Đục dịch kính là một bệnh về mắt tương đối phổ biến ở những người trung và cao tuổi, với triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng ruồi bay trước mắt gây cản trở tầm nhìn. Tuy nhiên, có rất nhiều người mặc dù đã được chẩn đoán, nhưng lại không được chỉ định điều trị hay dùng thuốc. Vậy bệnh đục dịch kính có thể tự khỏi được không và làm thế nào để chữa trị hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ tất cả các vấn đề này.
Mục lục
Đục dịch kính là tình trạng dịch kính của mắt bị vẩn đục do quá trình lão mắt theo tuổi tác hoặc do các bệnh lý khác tại mắt như như viêm màng bồ đào, chấn thương mắt, bong, rách võng mạc… Khi bị đục dịch kính, bạn có thể thường xuyên nhìn thấy những hạt hoặc vết trôi nổi, giống như có con ruồi đang lơ lửng bay trước mắt. Chúng có xu hướng di chuyển khi bạn liếc mắt hoặc tập trung nhìn vào chúng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều khó chịu và lâu dần sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn hay thị lực của bạn.
Mắt bị đục dịch kính sẽ xuất hiện các vệt, đốm đen trước mắt, gây cản trở tầm nhìn
Quá trình lão hóa mắt là không thể đảo ngược, do đó nếu nguyên nhân đục dịch kinh là do tuổi tác thì bệnh thường không thể tự mất đi và cũng không có thuốc hay phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Sau một thời gian, bộ não của bạn có thể học cách tự thích nghi và bỏ qua sự xuất hiện của những “con ruồi hư ảo” trong tầm nhìn. Đối với những trường hợp nguyên nhân là do các bệnh lý khác tại mắt, thì cần điều trị và kiểm soát tốt bệnh lý nền, khi đó tình trạng đục dịch kính sẽ được cải thiện.
Nếu tình trạng chấm đen, ruồi bay do vẩn đục dịch kính đang làm cản trở tầm nhìn và gây ra cho bạn khiến phiền toái, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn về các giải pháp tự nhiên giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả.
Vẩn đục dịch kính do lão hóa thường vô hại và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu nó là hậu quả của các bệnh mắt khác hoặc bạn nhận thấy bệnh có tiến triển nặng dần theo thời gian, số lượng các đốm đen gia tăng đột ngột, xuất hiện chớp nháy, lóe sáng… thì cần thăm khám và điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm gây mù lòa. Cho tới nay chưa có loại thuốc tây y nào có thể điều trị được bệnh đục dịch kính, trong những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật hút bỏ dịch kích hoặc sử dụng laser để phá vỡ các đốm đen.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đục dịch kính
Bên cạnh đó, việc thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng giúp phòng và điều trị đục dịch kính hiệu quả. Để làm được điều này bạn cần:
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh, tia cực tím từ mặt trời, tránh tập trung mắt quá lâu trước các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại…
– Mát xa và thư giãn mắt hàng ngày với các bài tập như chuyển động mắt tròn đều theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, lặp đi lặp lại trong vài phút, với khoảng 10 lần mỗi ngày.
– Hạn chế các thực phẩm nhiều muối, chất béo, chất đường, uống nhiều nước, tăng cường sử dụng các loại rau xanh và trái cây giàu chất chống oxy giúp bảo vệ mắt hóa như cam, chanh, bí ngô, cải bó xôi, súp lơ…
– Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ trị đục dịch kính. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc bổ sung viên uống bổ mắt có chứa hoạt chất Alpha lipoic acid (ALA) – một chất chống oxy hóa rất mạnh sẽ có tác động trực tiếp, dọn dẹp “rác thải” nội sinh, giúp bảo vệ và duy trì sự trong suốt của dịch kính. Đặc biệt khi kết hợp ALA với các hoạt chất chống viêm tự nhiên trong thảo dược Hoàng đằng, sẽ giúp hạn chế được nguy cơ viêm dịch kính, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đục dịch kính hiệu quả
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “đục dịch kính có tự khỏi được không?” và nắm được những lưu ý cần thiết để ngăn ngừa bệnh tiến triển và phòng biến chứng.
Xem thêm:
Viên uống bổ mắt hỗ trợ trị đục dịch kính hiệu quả
Bệnh vẩn đục dịch kính có nguy hiểm không?
Người bệnh đục dịch kính nên ăn gì, kiêng gì để mắt luôn sáng, khỏe!
Vẩn đục dịch kính và các phương pháp điều trị hiệu quả
Ds. Quỳnh Hương
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/eye-health/benign-eye-floaters#2
Tin liên quan
Viết bình luận