Bệnh tăng động

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: Rào càn lớn trong giao tiếp, học tập!

Ngày đăng: 3 Tháng Mười Hai, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp nhiều khó khăn trong việc nghe, nói, đọc, hiểu và diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đây chính là “rào cản” lớn trong quá trình giao tiếp, học tập cũng như công việc tương lai sau này của trẻ. Bởi vậy, việc nhận biết và có hướng can thiệp khắc phục sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với trẻ.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là một khiếm khuyết khiến trẻ khó tiếp nhận, thấu hiểu lời người khác hoặc giảm khả năng diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc thông qua ngôn từ. Đồng thời trong quá trình giao tiếp trẻ cũng khó có thể sử dụng đúng từ ngữ để diễn đạt thành một câu hoàn chỉnh.

Chứng bệnh này thường xuất hiện ở khoảng 10 – 15% trẻ dưới 3 tuổi nhưng cũng có trường hợp bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây nhiều khó khăn trong giao tiếp, học tập và cuộc sống của trẻ.

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp nhiều khó khăn trong học tập

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp nhiều khó khăn trong học tập

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Tùy vào từng dạng rối loạn ngôn ngữ mà trẻ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:

Biểu hiện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận sẽ khó có thể hiểu và nắm bắt ý nghĩa những thông tin trẻ nghe hoặc nhìn thấy. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn gặp một số biểu hiện như:

– Khó làm theo chỉ dẫn từ người lớn.

– Khó học các từ mới, vốn từng vựng ít

– Khó trả lời câu hỏi từ người khác, kể cả những câu hỏi đơn giản.

Biểu hiện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt có thể hiểu những gì người khác nói, nhưng khó có thể trò chuyện, bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Rối loạn này có thể ảnh hưởng đến cả ngôn ngữ nói, viết của trẻ, kèm theo đó là những khó khăn trong giao tiếp:

– Khó sử dụng câu từ một cách chính xác, phù hợp ngữ cảnh.

– Khó đọc tên sự vật, sự việc xung quanh trẻ.

– Khó kể một câu chuyện hoặc đặt các câu hỏi cho người khác.  

– Khó có thể hát các bài hát hoặc ngâm thơ.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp trẻ bị đồng thời cả hai dạng rối loạn ngôn ngữ tiếp thu và diễn đạt. Tình trạng này thường phức tạp và khó khắc phục hơn.

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khó thấu hiểu lời người khác hoặc diễn đạt suy nghĩ của mình

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khó thấu hiểu lời người khác hoặc diễn đạt suy nghĩ của mình

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, chẳng hạn:

– Trẻ mắc các bệnh lý rối loạn thần kinh như tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chậm phát triển,…

– Trẻ bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, bại não, hoặc bị chấn thương sọ não,…

– Trẻ gặp các vấn đề trong thai kỳ như dinh dưỡng kém, hội chứng nghiện rượu do mẹ uống nhiều rượu khi mang thai,…

– Trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân khi sinh.

– Tiền sử gia đình có người thân (cha, mẹ, anh/chị/em,…) từng bị rối loạn ngôn ngữ.

Xem thêm:

Tăng động giảm chú ý kèm rối loạn ngôn ngữ: Hiểu rõ để trị đúng cách!

Cách giúp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cải thiện khả năng giao tiếp

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Khi trẻ còn nhỏ hãy hát hoặc mở nhạc cho trẻ nghe, mô tả những gì bạn nhìn thấy bằng câu từ đơn giản để trẻ hiểu. Đồng thời đặt thật nhiều câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời cũng như kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói. Điều này giúp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tăng vốn từ vựng, cải thiện khả năng tiếp thu, diễn đạt tốt hơn.

Cùng trẻ đọc sách mỗi ngày

Cha mẹ hãy dành thời gian để cùng trẻ đọc sách và biến việc này thành những trải nghiệm thú vị. Bạn nên cùng trẻ thảo luận về những bức tranh, ảnh trong sách và khuyến khích con tưởng tượng ra những kết thúc khác của câu chuyện. Việc làm này không chỉ giúp tăng vốn từ vựng mà còn giúp trẻ trở nên sáng tạo hơn.

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

Hãy khuyến khích trẻ đặt thật nhiều câu hỏi xoay quanh tất cả mọi chủ đề của cuộc sống, sau đó bạn cần trả lời thật ngắn gọn, dễ hiểu. Điều này giúp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cải thiện khả năng giao tiếp, diễn đạt tốt hơn.

Dành thời gian chơi cùng trẻ

Các trò chơi cần nhiều sự tương tác giữa những người tham gia như diễn kịch, trốn tìm, đuổi bắt,… trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt hơn. Đồng thời đây cũng là cách để tăng sự gắn kết tình cảm giữa mọi người trong gia đình.

Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động ngoại khóa là cơ hội để trẻ bị rối loạn ngôn ngữ được tiếp xúc, nói chuyện với nhiều người hơn. Điều này giúp trẻ tăng vốn từ vựng, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, tiếp thu và diễn đạt mong muốn, suy nghĩ của bản thân.

Khuyến khích trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tham gia các hoạt động ngoại khóa

Khuyến khích trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tham gia các hoạt động ngoại khóa

Kết hợp cùng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh đó, với những trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ liên quan đến tăng động giảm chú ý, tự kỷ tăng động, chậm phát triển,… thì việc điều trị bệnh lý nền là cách tốt nhất để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện kĩ năng giao tiếp.

Lúc này ngoài việc tham gia trị liệu ngôn ngữ, giáo dục hành vi, cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ dùng các sản phẩm hỗ trợ từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie. Bởi lẽ, những thảo dược này có tác dụng trấn an tinh thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, nâng cao sự tập trung, ghi nhớ, góp phần cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ tốt hơn.

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp trẻ bớt nghịch, biết tập trung và nói “sõi” hơn!

Trẻ chậm nói, tăng động, rối loạn ngôn ngữ: Dạy ra sao cho đúng!

Nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ hoàn toàn có thể cải thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp bình thường như mọi trẻ khác.

Bởi vậy cha mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy theo sát từng mốc phát triển ngôn ngữ của con để có những nhìn nhận đúng đắn và lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp. Và nếu cần tư vấn thêm, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ trực tiếp.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: healthline, cdc.gov

Viết bình luận