặc lên đến 40 triệu đồng/1 mũi tiêm Eylea và 46 triệu đồng/1 lần tiêm với Lucentis.
Verteporfin là một loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng, chúng được tiêm vào tĩnh mạch và tập trung đến các mạch máu bị nứt vỡ ở võng mạc. Sau đó, tia laser sẽ được chiếu vào mắt để kích hoạt Verteporfin, phá hủy các mạch máu bất thường mà không làm tổn hại đến mạch máu khỏe mạnh, liệu pháp này còn được gọi là laser quang động.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra gồm đau đầu, khó chịu ở mắt, khó thở, buồn nôn, nhìn mờ, dị ứng… Do Verteporfin dễ bị kích hoạt bởi ánh sáng nên sau khi tiêm thuốc, người bệnh cần ở trong nhà, tránh để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mạnh.
Thoái hóa điểm vàng rất nguy hiểm, nhưng tin chắc rằng, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng những loại thuốc trị thoái hóa điểm vàng phù hợp, người bệnh hoàn toàn có thể gìn giữ tốt thị lực. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên hệ qua Zalo: 0972.032.029 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Dược sỹ Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: brightfocus.org
Tin liên quan
Viết bình luận