Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mỏi mắt mờ mắt là bệnh gì? Giải pháp loại bỏ khó chịu nhanh chóng

Ngày đăng: 27 Tháng Mười Một, 2019
5/5 - (5 bình chọn)

Hầu hết mọi người đều cảm thấy mỏi mắt mờ mắt sau thời gian dài làm việc với máy tính, lái xe, đọc sách, thức khuya… Tình trạng này sẽ mau chóng biến mất sau một giấc ngủ ngon, tuy nhiên nếu nó kéo dài không dứt thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh mắt nguy hiểm, cần trị sớm để bảo vệ thị lực. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Hiểu đúng về mỏi mắt mờ mắt

Mỏi mắt mờ mắt thực chất là cụm từ chỉ chung của một số biểu hiện khó chịu, cảnh báo mắt đang bị suy yếu, tổn thương, cần được chăm sóc kịp thời như:

– Khô cộm, nhức mắt

– Hoa mắt, khó nhìn tập trung

– Thấy mọi vật đều mờ như có màng che

– Chói mắt, nhức đầu

– Nhìn một thành hai, ba

– Đau đỏ, ngứa xốn, nặng trĩu mắt

– Chảy nước mắt

Các bệnh nhãn khoa phổ biến gây mỏi mắt mờ mắt

Rối loạn điều tiết

Đây là tình trạng xảy ra khi đôi mắt phải làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi do thức khuya, ngủ không đủ giấc, đọc sách báo, xem ti vi, làm việc với máy tính liên tục… Lúc này, khả năng điều tiết của cơ thể mi, thủy tinh thể trong mắt sẽ giảm sút, gây nhìn mờ và nhức mỏi mắt.

Tật khúc xạ

Mắc cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị sẽ khiến chúng ta thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ hơn. Khi nheo mắt, các cơ mắt phải hoạt động nhiều hơn, điều này sẽ gây cảm giác mỏi mắt mờ mắt, nhức mắt khó chịu.

Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể có vai trò là thấu kính hội tụ của mắt, khi bị đục sẽ ngăn cản đường truyền của ánh sáng, gây tình trạng mắt nhìn mờ như có lớp màng che phủ. Song song với đó, khi bị đục, thủy tinh thể cũng sẽ bị kém co giãn, điều tiết nên dễ gây nhức mỏi, nặng mắt dù chỉ sau thời gian ngắn làm việc.

Khô mắt

Nước mắt giảm sút do khô mắt sẽ khiến mắt không được bảo vệ trước gió bụi, vi khuẩn, tia tử ngoại… nên dễ bị tổn thương, gây mỏi mắt mờ mắt. Ngoài ra, người bệnh khô mắt cũng có thể cảm thấy mắt bị nhức rát, cộm đỏ, lâu dần có thể gây viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực nghiêm trọng.

Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến gây mỏi mắt khô mắt

Tăng nhãn áp

Nhãn áp tăng cao sẽ khiến tất cả các bộ phận trong mắt bị chèn ép, đè nén, gây cảm giác mỏi mắt mờ mắt kèm theo sưng đau, đỏ nhức mắt, chói sáng, thậm chí mất thị lực chỉ trong thời gian ngắn.

Nếu mỏi mắt mờ mắt đang gây bao phiền toái cho cuộc sống của bạn, hãy gọi điện ngay đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn giải pháp tối ưu giúp mắt nhanh sáng khỏe trở lại.

Mỏi mắt mờ mắt làm sao để loại bỏ?

Tùy thuộc từng nguyên nhân gây mỏi mắt mờ mắt sẽ có phương pháp trị phù hợp. Do vậy, khi biểu hiện này kéo dài, bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp kịp thời. Song song với đó, bạn hãy áp dụng ngay những mẹo nhỏ dưới đây để giúp loại bỏ mỏi mắt mờ mắt nhanh chóng và bền vững hơn:

– Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức hay thức khuya, thức qua đêm nhiều

– Chuẩn bị sẵn nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0.9% vô khuẩn) để nhỏ khi thấy mắt khô nhức.

– Tạo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp trong môi trường sống và làm việc.

– Đeo kính có khả năng chống tia UV khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ánh sáng màn hình thiết bị điện tử, ánh sáng lò hàn điện, lò nung…

Đeo kính là biện pháp đơn giản giúp giảm nguy cơ mỏi mắt mờ mắt

– Không nhìn máy tính, điện thoại, sách báo ở cự li quá gần mắt, tốt nhất nên cách khoảng 50 – 60 cm.

– Sử dụng ánh sáng vàng khi cần tập trung làm việc, tránh ánh sáng chập chờn để mắt không phải điều tiết nhiều.

– Chú ý chớp mắt thường xuyên, sau mỗi 30 phút làm việc nên để mắt nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 phút.

– Uống đủ nước, khoảng 1.5 – 2 lít/ ngày.

– Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng hoặc kết hợp sử dụng viên uống bổ mắt phù hợp để cung cấp đủ cho mắt những dưỡng chất thiết yếu như Alpha lipoic acid, Kẽm, Quercetin, vitamin B2… giúp làm tăng sự dẻo dai và sức đề kháng của mắt, giúp mắt luôn sáng khỏe, giảm thiểu nguy cơ mỏi mắt mờ mắt.

Mỏi mắt mờ mắt là cảm giác khó chịu không ai muốn đối mặt, không những vậy, đây còn là tiền đề dẫn đến các bệnh nhãn khoa làm giảm thị lực nghiêm trọng hơn. Bởi thế, khi thấy biểu hiện này, bạn không nên chủ quan, thay vào đó nên đi khám và áp dụng các phương pháp chăm sóc mắt sớm.

Xem thêm:

12 bài tập cho mắt sáng khỏe, loại bỏ nhanh mỏi mắt mờ mắt

Top 10 thực phẩm giúp tăng cường thị lực tốt nhất

 

DS:Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Viết bình luận