Một chế độ ăn uống đúng cách có thể tác động tích cực trong việc làm giảm tính tăng động, cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và nhận thức ở trẻ nhỏ. Ngược lại, ăn uống không phù hợp có thể khiến dấu hiệu tăng động giảm chú ý trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây sẽ là 9 nguyên tắc về ăn uống dành cho các bậc phụ huynh tham khảo để giúp con yêu nhanh chóng thoát khỏi chứng bệnh này.
Mục lục
Trong hai nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan, Tiến sĩ Lidy Pelsser đã chứng minh được rằng, một chế độ ăn uống ít đường sữa, gluten, trứng và một số loại thịt, đồ ăn chứa phẩm màu,… có thể giúp cải thiện đến 70% chứng tăng động ở trẻ em. Những thực phẩm ăn vào hàng ngày, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống, mà thực tế là sẽ tác động trực tiếp đến các chất dẫn truyền thần kinh của não bộ. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, sự thiếu hụt GABA (acid gama butyric acid) và Dopamin là những tác nhân khiến cho trẻ trở nên tăng động quá mức, giảm sự tập trung chú ý.
Lựa chọn đúng thực phẩm chính là cách đơn giản để giúp não bộ trẻ phát triển và kiểm soát bớt chứng tăng động quá mức.
Chất lượng của các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ và toàn cơ thể. Những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý nên ăn các thực phẩm giàu năng lượng, nhưng hãy kiểm soát lượng calorie trong từng bữa ăn. Một số thực phẩm nên lựa chọn như rau bina, cá hồi, quả việt quất, táo, quả óc chó,… sẽ làm tăng năng lượng và giúp trẻ thông minh hơn
Tính bốc đồng ở người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có liên quan với béo phì, một tình trạng cũng đã được chứng minh là có hại cho não bộ. Không chỉ đơn giản là việc nạp và tiêu thụ calorie, một số calorie còn ảnh hưởng xấu đến các hormon, vị giác và sức khỏe. Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn đường và các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, pizza, xúc xích, bim bim, bánh kẹo ngọt,… Sử dụng những thực phẩm đảm bảo chất lượng sẽ giúp cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và chuyển hóa những hormone có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.
80% trọng lượng não bộ là nước. Vì vậy, bất cứ yếu tố nào khiến cơ thể bị mất nước đều làm suy giảm khả năng nhận thức và phán đoán của trẻ. Hãy cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày được tính bằng ½ trọng lượng cơ thể, trung bình là uống từ 1 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nếu trẻ hoạt động nhiều, chơi thể thao liên tục hàng giờ, bạn nên bổ sung loại nước khoáng hoặc nước chứa chất điện giải để bù đi lượng đã mất ra mồ hôi. Nước ép trái cây giúp giảm khoảng 400 calories mỗi ngày, phù hợp với trẻ béo phì cần giảm cân.
Hạn chế đồ uống nhiều đường, đặc biệt các loại nước ngọt có ga, nước tăng lực vì điều này có thể khiến trẻ trở nên tăng động hơn.
Protein giúp bạn tập trung tốt hơn. Hơn thế, nó còn giúp cân bằng lượng đường trong máu, tăng cường sự tập trung và cung cấp cho não những chất cần thiết cho hoạt động của não. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa protein một lúc vì nó có thể gây ra sự oxy hóa quá mạnh, tạo ra gánh nặng cho cơ thể và não bộ, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi.
Nguồn cung cấp protein tuyệt vời có thể là từ cá, thịt gà, các loại đậu, hạt nguyên cám và một số loại rau: Bông cải xanh, rau chân vịt.
Cá là thực phẩm cung cấp nguồn protein tuyệt vời cho cơ thể
Hãy ăn những loại carbohydrate giàu chất xơ và không làm đường huyết của trẻ tăng vọt, chẳng hạn như gạo lứt, táo, việt quất… Đường làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể của bạn (có thể dẫn đến tình trạng viêm của não) và có thể gây tổn thương tế bào não. Việc tăng lượng đường trong chế độ ăn khiến bạn trở nên hung hăng hơn và có xu hướng bạo lực hơn.
Chỉ số Glycemic (GI) là đại lượng đo lường khả năng làm tăng đường huyết trong máu của các carbohydrate được nạp vào cơ thể. Những chuyên gia khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn những thức ăn có chứa carbohydrate có giá trị GI < 60.
Một chế độ ăn với những thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp giảm lượng đường huyết trong máu, giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn tập trung tốt hơn. Bạn nên ăn những carbohydrate có chứa 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày. Hãy ăn thêm rau và trái cây.
Những chất béo có lợi rất cần thiết cho sức khỏe. Acid béo được coi là cần thiết vì một số lý do sau: Trọng lượng rắn của não có đến 60% là chất béo. Nếu muốn loại bỏ chất béo xấu ra khỏi chế độ ăn, hãy loại bỏ những acid béo chưa bão hòa (có trong mỡ rán, dầu mỡ giá rẻ và chất béo từ động vật nuôi công nghiệp…) thay vào đó là dùng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành…
Những chất béo có trong bánh pizza, kem và bánh burger làm rối loạn quá trình dẫn truyền tín hiệu trong não. Hãy ăn những thức ăn có chứa chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, quả bơ, quả óc chó, hạt Chia và các loại rau màu xanh đậm.
Ăn những thực phẩm phản ánh màu sắc giống cầu vồng: Quả việt quất, lựu, bí vàng, ớt chuông đỏ. Những thực phẩm này cung cấp những chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp não bộ luôn hoạt động tốt.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn những thực phẩm có màu sắc rực rỡ do được nhuộm bởi phẩm màu: Sốt cà chua, thạch nho, mù tạt….
Những loại trái cây tốt cho việc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
Các loại gia vị và thảo mộc không chỉ làm tăng mùi vị, độ ngon cho món ăn mà chúng còn được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý:
– Củ nghệ, một loại gia vị quen thuộc của người Việt, có chứa chất hóa học giúp làm giảm những mảng xơ vữa trong não, nguyên nhân gây ra Alzheimer
– Quế, giúp cải thiện sự tập trung và điều tiết lượng đường trong máu. Chống oxy hóa và kích thích tình dục một cách tự nhiên.
– Tỏi và rau kinh giới làm tăng lưu lượng máu đến não
– Hương vị cay nóng của gừng, ớt cay và hạt tiêu giúp làm tăng sự trao đổi chất. Tuy nhiên tùy vào khả năng ăn cay của trẻ nhỏ mà cha mẹ có thể áp dụng hoặc không.
Hãy chắc chăn rằng những thực phẩm bạn ăn không chứa thuốc trừ sâu và dư lượng chất bảo vệ thực phẩm. Hãy lựa chọn các loại rau, củ, quả tốt cho sức khỏe của trẻ như đào, táo, quả việt quất, ớt chuông ngọt, dưa chuột, rau cải bắp, cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh, nho, đậu xanh, dâu tây, khoai tây, bơ, quả kiwi, dưa hấu, chuối, đu đủ, bưởi…
Thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng có trong thịt động vật nuôi công nghiệp cũng ảnh hưởng xấu tới chức năng của não bộ. Bạn cần nắm rõ nguồn gốc thực phẩm và hạn chế sử dụng chất phụ gia thực phẩm: Chất tạo ngọt, chất tạo màu, chất bảo quản.
Cá là một nguồn protein và acid béo omega-3 rất tốt, tuy nhiên cần hạn chế ăn các loại cá có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân.
Hãy loại bỏ những chất khiến bạn giảm sự tập trung như: Lúa mì và gluten, thực phẩm từ sữa, đậu nành và ngô. Gluten khiến cho cảm xúc của trẻ không ổn định. Những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý nên hạn chế ăn bột ngọt (mì chính).
Một chế độ ăn uống phù hợp không chỉ mang lại nguồn năng lượng để hoạt động, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, nhận thức và hành vi của trẻ. Ở những người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, hành vi thường bị quyết định rất nhiều chế độ ăn uống. Chính vì vậy, chúng cần có một chế độ ăn riêng biệt, phù hợp với tình trạng bệnh, điều này sẽ giúp hạn chế những hành vi bất thường.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn cho con như hướng dẫn trong bài viết trên đây, áp dụng thêm một số phương pháp điều trị không dùng thuốc khác cũng rất có lợi cho điều trị chứng tăng động giảm chú ý, liên hệ tới số điện thoại 0243.775.9051 để được hướng dẫn chi tiết.
Xem thêm:
Thông tin sản phẩm từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả
Các phương pháp điều trị động kinh phổ biến hiện nay
Chế độ ăn Ketogenic – Giải pháp mới trong điều trị bệnh động kinh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
www.additudemag.com/adhd/article/11028.html
Tin liên quan
Hùng Nguyễn 22:24:33 : 04/11/2021
Tư vấn giúp tôi bé 3 tuổi có nhiều biểu hiện tăng động giảm chú ý
trungmyjsc.com.vn 11:07:40 : 05/11/2021
Chào bạn Hùng Nguyễn,
Nếu phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, hay đánh bạn và tình trạng này đã kéo dài từ 6 tháng trở lên, xảy ra trong nhiều môi trường khác nhau, kể cả ở lớp và ở nhà thì rất có thể đó là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý. Khi đó, bạn nên sớm đưa bé đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1… hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một bài test đánh giá tăng động giảm chú ý cho bé theo hướng dẫn tại đường link sau: https://bit.ly/2mMqZnM
Trước mắt, bạn nên tham khảo cho bé sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ dưỡng tâm an thần, giảm các triệu chứng hiếu động, nghịch ngợm cho bé. Bên cạnh đó, đối với bé bị tăng động giảm chú ý thì việc giáo dục hành vi là liệu pháp hiệu quả được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi vậy, gia đình nên kết hợp với giáo dục hành vi cho bé cả ở nhà và ở trường để giúp bé từ từ cải thiện các hành vi tốt dần lên. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về liệu pháp giáo dục hành vi trong bài viết sau:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-huong-dan-cach-day-tre-tang-dong-moi-nhat-hien-nay.html
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Mai Hương, 09:26:35 : 25/11/2019
cháu nhà tôi nay 11 tuổi bị tăng động ,Cháu đang uống sữa nguyên kem Nutifood Hiện tại thì thấy cháu cũng hợp với sữa này ,bs cho tôi hỏi có cần phải bổ xung thêm thuốc bổ gì cho cháu nữa không ?
trungmyjsc.com.vn 11:47:46 : 25/11/2019
Chào bạn Mai Hương,
Với tình trạng hiện tại, bên cạnh việc đi khám thường xuyên, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua sữa và các thực phẩm khác, bạn nên tham khảo cho con kết hợp sử dụng sản phẩm bổ trợ chứa các thảo dược quý An tức hương, Câu đằng cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên để giúp ổn định hệ thần kinh, cải thiện hoạt động quá mức, bổ sung chất dinh dưỡng cho não bộ, từ đó giúp bé giảm bớt sự nghịch ngợm và tăng cường sự tập trung chú ý cho bé hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm ua lời chia sẻ từ chuyên gia trong video dưới đây:
https://youtu.be/uYBDG0kJy0I
Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!”
Luynh, 11:01:11 : 13/06/2019
Chao bac si!con e nam nay hoc lop 1 nhung be di hoc ko tap trung,hoc bai ko nho.khong nghe loi co giao,khong co tinh kien nhan khi lam moi viec.nho bac si tu van dum
Cam on bac si
trungmyjsc.com.vn 13:28:15 : 13/06/2019
Chào bạn Luynh,
Qua chia sẻ những biểu hiện của bé như không tập trung, không nghe lời cô giáo, khả năng tiếp thu kém, không thể kiên nhẫn hoặc chú tâm lâu vào bất cứ việc gì có khả năng là dấu hiệu của chứng tăng động dạng giảm tập trung, chú ý. Tình trạng này nếu không sớm khắc phục có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sinh hoạt thường ngày của bé. Do vậy, để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất, bạn nên dành thời gian đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2,… thăm khám, từ đó sớm có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể làm thêm một bài test chẩn đoán bệnh cho bé theo hướng dẫn trong các bài viết sau:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
Ngoài cho bé đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, để giúp bé cải thiện tốt hơn tình trạng không tập trung, không kiên nhẫn của bé hiện tại, bạn cũng nên trò chuyện với bé nhiều hơn, không nên la mắng, trách phạt nếu bé có những hành vi thiếu kiểm soát, bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng, dành cho bé những lời khen ngợi, động viên tích cực khi bé có những việc làm đúng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phương pháp giáo dục bé trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-huong-dan-cach-day-tre-tang-dong-moi-nhat-hien-nay.html
Ngoài ra, sau khi thăm khám nếu cần bất cứ sự hỗ trợ gì bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!
Phương, 13:07:15 : 29/01/2019
Chào DS, Tôi ở Đà Nẵng Thì khám ở địa chỉ nào ah, và mua cốm ở đâu.
trungmyjsc.com.vn 11:25:33 : 30/01/2019
Chào bạn Phương,
Tại Đà Nẵng nếu muốn khám và chữa bệnh tăng động giảm chú ý, bạn có thể đưa bé tới các địa chỉ sau đây:
– Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: Số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
– Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Số 05, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Không biết hiện nay bé nhà mình có những biểu hiện như thế nào? Bạn có thể tự đánh giá sơ bộ xem con mình có mắc tăng động giảm chú ý không bằng cách thực hiện bài test dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý do vậy, bạn có thể tham khảo mua về cho con sử dụng để cải thiện bệnh. Hiện nay, ở Đà Nẵng, bạn có thể mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta tại các nhà thuốc sau:
– Nhà thuốc Phước Thiện 1: số 370 Trưng Nữ Vương, Phường Hòa Thuận Đông, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
– Nhà Thuốc Huy Hoàng: số 62 Trần Cao Vân, Phường Tam Thuận, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
– Nhà thuốc Hồng Đức: số 282 Ông Ích Khiêm, Phường Tân Chính, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!