Bệnh động kinh

Vai trò An tức hương trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Ngày đăng: 8 Tháng Tư, 2019
5/5 - (4 bình chọn)

Có thể bạn chưa biết, cách đây hàng nghìn năm, các thầy thuốc Đông y đã sử dụng An tức hương – nhựa của cây Bồ đề để điều trị các bệnh lý hệ thần kinh như co giật, động kinh, tăng động giảm chú ý. Cùng tìm hiểu về những lợi ích và công dụng của thảo dược này trong bài viết sau.

An tức hương – Vị thảo dược nổi tiếng trong Y học cổ truyền

An tức hương chính là nhựa của cây Bồ đề (Styrax Tokinensis), thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Trong Đông y còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sư, Thiên kim mộc chi, Tịch tà, Thoán hương…

Cây nhỏ, cao chừng 15 – 30 cm, lá mọc so le, hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng nhạt có lông mịn. Hoa của chúng nhỏ, màu trắng, mùi thơm dịu, mọc thành từng chùm. Quả hình cầu mặt ngoài có lông hình sao. Bồ đề phát triển ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hay các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh,…

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch An tức hương là tháng 6 – 7, lựa chọn những cây có tuổi đời 5 – 10 năm, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa làm thuốc. Nhựa đạt chất lượng phải cứng, có màu vàng nhạt, mặt cắt ngang có màu trắng sữa và thơm mùi vani.

An tức hương chính là nhựa của cây Bồ đề

Thành phần hoạt chất trong thảo dược An tức hương

Hiện nay có hai loại phổ biến là An tức hương Trung Quốc và Việt Nam. Thành phần hóa học mỗi loại sẽ không giống nhau vì thế công dụng cũng đôi chút khác biệt:

Bảng thành phân hoạt chất trong các loại An tức hương

An tức hương có vị cay, tính bình tác dụng hành khí hoạt huyết, khai khiếu an thần giúp điều trị động kinh, giật kinh phong, tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Vai trò của thảo dược An tức hương trong điều trị động kinh, tăng động

Năm 2011, các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh được rằng, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược An tức hương có tác dụng trấn an tâm thần, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng nghịch ngợm, hiếu động quá mức, tăng khả năng tập trung chú ý ở trẻ tăng động.

Ngoài ra, trong An tức hương còn chứa tinh dầu quế có khả năng làm dịu kích thích quá mức trong não bộ, giúp kiểm soát cảm xúc, hành vi và phòng ngừa cơn co giật rất tốt.

An tức hương có tác dụng phụ gì không?

An tức hương tính bình, không độc do vậy có thể phù hợp với mọi lứa tuổi từ người già, trẻ nhỏ hay thậm chí là phụ nữ sau sinh. Loại thảo dược này không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho người dùng. Tuy nhiên, một số người mắc chứng khí ưu, âm hư hỏa vượng, nóng trong người thì nên tránh sử dụng An tức hương.

Hướng dẫn cách sử dụng An tức hương để đạt hiệu quả tối

An tức hương được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc cổ phương nhằm trị co giật, động kinh, tăng động giảm chú ý cho trẻ với liều 2 – 4 g/ngày. Thông thường An tức hương sẽ được tán nhỏ thành bột mịn, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Tuy nhiên, ngày nay thay vì phải đun sắc mất quá nhiều thời gian, công sức lại không đảm bảo loại bỏ được hết các tạp chất, các nhà khoa học đã nghiên cứu bào chế An tức hương kết hợp cùng thảo dược Câu đằng và một số dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie dưới dạng cốm trong những chế phẩm tiện dụng hơn cho người dùng.

Đông y thường dùng 2 – 4 g An tức hương tán thành bột, sắc lấy nước uống trong ngày

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược An tức hương giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh, tăng động

Việc ứng dụng các thảo dược như An tức hương, Câu đằng,…trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý đã mở ra hi vọng mới về một “dược phẩm xanh” vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.epilepsynaturapedia.com/index.php/Styrax_tonkinensis#Evidence_or_the_Use_of_Styrax_tonkinensis_in_the_Treatment_of_Epilepesy

http://www.worldagroforestry.org/treedb/AFTPDFS/Styrax_tonkinensis.PDF

Viết bình luận