Bệnh tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý và những lợi ích từ việc tập thể dục

Ngày đăng: 3 Tháng Hai, 2020
5/5 - (3 bình chọn)

Với trẻ tăng động giảm chú ý, việc tập thể dục thể thao thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị kiểm soát bệnh. Không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần, tập thể dục, mà còn giúp trẻ giải phóng năng lượng dư thừa, giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và nâng cao sự tập trung chú ý.

Lợi ích từ việc tập thể dục với trẻ tăng động giảm chú ý

Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, những bài tập thể dục còn kích thích não bộ sản sinh một số chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, norepinephrin, endorphin, serotonin,… nhờ đó giúp điều tiết cảm xúc, nâng cao sự tập trung, chú ý ở trẻ. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho trẻ, cụ thể như sau:

– Giải phóng năng lượng dư thừa, giúp trẻ giảm bớt những biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng.

– Tác động mạnh mẽ đến não bộ giúp giải phóng các yếu tố thần kinh, nhờ đó cải thiện tư duy, nhận thức và tăng cường trí nhớ ở trẻ rất tốt.

– Cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu và giúp trẻ lấy lại sự hứng thú trong học tập.

– Giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, bớt mộng mị, trằn trọc giữa đêm.

Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ tập trung, chú ý hơn

Trẻ tăng động giảm chú ý nên tập thể dục, thể thao như thế nào?

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số hoạt động thể dục, thể thao dành cho trẻ tăng động giảm chú ý sau:

– Tập võ: Giúp trẻ rèn luyện sự tập trung, tính kỷ luật, kỹ năng ứng xử đúng mực và kiểm soát hành vi, cảm xúc ở trẻ tốt hơn.

– Chạy bộ: Đây là một hoạt động đơn giản, nhưng mang lại nhiều hiệu quả tích cực giúp trẻ học cách nhẫn nại, tính kỷ luật và giữ tâm lý luôn ổn định.

– Bóng đá: Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, cải thiện khả năng giao tiếp, đồng thời giải phóng bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể.

– Bóng rổ: Giúp nâng cao sự tập trung, rèn luyện tính kiên trì và khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các đồng đội trong nhóm.

– Tennis: Là môn thể thao đòi hỏi sự tập trung cao độ, giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng hơn.

– Nhảy dây: Giúp tăng cường khả năng phản xạ của trẻ do phải kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, đồng thời giúp trẻ tập trung, giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm.

– Đạp xe: Tăng cường sức dẻo dai của đôi chân và nâng cao sự tập trung chú ý ở trẻ

– Bơi lội: Nhờ vào việc chuyển động nhịp nhàng giữa tay – chân, bơi lội giúp trẻ giải phóng năng lượng, kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Và dù có lựa chọn bất cứ môn thể thao nào cho trẻ, cha mẹ cũng nên động viên, khuyến khích trẻ luyện tập thường xuyên, đều đặn để có thể tăng cường sức khỏe, kiểm soát hành vi tốt và cải thiện các kĩ năng tốt hơn.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên

Lời khuyên của chuyên gia giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Ngoài việc khuyến khích con tập thể dục thường xuyên, cha mẹ nên lưu ý thêm một số biện pháp giáo dục hành vi như sau:

Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ: Để hiểu rõ tâm tư và những khó khăn trẻ đang gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp trẻ vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

– Thiết lập kế hoạch công việc cụ thể và hướng dẫn chi tiết: Bạn nên tạo lập một thời gian biểu thật chi tiết cho từng nhiệm vụ hằng ngày và yêu cầu trẻ thực hiện theo. Điều này giúp trẻ tập trung chú ý và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc tốt hơn.

– Khen ngợi, động viên khi trẻ có hành vi tốt: Giúp tạo động lực tinh thần để trẻ tiếp tục làm nhiều điều đúng đắn hơn.

– Đưa ra những hình phạt thích hợp: Khi trẻ có những hành vi sai trái, cha mẹ cần đưa ra những hình phạt cụ thể và áp dụng ngay để trẻ tự sửa chữa, tránh mắc lỗi ở những lần sau.

Cha mẹ cần đưa ra hướng dẫn chi tiết cho trẻ khi yêu cầu trẻ làm bất cứ việc gì

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng c sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp tăng hiệu quả điều trị. Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, giúp trẻ biết nghe lời, tập trung chú ý hơn.

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược An tức hương, Câu đằng giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện bệnh?

Tập thể dục thường xuyên chính là giải pháp hữu ích giúp trẻ cải thiện hành vi, cảm xúc và rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống. Bởi vậy, thay vì để trẻ làm bạn với các thiết bị điện tử, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao để phát triển toàn diện cả về sức khỏe và tinh thần. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

 

DS: Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Viết bình luận