Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Glaucoma là gì? Dấu hiệu đặc trưng và giải pháp trị tối ưu

Ngày đăng: 1 Tháng Mười Một, 2018
5/5 - (7 bình chọn)

Bạn thấy mắt mờ đột ngột và đau nhức mấy ngày nay nhưng đi khám thì được chỉ định mổ gấp do mắc glaucoma. Bạn lo lắng không biết glaucoma là gì? Glaucoma có phải rất nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị ra sao? Tất cả những thông tin bạn cần đều sẽ có trong bài viết dưới đây.

Glaucoma là gì?

Glaucoma là một bệnh về mắt xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác, khiến thị lực của người bệnh bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn. Glaucoma còn được biết đến qua nhiều tên gọi khác như: glocom, cườm nước, thiên đầu thống, tăng nhãn áp…

Nguyên nhân gây bệnh glaucoma là gì?

Nguyên nhân gây bệnh glaucoma là do sự ứ trệ của thủy dịch. Thủy dịch là chất lỏng nằm giữa giác mạc và đồng tử mắt, được sinh ra bởi hậu phòng và thoát ra ngoài qua vùng lưới bè (gọi là góc thoát thủy dịch). Nếu góc thoát này tắc hẹp sẽ khiến thủy dịch không thoát được hoặc thoát chậm, làm tăng áp lực trong mắt gây bệnh glaucoma.

Nếu thuộc những đối tượng dưới đây thì bạn sẽ có nguy cơ mắc glaucoma cao hơn hẳn so với những người khác.

– Tuổi cao: theo ước tính cứ 10 người trên 75 tuổi thì có 1 người mắc glaucoma.

– Chủng tộc: Người châu Phi, châu Á.

– Di truyền: Gia đình có người mắc glaucoma.

– Mắc bệnh về mắt: cận thị, loạn thị, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…

– Mắc bệnh toàn thân: huyết áp cao, tiểu đường, béo phì…

– Dùng thuốc tây lâu dài: thuốc chống viêm steroid, thuốc kháng sinh, thuốc giãn mạch…

– Từng bị chấn thương hay phẫu thuật mắt.

Triệu chứng cảnh báo của glaucoma

Nhắc đến glaucoma là nhắc đến triệu chứng mắt nhìn mờ đột ngột kèm theo đau nhức hốc mắt. Ngoài ra, khi thấy những biểu hiện dưới đây, người bệnh cũng cần đi khám sớm để hạn chế tối đa rủi ro do glaucoma mang lại.

– Mất thị lực ngoại vi, nhìn sự vật như qua đường hầm.

– Thấy những vòng tròn nhiều màu, hào quang xung quanh nguồn sáng như bóng đèn, ngọn lửa.

– Đỏ mắt, sưng mắt.

– Đau đầu, nhức đầu, choáng váng.

– Buồn nôn, nôn, đau bụng.

Mất thị lực ngoại vi, đau mắt là những triệu chứng glaucoma điển hình

Mất thị lực ngoại vi, đau mắt là những triệu chứng glaucoma điển hình

Glaucoma nguy hiểm như thế nào?

Glaucoma được chia thành 2 dạng chính là glaucoma góc mở và glaucoma góc đóng, dù là dạng nào cũng đều là mối đe dọa lớn cho thị lực

– Glaucoma góc mở: tiến triển âm thầm nên đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, dây thần kinh thị giác đã bị tổn hại nặng nề, không có biện pháp khắc phục.

– Glaucoma góc đóng: tiến triển nhanh, cấp tính, nếu không đi khám và phẫu thuật ngay, người bệnh có thể mất thị lực chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 2014 có 4,5 triệu người bị mù do glaucoma, dự đoán con số này sẽ tăng lên 11,2 triệu vào năm 2020. Chính điều này đã  khiến glaucoma trở thành một căn bệnh hết sức nguy hiểm và chiếm vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng những nguyên nhân gây mù hàng đầu hiện nay.

Các phương pháp điều trị glaucoma

2 cách trị glaucoma phổ biến là dùng thuốc và phẫu thuật

2 cách trị glaucoma phổ biến là dùng thuốc và phẫu thuật

Thuốc tây và sản phẩm hỗ trợ

– Thuốc nhỏ mắt, thuốc uống được kê đơn để giúp người bệnh giảm tiết và tăng đào thải thủy dịch, giãn mạch làm hạ áp lực trong mắt. Một số loại phổ biến hiện nay là Betoptic, Timoptic, Xalatan, Rescula, Miotics,…. Bên cạnh lợi ích, chúng cũng có thể gây dị ứng, mẩn đỏ, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, khó thở,…, do vậy chỉ được dùng khi có sự hướng dẫn kỹ càng của bác sĩ.

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa hoạt chất Alpha lipoic acid: Theo nghiên cứu lâm sàng tại đại học Washington (Hoa Kỳ), những người bệnh glaucoma được sử dụng khoảng 150mg/ngày chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid (ALA) trong 2 tháng đã giảm tổn thương dây thần kinh thị giác, kiểm soát được nhãn áp và cải thiện thị lực đáng kể. Vì vậy, bổ sung đầy đủ ALA qua thực phẩm hoặc sản phẩm bổ mắt là giải pháp đơn giản mà hiệu quả chúng ta có thể tự thực hiện để bảo vệ thị lực của mình trước căn bệnh glaucoma nguy hiểm.

Phẫu thuật

Những trường hợp cấp tính hoặc bệnh nặng không đáp ứng với thuốc sẽ được chỉ định phẫu thuật.

– Chiếu tia Laser để tạo hình vùng bè, mở rộng lỗ thoát thủy dịch.

– Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc tạo một lỗ hở mới cho thủy dịch thoát ra.

Qua bài viết này chắc bạn đã hiểu rõ glaucoma là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Nếu vẫn còn thắc mắc hay cần hỗ trợ gì thêm, bạn hãy để lại bình luận phía dưới hoặc gọi đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Xem thêm:

Phát hiện sớm glaucoma nhờ kính áp tròng thông minh

Glaucoma có chữa được không? Chữa ra sao? – Tư vấn từ chuyên gia nhãn khoa

Ds. Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://nei.nih.gov/health/glaucoma/glaucoma_facts

https://www.webmd.com/eye-health/glaucoma-eyes

Viết bình luận