Thoái hóa điểm vàng (Age-related macular degeneration, AMD) là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực. Vì không gây đau đớn nên rất nhiều người không biết mình mắc căn bệnh này cho tới khi tầm nhìn bị giảm sút nghiêm trọng.
Mục lục
Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) là một bệnh thường gặp ở mắt, làm giảm thị lực trung tâm (khu vực giữa của hình ảnh nhìn thấy).
Sự hư hại của các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở điểm vàng (hoàng điểm – khu vực nhỏ nằm ở trung tâm võng mạc) do tuổi cao là nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa điểm vàng.
Hình ảnh từ mắt thường và mắt bị thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng gồm có hai thể chính, trong đó thể ướt nghiêm trọng hơn loại thể khô.
Đây là dạng phổ biến nhất của của bệnh thoái hóa điểm vàng, chiếm khoảng 85 – 90% tổng số ca mắc bệnh. Thoái hóa điểm vàng thể khô xảy ra khi có sự lắng đọng drusen (mảng bám màu vàng) ở dưới hoàng điểm gây tổn thương võng mạc và làm giảm thị lực.
Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các trường hợp thoái hóa điểm vàng nhưng thể ướt lại nguy hiểm hơn, tầm nhìn có thể bị xấu đi chỉ trong vài ngày.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt xảy ra khi có sự phát triển của các mạch máu bất thường ở dưới hoàng điểm và gây tổn thương các tế bào.
Mờ thị lực trung tâm là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hóa điểm vàng. Cụ thể, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:
– Nhìn mờ, giảm khả năng nhìn chi tiết, việc đọc và lái xe trở nên khó khăn hơn. Đeo kính không cải thiện được thị lực
– Mắt bị mất khả năng nhận diện khuôn mặt, đồ vật xung quanh
– Giảm thị lực trung tâm, tức là những vị trí ở trung tâm của hình ảnh sẽ bị méo mó, mờ nhòe, biến dạng. Đường thẳng phía trước mắt trở thành đường cong, lượn sóng…
– Các triệu chứng bắt đầu ở một bên mắt nhưng cuối cùng cả hai mắt đều bị ảnh hưởng
Rất nhiều người vì chủ quan mà đã mất thị lực vĩnh viễn do phát hiện thoái hóa điểm vàng muộn. Do vậy, ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như nhìn mờ, nhìn méo, nhòe… hãy nhấc máy gọi ngay đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn giải pháp trị kịp thời.
Xem thêm: Tổng hợp các triệu chứng thoái hóa điểm vàng dễ nhận biết nhất
Thoái hóa điểm vàng thể khô phát triển chậm. Ban đầu, bệnh thường ảnh hưởng tới một bên mắt và bên còn lại (vẫn còn khỏe mạnh) sẽ bù đắp lại sự suy giảm thị lực đó nên rất khó nhận biết. Vì thế, chúng ta thường chỉ phát hiện mắc thoái hóa điểm vàng khi bệnh đã nặng (sau 5 – 10 năm kể từ khi phát bệnh). Các triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô là:
– Cần nhiều ánh sáng hơn để đọc
– Nhìn mờ, đặc biệt là khi tập trung đọc chữ
– Nhìn thấy màu sắc nhợt nhạt
– Khó nhận diện khuôn mặt
Hầu hết các trường hợp thoái hóa điểm vàng thể ướt là phát triển từ thoái hóa điểm vàng thể khô.
Điểm mù xuất hiện và lớn dần trong bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt
Nếu đã bị mờ ở thị lực trung tâm, thoái hóa điểm vàng thể ướt sẽ làm cho tình trạng này xấu đi đột ngột. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác, bao gồm:
– Các hình ảnh nhìn được bị biến dạng, chẳng hạn như đường thẳng bị gợn sóng hoặc uốn cong.
– Xuất hiện điểm mù ở giữa tầm nhìn, điểm mù càng ngày càng lớn.
– Gặp ảo giác (nhìn thấy con người hoặc một vật không có thực)
Nếu có các triệu chứng kể trên, bạn nên đi khám mắt ngay để phát hiện bệnh thoái hóa điểm vàng nếu có. Điều trị sớm giúp bảo vệ thị lực và ngăn chặn các biến chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng.
Hiện nay, thoái hóa điểm vàng vẫn là một căn bệnh mạn tính chưa thể điều trị khỏi dứt điểm. Đối với thoái hóa điểm vàng thể khô, việc điều trị nhằm mục đích tận dụng tối đa thị lực còn khỏe mạnh, chẳng hạn như dùng kính lúp giúp người bệnh đọc sách dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều rau xanh có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể được điều trị bằng thuốc ức chế tăng sinh tân mạch (anti-VEGF). Bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới bất thường trong võng mạc, các tế bào hoàng điểm sẽ được bảo vệ và ngăn chặn mất thị lực. Trong một số trường hợp, phẫu thuật laser được sử dụng để phá hủy các mạch máu bất thường.
Xem thêm: 5 cách điều trị thoái hóa điểm vàng tiên tiến nhất hiện nay
Theo nghiên cứu, những người thường xuyên ăn các loại rau xanh và trái cây tươi chứa Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng thấp hơn nhiều so với những người không ăn hoặc ăn ít. Chính bởi vậy, việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học hoặc bổ sung các dưỡng chất Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin qua viên uống bổ mắt là chìa khóa để phòng và ngăn chặn tiến triển bệnh thoái hóa điểm vàng hiệu quả.
Xem thêm:
Hoạt chất tự nhiên giúp ngăn bệnh thoái hóa điểm vàng hiệu quả
Thoái hóa điểm vàng nên ăn gì? Giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng
Ngoài ra, để đạt kết quả tốt hơn, các chuyên gia nhãn khoa cũng khuyên bạn:
– Bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc
– Hạn chế đồ uống có cồn
– Tập thể dục để giảm cân hoặc duy trì trọng lượng khỏe mạnh
– Đeo kính hấp thụ UV khi ra ngoài đường trong thời gian dài để bảo vệ mắt.
Bệnh thoái hóa điểm vàng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị.
Ds. Trần Huyền
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tham khảo:
http://www.nhs.uk/Conditions/Macular-degeneration/Pages/Symptoms.aspx
http://www.nhs.uk/Conditions/Macular-degeneration/Pages/Introduction.aspx
http://www.healthline.com/health/macular-degeneration#Causes4
Tin liên quan
Nguyên Ngọc Vinh 12:32:01 : 15/10/2018
Tôi có những triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng. Xin bs tư vấn cách điều trị tại nhà.Xin cảm ơn bs
trungmyjsc.com.vn 14:38:45 : 16/10/2018
Chào bạn Nguyên Ngọc Vinh,
Không biết hiện nay bạn có những biểu hiện như thế nào? Bạn đã đi khám đâu chưa? Nếu chưa, bạn nên sớm đi khám tại các bệnh viện Mắt uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa điểm vàng, tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện thị lực và ngăn chặn nguy cơ mù lòa vĩnh viễn bằng cách tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Bạn nên:
– Tăng cường thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt cho mắt, đặc biệt là các loại rau xanh đậm, các loại củ quả màu cam, đỏ, vàng như: Cà rốt, gấc, đu đủ, cam, rau cải xoong,…
– Dành thời gian để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.
– Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc tránh thức quá khuya.
– Hạn chế xem ti vi, dùng máy tính, điện thoại.
– Đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi trời nắng, để tránh tác hại từ ánh nắng mặt trời tới mắt.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang để hỗ trợ cải thiện thị lực. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tới số (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ!
Chúc bạn sức khỏe!