Nước mắt không chỉ có tác dụng bôi trơn, giữ ẩm cho mắt mà còn giúp rửa trôi bụi bẩn, ngăn cản mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào mắt. Do đó, khi thiếu đi lớp nước mắt bảo vệ sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu kèm biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng khô mắt là gì? Làm thế nào để loại bỏ nhanh chóng, tránh tái phát? Tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Mục lục
Khô mắt là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở nhân viên văn phòng, người thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại. Bạn có thể dễ nhận biết được thông qua một số triệu chứng như:
– Mắt khô, xót rát, cay nóng, châm chích…
– Cộm xốn, ngứa, khó chịu giống như có hạt cát, bụi hoặc vật lạ ở trong mắt.
– Đỏ mắt do mắt không đủ ẩm nên bị kích ứng khi tiếp xúc với gió, khói, bụi…
– Đổ nhiều ghèn (gỉ mắt) màu trắng ở hai bên khóe mắt sau khi ngủ dậy.
– Chảy nước mắt sống do mắt bị khô làm kích thích tuyến lệ bài tiết với mong muốn bù đắp đủ lượng nước mắt thiếu hụt.
– Nhìn mờ nhòe, giảm thị lực, xảy ra khi giác mạc bị tổn thương do khô mắt kéo dài.
– Mỏi mắt, cảm giác mí mắt nặng trĩu như sắp sụp xuống.
– Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, khi ra nắng bị chói, lóa mắt.
Những trường hợp bị khô mắt nặng hoặc tái đi tái lại trong thời gian dài khiến bề mặt mắt mất đi hàng rào bảo vệ, dễ bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi rút tấn công gây viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm bờ mi…, nghiêm trọng hơn là loét giác mạc để lại sẹo khiến thị lực tổn hại nặng không thể hồi phục.
Khô rát, cộm xốn là triệu chứng khô mắt thường gặp
Khô mắt nếu không điều trị đúng cách rất dễ tái phát và để lại biến chứng nặng. Thực tế, khi bị khô mắt, không ít người thường chỉ nhỏ nước mắt nhân tạo, thấy mắt đỡ khó chịu thì chủ quan không chữa trị tiếp. Đúng là dùng những loại này giúp làm dịu mắt tức thì, nhưng chỉ giảm được triệu chứng khô mắt tạm thời khiến bệnh dễ tái phát, dùng lâu còn giảm tác dụng và có nguy cơ gây phụ thuộc hoặc gây một số tác dụng phụ.
Do đó, để điều trị khô mắt hiệu quả nên kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học và bổ sung dinh dưỡng cho mắt từ bên trong để tuyến lệ hoạt động tốt hơn. Cụ thể là:
Khi bị khô mắt, bạn nên tăng cường các thực phẩm như cá béo (cà ngừ, cá hồi, cá thu…), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt lanh…), rau có màu xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, ớt chuông, cà rốt…) và uống đủ tối thiểu 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như đồ uống chứa cồn (bia, rượu), đồ uống chứa caffein. Đặc biệt là không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc vì có thể làm triệu chứng khô mắt nặng hơn.
Chế độ ăn rất quan trọng, tuy nhiên hàm lượng dưỡng chất trong thực phẩm thường thấp và dễ bị mất đi khi đun nấu nên chỉ dựa vào thực phẩm thì cải thiện sẽ chậm. Do đó, rất cần thiết phải bổ sung thêm thông qua các sản phẩm hỗ trợ cho mắt. Đặc biệt là các dưỡng chất sau:
– Alpha Lipoic Acid (ALA): Nghiên cứu tại Brazil (2014) chứng minh, stress oxy hóa là nguyên nhân chính làm gián đoạn sản xuất nước mắt và bổ sung ALA giúp dọn dẹp các gốc tự do – rác thải của quá trình stress oxy hóa, phục hồi chức năng tuyến lệ, tăng số lượng, chất lượng nước mắt, cải thiện khô mắt nhanh chóng. Đặc biệt ALA có thể tan trong cả hai môi trường nước và dầu nên thấm vào mắt tốt hơn hẳn các dưỡng chất khác.
– Astaxanthin chiết xuất từ Vi tảo lục: Theo nghiên cứu tại Chelmsford (Hoa Kỳ), Astaxanthin có khả năng chống stress oxy hóa, đặc biệt là chống lại các tia bức xạ có hại từ màn hình điện tử mạnh gấp 100 lần vitamin E, 65 lần vitamin C, 54 lần beta-caroten, 10 lần Lutein & Zeaxanthin, nhờ đó, giúp phòng ngừa và cải thiện khô mắt hiệu quả, nhất là ở người thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử.
– Thảo dược Câu kỷ tử: Theo nghiên cứu tại Đại học Tajen (Đài Loan), Câu kỷ tử có khả năng làm giảm các triệu chứng khô mắt, rát mắt, sưng đỏ, đau nhức, cộm xốn… chỉ sau 1 – 3 tuần nhờ tác dụng tăng lượng nước mắt, làm bền màng nước mắt, ngăn nước mắt bốc hơi, đồng thời, làm lành các tế bào giác mạc, kết mạc trên bề mặt mắt bị tổn thương do khô mắt kéo dài.
– Paltmatin trong thảo dược Hoàng đằng: Được ví là kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm mắt, sưng đỏ mắt, phòng ngừa biến chứng viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc… khi mắt bị khô cũng như bảo vệ mắt khỏi các tác nhân từ môi trường ô nhiễm.
– Kẽm: Tham gia vận chuyển vitamin A vào võng mạc, giảm nguy cơ bị khô mắt do thiếu vitamin A, đồng thời, thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất tại mắt, giúp mắt hoạt động tốt hơn.
Bổ sung đủ dưỡng chất là giải pháp loại bỏ triệu chứng khô mắt hiệu quả
Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm bổ mắt chứa những dưỡng chất trên để cải thiện các triệu chứng khô mắt như cay rát, cộm xốn, ngứa, sưng đỏ, chảy nước mắt…, chống tái phát lại và tăng cường thị lực tốt hơn.
Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ cho người bị khô mắt chứa Alpha Lipoic Acid, Vi tảo lục và Câu kỷ tử
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gió, không khí khô nóng… sẽ làm bốc hơi nước mắt khiến mắt nhanh bị khô. Do đó, bạn nên đeo thêm một chiếc kính râm mỗi lần ra ngoài để bảo vệ mắt cũng như che chắn bụi bẩn cho mắt, và cần tránh để gió từ quạt điện, điều hòa, máy sấy… thổi trực tiếp vào mắt.
Mỗi lần chớp mắt, nước mắt sẽ được dàn đều trên bề mặt nhãn cầu, giúp mắt đỡ khô, cộm rát và rửa trôi bụi bẩn bám trên bề mặt mắt. Khi sử dụng máy tính, điện thoại, chúng ta thường ít chớp mắt hơn, do đó, cần chú ý chớp mắt liên tục để tránh mắt bị khô mỏi.
Không nên nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài, bạn có thể áp dụng quy tắc 20-20-20, tức là cứ sau 20 phút làm việc nên dành khoảng 20 giây cho mắt nghỉ ngơi và nhìn ra xa đến một vật ở cách mắt khoảng 6m (20 feet).
Buổi tối bạn dùng nước sạch, ấm để vệ sinh mắt, sau đó thấm khô bằng bông gạc. Nếu ban ngày đi đường nhiều bụi bặm có thể nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt hoặc nếu trang điểm mắt cần tẩy trang sạch sẽ bằng dung dịch nước tẩy trang chuyên dụng để tránh bị viêm bờ mi.
Mát xa giúp kích thích bài tiết nước mắt, thúc đẩy nước mắt lưu thông và thư giãn các cơ quanh mắt, nhờ đó cải thiện được các triệu chứng khô mắt, nhức mỏi mắt. Bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau:
– Chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi áp nhẹ lên mắt khoảng 30 giây rồi lặp lại.
– Lấy 1 chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước và đắp lên mắt, nhắm mắt thư giãn.
– Nhỏ 1 – 2 giọt dầu oliu hoặc dầu dừa đầu ngón tay, sau đó mát xe nhẹ nhàng xung quanh mắt.
Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến khô mắt, mỏi mắt, vì vậy, hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn ngủ đủ 7 – 8 tiếng, không thức khuya quá 11 giờ và không nên sử dụng các thiết bị điện tử trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon cũng như tránh ảnh hưởng đến mắt.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng khô mắt để phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy gọi điện hoặc liên hệ qua Zalo: 0972.032.029 để được tư vấn kịp thời.
Dược sỹ Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: nei.nih.gov
Tin liên quan
Viết bình luận