“Thủy tinh thể là gì? Bệnh đục thủy tinh thể có gây mù không?” là 2 câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều, đặc biệt là từ những người lớn tuổi. Nếu bạn cũng đang tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này, hãy đọc ngay lời tư vấn từ chuyên gia nhãn khoa sau đây.
Mục lục
Thủy tinh thể là một bộ phận của mắt, đảm nhận nhiệm vụ hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Nhờ có thủy tinh thể, mắt chúng ta nhìn được mọi vật một cách rõ ràng dù ở bất kỳ khoảng cách nào. Thủy tinh thể có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp với chức năng của mình, đó là:
– Vị trí: nằm ngay sau đồng tử mắt.
– Hình dạng, kích thước: hình khối bầu dục dày khoảng 4mm, dài khoảng 10mm.
– Cấu tạo: thành phần chính là protein, nước sắp xếp cố định theo một trật tự, đảm bảo độ trong suốt. Bên ngoài cùng của thủy tinh thể là 2 lớp màng bao trước, sau có tính chất bán thấm.
Thủy tinh thể là thấu kính trong suốt hội tụ ánh sáng lên võng mạc mắt
Khi các protein thay đổi trật tự gây đục thủy tinh thể, chúng ta sẽ không thể nhìn rõ ràng mọi vật nữa, thay vào đó là mờ ảo như có lớp sương che phủ phía trước. Ngoài ra, chúng ta còn có thể gặp phải các biểu hiện sau:
– Thấy rất chói và lóa mắt khi nhìn ánh sáng dù cường độ không quá mạnh.
– Xuất hiện những đốm, chấm, vật thể lạ màu nâu, xám, đen bay qua lại trước mắt, chắn tầm nhìn.
– Nhìn thấy quầng hào quang tỏa rộng quanh nguồn sáng.
– Nhìn đôi, nhìn ba.
– Thấy màu sắc ngả sang vàng tối.
Nếu không điều trị kịp thời, đục thủy tinh thể sẽ tiến triển ngày một nặng hơn và hoàn toàn có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Theo ước tính, đến năm 2020, trên thế giới sẽ có khoảng 40 triệu người mù do đục thủy tinh thể. Ở nước ta, 70% người mù cũng là do mắc căn bệnh này.
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay
Để không phải chịu cảnh thị lực kém hay thậm chí mù lòa, ngay từ khi phát hiện các triệu chứng đục thủy tinh thể, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Liên hệ đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hướng dẫn cách chăm sóc giúp cải thiện bệnh tối ưu.
Hiện nay chưa có thuốc trị đục thủy tinh thể đặc hiệu, khi thị lực giảm sâu, người bệnh gần như đã mù thì có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.
Với những trường hợp bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, trung bình, thị lực còn từ 3/10 trở lên thì không cần quá lo lắng, bởi nếu áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường thị lực, giảm nhìn mờ nhòe, chói sáng, chấm đen; đồng thời tránh được nguy cơ mù lòa hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết, bạn có thể tham khảo để thực hiện sớm.
– Bổ sung chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Quercetin, Vitamin E, A, C. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các viên uống bổ mắt hoặc các thực phẩm như: rau củ sậm màu (cà rốt, ớt chuông, bí đỏ, nho, dâu tây, dưa hấu, cam, xoài, cải xoong, súp lơ xanh, đậu hà lan,…), cá biển (cá ngừ, cá thu, cá hồi,…), trứng, sữa chua, các loại hạt (vừng, điều, hạnh nhân, bí…).
– Chế độ ăn cân bằng, hạn chế đồ ngọt, chất béo, chất bảo quản, muối,… để giữ cân nặng, huyết áp, đường huyết luôn ổn định ở mức bình thường.
– Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa nơi có khói thuốc.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia hoặc các loại đồ uống chứa cồn.
– Thực hiện các bài tập cho mắt thường xuyên để giúp thủy tinh thể hoạt động tốt và deo dai hơn.
– Đeo kính râm, kính bảo hộ khi tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng mạnh.
– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya quá 23h.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Bệnh lý nào cũng vậy, nếu hiểu rõ về nó thì sẽ phòng và trị hiệu quả hơn. Qua nội dung trên, chắc hẳn bạn đã biết thủy tinh thể là gì và tác hại mà đục thủy tinh thể gây ra. Hy vọng bạn và gia đình sẽ có hướng chăm sóc mắt sớm để ngăn ngừa căn bệnh này, từ đó bảo vệ được thị lực.
Xem thêm:
Tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh đục thủy tinh thể
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ làm giảm triệu chứng đục thủy tinh thể
Các bài tập cho mắt giúp tăng cường thị lực đơn giản, hiệu quả
Ds. Diệp Chi
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận