Trong khi phụ huynh lo lắng khi con phản xạ kém, thụ động, ngại giao tiếp thì nhiều cha mẹ lại đang rất “đau đầu”, mệt mỏi khi con nghịch ngợm, hiếu động, thiếu tập trung, học hành chểnh mảng. Vậy liệu rằng trẻ hiếu động kém tập trung có phải là bệnh? Và có cách nào để khắc phục? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết sau!
Mục lục
Trẻ nhỏ luôn có nhiều năng lượng và trí tò mò tìm hiểu mọi thứ xung quanh, vì thế mà trẻ thường hay leo trèo, chạy nhảy, nghịch ngợm, đồng thời khả năng tập trung sẽ kém hơn người lớn.
Tuy nhiên, nếu trẻ hiếu động kém tập trung quá mức, gây ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt hàng ngày thì đây rất có thể là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý – một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ 3 – 11 tuổi. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời.
Trẻ hiếu động kém tập trung có thể do tăng động giảm chú ý
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa trẻ hiếu động kém tập trung đơn thuần và trẻ tăng động giảm chú ý là ở biểu hiện, hành vi, cụ thể như sau:
– Trẻ hiếu động kém tập trung đơn thuần: Trẻ chỉ nghịch ngợm, hiếu động ở những nơi quen thuộc, đến nơi xa lạ trẻ sẽ khá nhút nhát và cẩn thận và nếu được cha mẹ nhắc nhở trẻ vẫn có thể kiểm soát hành vi của mình. Trẻ biết nghe lời, ngoan ngoãn khi người lớn chỉ dạy và có thể ngồi yên tập trung từ 10 – 15 phút.
– Trẻ tăng động giảm chú ý: Biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm của trẻ xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trẻ không thể nhận biết đâu là hành vi nguy hiểm, thường khó có thể ngồi yên hay tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể. Trẻ không biết nghe lời, hay mắc lỗi, nhanh chán và dễ bỏ cuộc giữa chừng.
Ngoài ra, trẻ hiếu động kém tập trung được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý khi các biểu hiện đã xuất hiện trên 6 tháng, ở ít nhất 2 môi trường (ví dụ như ở nhà, ở lớp học) và gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, tính cách, chất lượng cuộc sống của trẻ.
Để giúp trẻ hiếu động kém tập trung kiểm soát hành vi, cải thiện khả năng chú ý, ghi nhớ, học tốt hơn, cha mẹ nên:
– Thiết lập thời gian biểu thật chi tiết trong đó có mốc thời gian cho từng nhiệm vụ cụ thể từ lúc con thức giấc đến khi đi ngủ. Điều này giúp con rèn luyện tính kỷ luật, tự giác và học cách quản lý thời gian tốt hơn.
– Chia từng nhiệm vụ của con thành nhiều bước nhỏ và hướng dẫn con thực hiện theo từng công đoạn, để trẻ dễ dàng tập trung hoàn thành và hào hứng với nhiệm vụ tiếp theo.
– Tạo góc học tập yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn, không đặt cạnh phòng khách, nơi có nhiều người qua lại để giúp con tránh bị phân tâm, xao nhãng.
– Khi con làm được việc tốt, cha mẹ nên khen ngợi, động viên hoặc tặng thưởng bằng những món quà tương xứng để giúp con có thêm động lực tiếp tục cố gắng hơn nữa.
– Khi con làm sai, cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo, không nên dùng đòn roi nhưng cũng cần có hình phạt thích đáng để con hiểu và dần tự sửa chữa.
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm bổ não như cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt điều, hạt óc chó,… đồng thời hạn chế đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản.
– Khuyến khích con tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày với các bài tập như hít thở chậm, chạy bộ, tập bơi, tập võ, nhảy dây, đá bóng,…để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần của con.
Khuyến khích trẻ hiếu động kém tập trung thường xuyên chơi thể thao
Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ được bào chế từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất như GABA, Taurine, Magie, giúp trấn tĩnh hệ thần kinh và nâng cao chức năng não bộ, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt nghịch ngợm, hiếu động và tập trung chú ý tốt hơn.
Xem thêm:
Giải pháp thảo dược giúp trẻ hiếu động kém tập trung trở nên ngoan ngoãn, học tốt hơn
Trẻ hiếu động kém tập trung có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý, cần sớm được can thiệp, điều trị kịp thời. Bởi vậy, ngay khi thấy con có biểu hiện nghịch ngợm, thiếu tập trung, học hành chểnh mảng,… cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để biết chính xác căn nguyên và điều trị đúng cách. Nếu cần được tư vấn thêm, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ trực tiếp.
Dược sĩ Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận