Có những lúc bạn thấy mắt mình bỗng nhiên xuất hiện những “con ruồi bay” lơ lửng trước tầm nhìn, mắt di chuyển đến đâu nó đi theo tới đó, dù bạn có cố gạt bỏ nhưng hoàn toàn vô tác dụng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên kèm theo hiện tượng chói mắt, có thể bạn đã gặp phải tình trạng đục dịch kính – một sự lão hóa tự nhiên theo tuổi tác, làm giảm thị lực ở người mắc phải.
Mục lục
Trong cấu tạo của mắt gồm 4 loại kính, đầu tiên là giác mạc, thủy dịch của tiền phòng, thủy tinh thể và cuối cùng là dịch kính, chiếm tới 2/3 dung dịch phía sau nội nhãn. Dịch kính được ví như một khối gel thạch trong suốt giúp ánh sáng có thể xuyên qua và truyền tín hiệu hình ảnh tới võng mạc.
Ngoài tuổi 40, khối dịch kính bên trong mắt trở nên lỏng lẻo, các sợi collagen trong thủy tinh thể có xu hướng lắng đọng hoặc tập trung kết tụ với nhau lại tạo thành từng đám, ngăn cản ánh sáng truyền qua và chúng đổ bóng trên bề mặt của võng mạc. Kết quả là bạn sẽ nhìn thấy các đốm đen di chuyển trước mắt, hay còn được gọi với thuật ngữ y khoa là đục dịch kính. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.
Đục dịch kính gây ra các vết đen trên võng mạc
Cũng giống như đục thủy tinh thể, đục dịch kính không gây đau đớn và không có dấu hiệu rõ ràng khi mới xuất hiện nên thường tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu bất thường trước mắt nếu nhìn lên bầu trời xanh hoặc bức tường trắng.
Trước tầm nhìn của bạn sẽ xuất hiện một hay nhiều vật thể ví như “ruồi bay” lơ lửng trước mắt với nhiều hình dạng khác nhau, đó có thể là một chấm tròn đứng đơn lẻ hoặc nối đuôi nhau thành từng dải dài, ngoài ra còn có dạng đường thẳng, đường cong, hình tròn dạng chữ C, đám mây màu đen hoặc xám. Khi mắt chuyển động, những vật thể này cũng sẽ di chuyển theo hướng nhìn đó.
Đục dịch kính là do sự lão hóa tự nhiên của mắt, bởi vậy không những nó không tự mất đi mà còn xuất hiện ngày một nhiều “con ruồi bay” làm ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp, các chấm đen có thể nhỏ lại, nhạt màu hoặc thay đổi vị trí xuất hiện. Điều này xảy ra do bộ não của chúng ta liên tục thích nghi với những thay đổi trong tầm nhìn và học cách bỏ qua dấu hiệu ban đầu của đục dịch kính khi chúng chưa gây phiền toái đến thị lực.
Thông thường đục dịch kính do lão hóa tự nhiên thì nó chỉ khiến bạn có cảm giác khó chịu, vướng víu khi nhìn mọi vật xung quanh, mà không gây nguy hiểm, không dẫn đến mù lòa hay mất thị lực vĩnh viễn. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể chấp nhận chung sống hòa bình với một chấm “ruồi bay” trước mắt. Tuy nhiên nếu gặp phải các dấu hiệu sau, bạn nên tới chuyên khoa mắt ngay:
– Xuất hiện ngày càng nhiều “ruồi bay” hơn bình thường
– Giảm thị lực nghiêm trọng
– Nhìn chói khi ra ngoài ánh sáng
– Nhìn thấy những vùng đen xung quanh hai bên hình ảnh nhận được (mất thị lực ngoại vi)
Ngoài ra, nếu kèm theo triệu chứng đau thì có thể là do xuất hiện một vết rách võng mạc hoặc bong võng mạc, một tình trạng đe dọa đến thị lực nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.
Đục dịch kính có thể được gây ra do những nguyên nhân sau:
– Tuổi tác: Đục dịch kính thường xảy ra như là một kết quả của quá trình lão hóa mắt liên quan đến tuổi.
– Viêm màng bồ đào: Là tình trạng viêm các lớp màng cứng phía sau của mắt do nhiễm trùng, nấm, virus, điều này cũng có thể gây ra đục dịch kính.
– Xuất huyết: Chấn thương vùng mắt hoặc tổn thương các mạch máu trong mắt có thể dẫn đến xuất huyết chảy máu và lan sang vùng thủy tinh thể, dịch kính.
– Rách võng mạc: Rách võng mạc xảy ra khi một lớp mô võng mạc ở mặt sau của mắt bị kéo ra khỏi vị trí của nó và gây rách. Nếu không được điều trị, rách võng mạc có thể dẫn đến bong võng mạc, cắt đứt nguồn dinh dưỡng, oxy từ các mạch máu tới võng mạc, điều này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
– Những người sau tuổi 40 trở đi
– Cận thị nặng có thể khiến đục dịch kính xuất hiện sớm ngay từ khi còn trẻ
– Chấn thương mắt
– Biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể
– Bệnh thoái hóa võng mạc do đái tháo đường
– Viêm mắt
Thông thường, đục dịch kính nhẹ không cần phải điều trị và hiện cũng chưa có loại thuốc nào có thể làm biến mất đục dịch kính. Còn trong trường hợp đục dịch kính do bệnh lý khác khiến bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến tầm nhìn thì bạn cần được điều trị thông qua những biện pháp thích hợp.
Đục dịch kính sau phẫu thuật thay thủy tinh thể: sử dụng tia laser để phá vỡ các mảnh đục. Bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng tia laser để chiếu trực tiếp vào các hạt vẩn đục, phá vỡ và làm cho nó nhỏ đến mức không còn nhìn thấy được. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh, một số người sẽ nhận được những cải thiện đáng kể về tầm nhìn. Rủi ro của phương pháp điều trị đục dịch kính bằng laser là làm ảnh hưởng đến giác mạc nếu chiếu laser không chính xác, các đám đen có thể kết tụ trở lại khiến việc điều trị phải thực hiện thường xuyên, gây tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí điều trị
Xuất huyết dịch kính không tan sau hơn 1 tháng thì sử dụng phẫu thuật để loại bỏ khối dịch kính (phẫu thuật Vitrectomy): Là phương pháp nhằm loại bỏ đục dịch kính và thay thế bằng một loại chất lỏng chuyên biệt để giúp duy trì hình dạng nguyên vẹn của mắt. Hạn chế của phương pháp này là không thể loại bỏ được tất cả các vẩn đục và những hạt mới có thể xuất hiện trở lại sau phẫu thuật, một số rủi ro khác như chảy máu, chảy nước mắt võng mạc.
Ruồi bay trước mắt có thể làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn và gây không ít phiền toái trong sinh hoạt thường ngày, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa chúng ngay từ khi còn trẻ. Một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, kết hợp với bổ sung các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Hoàng Đằng, Quercetin, Alpha lipoic acid sẽ giúp bảo vệ đôi mắt khỏi những tác nhân oxy hóa có hại, ngăn ngừa quá trình lão hóa gây đục dịch kính và các bệnh về mắt do tuổi tác.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: http://www.drugs.com/
Tin liên quan
Viết bình luận