Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Bệnh Glocom: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
4.8/5 - (26 bình chọn)

Bệnh Glocom có nhiều dạng khác nhau, có tên gọi trong dân gian là thiên đầu thống hay cườm nước. Bệnh khiến cho áp suất của mắt bị tăng lên, ảnh hưởng xấu đến thị lực, thậm chí là mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Bệnh Glocom là gì?

Không quá khi nói rằng, Glocom là một “tên trộm vặt”, bởi vì nó sẽ đánh cắp dần thị lực của bạn mà không thể lấy lại. Giữa thủy tinh thể và giác mạc có một lớp chất lỏng gọi là thủy dịch. Các chất dịch này được luân chuyển thường xuyên ra khỏi mắt qua kênh thoát dịch nhỏ gọi là vùng bè. Khi thủy dịch bị dồn ứ lại, do hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn, sẽ dẫn đến tăng nhãn áp, gây ra bệnh Glocom.

Bệnh nhân tăng nhãn áp có thể bị mù nếu không được điều trị kịp thời

Bệnh nhân tăng nhãn áp có thể bị mù nếu không được điều trị kịp thời

Các dạng bệnh Glocom

Glocom có các dạng chính sau đây:

Glaucoma góc đóng (tăng nhãn áp cấp tính): diễn ra đột ngột, người bệnh thường có cảm giác đau đớn và giảm thị lực nhanh chóng. Nguyên nhân là do góc thoát thủy dịch bị đóng lại.

Glaucoma góc mở nguyên phát (tăng nhãn áp mạn tính): là dạng phổ biến nhất, tiến triển rất chậm, do kênh thoát nước bị tắc nghẽn.

Glaucoma góc mở thứ phát: là biến chứng sau khi bị khối u, đái tháo đường, đục thủy tinh thể hoặc do viêm màng bồ đào…

Hai dạng bệnh Glaucoma ít gặp hơn là Glaucoma không tăng áp nhãn cầu và Glaucoma sắc tố.

Glaucoma không tăng áp nhãn cầu: Áp suất mắt hoàn toàn bình thường nhưng những tổn thương thần kinh thị giác vẫn xảy ra. Các nhà khoa học cho rằng do mắt quá nhạy cảm hoặc các mạch máu nuôi thần kinh thị giác bị vữa xơ gây ra.

Glaucoma sắc tố: hạt sắc tố từ phía sau mống mắt được phân tán đều trong mắt. Nếu những hạt sắc tố này tích tụ, chặn lại các kênh thoát dịch.

Triệu chứng của bệnh Glocom

Đau mắt là triệu chứng thường gặp khi bị bệnh Glocom. Ngoài ra, những dấu hiệu và triệu chứng của hai dạng Glocom góc đóng và góc mở khá khác nhau.

Glocom góc đóng:

–  Đau mắt nặng, thường kèm theo buồn nôn, nôn.

–  Mờ mắt, mắt bị đỏ.

–  Nhìn vào nguồn sáng (bóng đèn tròn) thấy hào quang nhiều màu bao xung quanh.

–  Xuất hiện đột ngột, đột ngột gây giảm hoặc mất thị lực.

Glocom góc mở:

–  Khả năng nhìn tập trung vẫn rõ nhưng xung quanh tầm nhìn bị mờ dần đi. Bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt

–  Bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có cảm giác mình đang nhìn qua một đường hầm, ở giữa sáng nhưng xung quanh tối tăm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh lý glocom, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0243 775 9051 để được hỗ trợ.

Nguyên nhân gây bệnh Glocom

Nguyên nhân gây bệnh Glocom không rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau, bạn sẽ có khả năng tiến triển tăng nhãn áp cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường:

– Tuổi: Những người trên 60 tuổi có nguy cơ cao phát triển bệnh.

– Chủng tộc: Dân cư khu vực Đông Á bị bệnh Glocom nhiều hơn so với người da trắng.

– Mắc các bệnh về mắt như bong võng mạc, viêm nhiễm, khối u trong mắt…

– Biến chứng sau phẫu thuật mắt.

– Tác dụng phụ của một số thuốc khi sử dụng dài ngày như nhóm corticoids (prednisolon), kháng sinh…

Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ này, khám sàng lọc mắt định lỳ 3 – 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Điều trị bệnh Glocom

Glocom là căn bệnh gây ra bởi sự tắc nghẽn các chất lỏng trong mắt, do đó các phương pháp điều trị căn bệnh này tập trung vào việc cải thiện dòng chảy của thủy dịch. Những tổn thương do tăng nhãn áp gây ra là không thể phụ hồi, căn bệnh này cũng không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời và quản lý tốt, bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh Glocom bao gồm sử dụng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật

Thuốc nhỏ mắt

Trong đa số các trường hợp, người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc nhỏ mắt sau:

–  Thuốc có tác dụng tương tự Prostaglandin (Xalatan, Lumigan) giúp làm tăng lưu lượng chất lỏng bên trong mắt hạn chế tình trạng đỏ mắt, đau nhức mắt, sợ ánh sáng…

–  Thuốc chẹn beta giao cảm (Timoptic, Betoptic) và thuốc ức chế anhydrase carbonic (brinzolamide, dorzolamide) đều làm giảm quá trình sản xuất nước mắt.

–  Thuốc làm co đồng tử (pilocarpine và carbachol) giúp các chất lỏng thoát ra khỏi mắt, tuy nhiên hiện nay ít được dùng do đã có những loại thuốc khác hiệu quả cao hơn.

Cho dù nhỏ mắt, nhưng khi sử dụng những loại thuốc này chúng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ toàn thân như rối loạn tiêu hóa, người mệt mỏi, nôn, buồn nôn, rối loạn nhịp tim,… Do vậy, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng không mong muốn này.

Thuốc nhỏ mắt được quy định cho bệnh nhân bị Glocom

Thuốc nhỏ mắt được quy định cho bệnh nhân bị Glocom

Phẫu thuật

Khi thuốc nhỏ mắt không có hiệu quả, người bệnh có thể được dùng thuốc ức chế anhydrase carbonic bằng đường uống, nhưng thông thường họ sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật cũng được chia làm nhiều loại như phẫu thuật laser làm thông tắc kênh thoát dịch, phẫu thuật cắt bè củng giác mạc (trabeculectomy). Tuy nhiên, sau phẫu thuật đa phần người bệnh đều phải sử dụng kèm thuốc nhỏ mắt để kiểm soát áp suất tốt hơn.

Điều trị cơn Glocom cấp góc đóng

Đây là trường hợp cấp cứu khẩn cấp, người bệnh cần sử dụng thuốc giảm áp suất mắt ngay lập tức. Bên cạnh đó, họ sẽ được cân nhắc dùng tia laser nhằm đục một lỗ thủng nhỏ trong mống mắt để thoát dịch ra bên ngoài. Ngay cả khi người bệnh chỉ bị tăng nhãn áp cấp ở một mắt, mắt còn lại cũng sẽ được phẫu thuật laser để phòng ảnh hưởng.

Một số nghiên cứu lâm sàng thấy rằng, người bệnh tăng nhãn áp góc mở nếu sử dụng Alpha lipoic acid (ALA) 75-150 mg mỗi ngày trong 1-2 tháng có thể cải thiện chức năng thị giác, đồng thời hạ được cả chỉ số nhãn áp trong mắt. Nguồn ALA có trong các loại thịt đỏ, nấm nem bia, nội tang động vật, các loại rau xanh như cải xoong, cải bó xôi… Tuy nhiên, hàm lượng ALA trong thực phẩm có rất ít, do đó để an toàn, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung chúng dưới các sản phẩm bổ trợ cho mắt.

Xem thêm:

Alpha lipoc acid – Dưỡng chất ưu việt giúp chống lại glocom và các bệnh về mắt

Cải thiện hiệu quả bệnh glocom nhờ sản phẩm bổ mắt chứa Alphalipoic acid

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: http://www.medicalnewstoday.com/

Viết bình luận

  1. Thùy Như :

    mắt em dạo này hay bị nhức, và 1 ben mắt hay thấy quầng sáng đỏ, tư vấn giúp em

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thùy Như,
      Biểu hiện đau nhức, nhìn thấy quầng sáng đó mà bạn đang gặp phải có thể do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc mắt,… Tốt nhất bạn nên đi khám Mắt sớm để biết chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp kịp thời.
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

  2. Lê Quỳnh, :

    Chào bác sĩ. Dạo gần đây mk bị đau nửa đầu trái và khi đau thì mk thấy mắt trái cũng bị đau nhức rất khó chịu, thi thoảng thấy mắt bị lóa , mờ. Cho hỏi mk bị sao ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lê Quỳnh,
      Qua chia sẻ của bạn, bạn có khả năng đang gặp phải một số tình trạng như: đau nửa đầu, thiếu máu não, glocom… hoặc cũng có thể do làm việc quá sức, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Với mỗi tình trạng sẽ có độ nguy hiểm và phương pháp khắc phục khác nhau. Do vậy, hiện tại, nếu các biểu hiện đau nửa đầu, mờ mắt, lóa mắt xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, bạn nên đi khám sức khỏe sớm tại những bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp phù hợp.
      Sau khi đi khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Hưng, :

    mắt tôi đi khám chỉ còn 3/10 Bs tu vấn giúp tôi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hưng,
      Mắt nhìn nhìn mờ, thị lực suy giảm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: glocom, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/mat-bi-mo-suong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám thường xuyên tại chuyên khoa mắt uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả.
      Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý để chăm sóc mắt tốt hơn, cụ thể:
      – Không làm việc hay đọc sách trong môi trường thiếu ánh sáng
      – Không tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng đèn led từ điện thoại di động, màn hình máy tính, ti vi…
      – Mỗi ngày bạn nên tập nhìn xa không kính khoảng 5 – 10 phút để mắt điều tiết tốt hơn.
      – Tăng cường một số thực phẩm giàu vitamin A, C, E có trong các loại rau xanh hay củ quả sặc sỡ như cam, cà rốt, gấc… sẽ rất tốt cho thị lực.
      Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/10-thuc-pham-tot-cho-mat-luon-sang-khoe.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/12-bai-tap-cho-mat-luon-sang-khoe-bi-quyet-bao-ve-thi-luc-hieu-qua.html
      Nếu còn thắc mắc gì, bạn có thể gọi điện đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
      Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

  4. Thắng, :

    hien me toi nay 80 tuoi truoc day da mổ nhung ko sang theo bac sy bảo la do Cườm nước nen ko sang. nghe nói y hoc hiện nay dã xử lý đươc việc này.Vậy mẹ tôi nếu mổ tiếp có sáng duoc ko va liên hệ BV náo mong duoc su tu vấn của Bác sỹ chân thành cảm ơn và chuyển theo

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thắng,
      Cườm nước (hay glocom, thiên đầu thống) là chứng bệnh có thể làm giảm hoặc mất thị lực không thể phục hồi. Chính vì vậy, phát hiện sớm những triệu chứng và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ thị lực. Khi bị cườm nước, tùy theo từng mức độ sẽ có những biện pháp điều trị cho thích hợp, chẳng hạn như dùng thuốc hạ nhãn áp, điều trị bằng laser…. Mẹ của bạn đã từng mổ cườm nước những không hiệu quả, tốt hơn hết bạn nên sớm đưa mẹ tới các bệnh viện Mắt uy tín như Bệnh viện Mắt Hà Nội, bệnh viện Mắt Trung Ương, bệnh viện Mắt TP HCM,… để được tư vấn liệu pháp phù hợp hơn. Việc mẹ bạn có phẫu thuật lại, mắt có cải thiện được thị lực hay không và cải thiện ở mức độ nào, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về khả năng điều trị chứng bệnh này cũng như các phương pháp điều trị trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-glocom-co-chua-duoc-khong-lang-nghe-chuyen-gia-giai-dap.html
      Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, để tăng cường thị lực, mẹ bạn cũng nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý như sử dụng nhiều các thực phẩm chứa beta – carotene có trong các loại rau màu xanh đậm, các loại củ quả màu đỏ, cam hoặc các loại cá (nhất là cá biển…). Những thực phẩm này có chứa các loại vitamin và chất chống oxy hóa có lợi cho mắt.
      Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc mẹ bạn sức khỏe!

  5. Phú, :

    Toi da bi Mu. Mat trai do bi glucom nay mat phai chi con 3/10 ruoi thanh rat nhieu – xin duoc tu van.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Phú,
      Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thị lực mắt trái hiện nay của bạn như: glocom, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, bong rách võng mạc,… Do đó, bạn nên đến các bệnh viện Mắt uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các bệnh lý mình có thể gặp và cách xử trí trong bài viết trên và các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/duc-thuy-tinh-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/ban-da-hieu-gi-ve-duc-dich-kinh.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/bong-vong-mac-rat-de-dan-den-mu-loa-neu-de-lau-ngay.html
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
      Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

  6. Hồng Ngọc. :

    Bác sĩ ơi em đột nhiên bị mờ hai con mắt được 3 ngày r . em có nên dừng thuốc bổ này không ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hồng Ngọc,
      Như thông tin trong bài viết trên, tình trạng mắt mờ đột ngột có thể do một số bệnh lý về mắt, điển hình như: glocom (tăng nhãn áp), bong rách võng mạc, rối loạn điều tiết, cận thị… Hiện tại, bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
      Trước và sau khi thăm khám, bạn hoàn toàn nên sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang với liều 4 viên/ngày chia làm hai lần trong thời gian khoảng 3 tháng để hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm triệu chứng và ngăn tiến triển các bệnh về mắt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Minh Nhãn Khang link dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!