40% các trường hợp có biểu hiện nhìn mờ, giảm thị lực là do tật khúc xạ gây ra nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tật khúc xạ là gì. Nếu bạn hoặc người thân được kết luận mắc phải 1 trong 4 tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị, hãy đọc ngay những thông tin sau đây để biết cách bảo vệ thị lực.
Mục lục
Chúng ta nhìn rõ sự vật là nhờ ánh sáng hội tụ và tập trung chính xác lên võng mạc mắt, biến đổi thành tín hiệu truyền qua các dây thần kinh thị giác lên não bộ xử lý.
Khi cấu trúc mắt bị thay đổi, ánh sáng không thể tập trung đúng lên võng mạc sẽ khiến mắt nhìn không rõ các sự vật xung quanh, lúc này người bệnh được kết luận đã mắc tật khúc xạ.
Hiện nay, tật khúc xạ được chia thành 4 dạng: cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị. Trong đó, cận thị là phổ biến nhất, đặc biệt là ở đối tượng học sinh, sinh viên.
STT |
Tật khúc xạ |
Biểu hiện đặc trưng |
Nguyên nhân |
1 |
Cận thị |
Nhìn xa mờ, nhìn gần rõ |
Giác mạc cong quá mức, thủy tinh thể bị phồng, trục nhãn cầu dài hơn 24mm khiến ánh sáng tập trung ở trước võng mạc. |
2 |
Viễn thị |
Nhìn gần mờ, nhìn xa rõ |
Giác mạc phẳng quá mức, thủy tinh thể bị dẹt, trục nhãn cầu ngắn hơn 22mm khiến ánh sáng tập trung sau võng mạc khiến ánh sáng tập trung ở sau võng mạc. |
3 |
Loạn thị |
Nhìn xa, gần đều mờ, méo, nhòe |
Độ cong của giác mạc, thủy tinh thể không đồng đều, chỗ cong quá, chỗ dẹt quá sẽ khiến ánh sáng tập trung ở nhiều điểm, cả trước, trên hay sau võng mạc. |
4 |
Lão thị |
Nhìn gần mờ, hay bị mỏi và nhức mắt khi nhìn xa |
Thủy tinh thể bị thoái hóa trở lên cứng hơn, giảm điều tiết khiến ánh sáng khó tập trung lên võng mạc. |
Nhìn mờ là triệu chứng đặc trưng nhất, ngoài ra khi mắc các tật khúc xạ, người bệnh còn có thể nhận thấy các biểu hiện sau.
– Mỏi mắt, nặng mắt, nhức cộm mắt.
– Cay mắt, hay nheo mắt.
– Tăng nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chảy nước mắt dù ánh sáng không mạnh.
– Nhức đầu.
– Nhìn một vật nhòe thành 2, 3 hoặc nhiều vật.
Nhìn mờ như có lớp sương là biểu hiện của tật khúc xạ ở mắt
Gây giảm thị lực khiến học tập, làm việc, sinh hoạt, di chuyển gặp nhiều khó khăn là tác hại dễ nhận thấy của tật khúc xạ. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, nếu mắc tật khúc xạ lâu năm, người bệnh còn có nguy cơ cao mắc thêm các bệnh mắt nguy hiểm, hoàn toàn có thể gây mất thị lực hoàn toàn. Cụ thể, theo nghiên cứu, tật khúc xạ làm tăng gấp 4 – 10 lần nguy cơ bong rách võng mạc, đục dịch kính, thoái hóa điểm vàng; làm tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc đục thủy tinh thể; làm tăng gấp 3 – 8 lần nguy cơ mắc glocom.
Do vậy, khi mắc tật khúc xạ, người bệnh không nên chủ quan, thay vào đó cần đi khám mắt thường xuyên, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời có lối sống khoa học để kiểm soát bệnh tốt ngay từ đầu.
Nhóm người có lối sống thiếu khoa học như liệt kê dưới đây có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn hẳn nhóm người còn lại.
– Nhìn sát màn hình máy tính, điện thoại, tivi, sách vở, bảng viết, báo giấy…
– Học tập, làm việc trong môi trường không đủ sáng, ánh sáng chập chờn.
– Thức đêm, thiếu ngủ thường xuyên.
– Ăn ít rau quả, nhiều bánh kẹo, dầu mỡ.
– Hút thuốc, uống rượu bia.
– Tuổi cao.
– Bố mẹ, anh chị em mắc tật khúc xạ.
– Mắt từng bị chấn thường hay đã phẫu thuật.
Đeo kính chữa tật khúc xạ mắt
Đây là chỉ định đầu tiên khi mắc các tật khúc xạ. Các loại kính được thiết kế đặc biệt có khả năng giúp ánh sáng tập trung đúng lên võng mạc mắt, được chia thành 3 loại chính, phù hợp với từng tật khúc xạ như sau:
– Kính phân kỳ: dùng khi mắc cận thị, lão thị.
– Kính hội tụ: dùng khi mắc viễn thị.
– Kính kết hợp cả hội tụ và phân kỳ: dùng khi mắc loạn thị.
Ngoài kính gọng cổ điển, hiện nay, để tiện lợi hơn cho công việc hoặc đảm bảo tính thẩm mỹ, người bệnh có thể lựa chọn kính áp tròng, kính chỉnh hình giác mạc để thay thế.
Đeo kính là cách chữa tật khúc xạ mắt đơn giản nhất
Phẫu thuật chữa tật khúc xạ mắt
Khi người bệnh đã qua tuổi trưởng thành, mức độ bệnh đã ổn định, không tăng độ trong nhiều năm, sức khỏe tốt thì có thể tiến hành phẫu thuật. Hiện nay có một số loại phẫu thuật đã được áp dụng để chữa tật khúc xạ là Lasik, Phakic, Femtosecond lasik, Relex smile… Mục đích của các phẫu thuật này là làm thay đổi hình dạng của giác mạc để giúp ánh sáng tập trung đúng lên võng mạc.
Ngoài ra nếu tật khúc xạ xảy ra do thủy tinh thể bị đục hay lão hóa quá mức, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể bằng một thấu kính nhân tạo có chức năng tương tự để khôi phục tầm nhìn.
Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, Alpha lipoic acid, Kẽm có khả năng giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa tăng độ, đồng thời phòng tránh các biến chứng đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính do tật khúc xạ hiệu quả. Do vậy, người bệnh nên chú ý tăng lượng thực phẩm giàu các chất này trong các bữa ăn như: rau cải xoong, súp lơ xanh, cải bắp, bí xanh, bí ngô, đu đủ, ngô, cam, cà rốt, ớt chuông, dâu, bưởi, lựu, khoai lang, hồng, dưa hấu, chuối…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện các hướng dẫn sau để chăm sóc mắt tốt hơn:
– Tránh xa thuốc lá, rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác.
– Giữ mắt cách máy tính, điện thoại, sách vở, bảng viết tối thiểu 30 cm.
– Đảm bảo sinh sống và làm việc trong môi trường đủ sáng.
– Ngủ đủ giấc, không thức quá 11 giờ đêm.
– Tập các bài luyện mắt hàng ngày.
Tính đến nay, ở nước ta đã có hơn 36 triệu người mắc tật khúc xạ, nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu khoa học. Do vậy, để không phải sống chung với thị lực kém, ngay từ bây giờ, bạn hãy lên kế hoạch chăm sóc, bảo vệ mắt phù hợp cho cả gia đình.
Nếu cần thêm thông tin gì về tật khúc xạ cũng như các bệnh nhãn khoa khác, hãy gọi ngay đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
Xem thêm:
Các bài tập cho mắt luôn sáng khỏe
10 thức ăn bổ mắt tốt nhất giúp tăng cường thị lực toàn diện
Ds. Diệp Chi
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://nei.nih.gov/health/errors/errors
Tin liên quan
Viết bình luận