Bệnh tăng động

Áp lực học hành: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp khắc phục

Ngày đăng: 11 Tháng Ba, 2024
5/5 - (2 bình chọn)

Báo động áp lực học hành ở học sinh Việt ngày càng gia tăng

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Học tập là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên với trẻ nhỏ nhưng theo thống kê ngày càng có nhiều trẻ em Việt gặp các vấn đề về học tập, phổ biến nhất là tình trạng căng thẳng, áp lực học hành. Bằng chứng là:

– Có đến 7/10 trẻ thường xuyên bị căng thẳng quá mức từ việc học và tỷ lệ trầm cảm học đường ngày càng có xu hướng gia tăng ở các cấp học nhỏ hơn.

– Nhiều học sinh chia sẻ không được ngủ đủ giấc, thường chỉ ngủ <8 tiếng/ngày do chương trình học trên lớp quá tải, cộng thêm lịch học thêm, học năng khiếu dày đặc. Thậm chí có những bé chỉ khoảng 9 – 10 tuổi nhưng cũng thường phải thức tới 11 – 12h đêm để hoàn thành bài tập về nhà.

– Theo khảo sát của Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh tại trong tổng 150 cơ sở giáo dục (74 trường THPT, 34 trường THCS, 8 trường Tiểu học, 34 trung tâm giáo dục), có tới 50% trẻ cảm thấy chán nản, thiếu động lực học tập, 30% trẻ thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, áp lực học hành. Trong số đó có những trẻ từng nảy sinh ý định tự sát vì áp lực quá mức.

Trước những con số “biết nói” này thì vấn đề áp lực học hành ở trẻ nhỏ cần được nhận thức đúng và quan tâm hỗ trợ kịp thời.

Áp lực học hành ngày càng gia tăng ở trẻ em Việt

Nguyên nhân nào khiến trẻ dễ bị áp lực học hành?

Căng thẳng, áp lực học hành ở trẻ thường đến từ rất nhiều nguyên nhân bao gồm:

– Kỳ vọng quá cao từ gia đình: Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng với con, mong con đạt thành tích cao nhưng có thể vượt quá khả năng của con, gây ra áp lực học hành nghiêm trọng.

– Chương trình học quá tải: Lịch học dày đặc, lượng bài tập về nhà quá sức hoặc các kỳ thi liên tiếp khiến con không có thời gian nghỉ ngơi, lâu dài sẽ gây ra áp lực, làm giảm hiệu suất học tập của trẻ.

– Áp lực từ trường học: Hệ thống giáo dục thường đặt ra các tiêu chuẩn và kỳ vọng cao đối với học sinh thông qua các bài kiểm tra, bài tập và nhiều kỳ thi quan trọng.

– Sự so sánh với bạn bè: Trẻ nhỏ thường cảm thấy áp lực khi bị cha mẹ so sánh với các bạn bè đồng trang lứa và thường có cảm giác tự ti về năng lực bản thân khi thua kém hơn.

– Kỳ vọng từ các tiêu chuẩn xã hội: Ngoài áp lực từ phía gia đình, xã hội cũng đặt ra những tiêu chuẩn về thành tích học tập của trẻ dựa trên điểm số và thứ hạng trong các kỳ thi.

– Trẻ tự đặt áp lực: Một số trẻ bị áp lực học hành do tự kỳ vọng quá lớn về bản thân, cảm giác sợ thất bại, sợ bị phê phán, sợ thua kém bạn bè.

– Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và nhà trường: Không phải đứa trẻ nào cũng biết cách quản lý thời gian và lên kế hoạch học tập. Do đó, nếu không được quan tâm hướng dẫn sẽ khiến trẻ không bắt kịp được tốc độ học tập và gây ra áp lực.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị áp lực học hành

Áp lực học tập ở trẻ thường diễn biến qua một quá trình và nếu để ý quan sát cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra thông qua các biểu hiện sau đây:

– Thay đổi tâm trạng thất thường: Trẻ căng thẳng, dễ nóng giận, tỏ ra khó chịu với bố mẹ/anh chị em.

– Hiệu suất học tập giảm sút: Trẻ thiếu tập trung, không thể hoàn thành bài tập về nhà, bài tập nhóm.

– Rối loạn hành vi: Trẻ có xu hướng thu mình, tách biệt với xã hội, không muốn tiếp xúc chỗ đông người và đặc biệt nhạy cảm khi bị người khác phê phán.

– Gia tăng các hành vi chống đối: Trẻ không hợp tác với thầy cô, thường phản kháng khi được phân công nhiệm vụ, có xu hướng nổi loạn, dễ sa đà vào tệ nạn xã hội.

– Thờ ơ với những sở thích của bản thân: Khi bị áp lực học hành trẻ thường không hứng thú với bất kỳ điều gì, trẻ thường chọn ở một mình thay vì gặp gỡ mọi người.

– Rối loạn giấc ngủ: Trẻ thường xuyên thức khuya, mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, lâu ngày dẫn đến sụt cân và nhiều vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, chán ăn.

– Sợ đến trường: Trẻ bị áp lực học hành thường lảng tránh việc đi học, đến lớp với tâm trạng uể oải, chán nản.

Cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị áp lực học hành

Cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị áp lực học hành

Giải pháp giúp con xua tan áp lực học hành để tiến bộ hơn

Tình trạng áp lực học hành nếu không được quan tâm và hỗ trợ đúng cách có thể trở thành rào cản tới tương lai của trẻ với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để giúp con giải tỏa những áp lực này, cha mẹ nên thực hiện theo những hướng dẫn sau:

– Trò chuyện với sau mỗi ngày học để hiểu rõ về những khó khăn con đang gặp phải và hỗ trợ kịp thời

– Thiết lập thời gian biểu khoa học, trong đó quy định chi tiết về từng hoạt động trong ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, tự học tại nhà

– Cân đối thời gian học tập của trẻ, tránh để dồn một lượng kiến thức quá lớn, cắt giảm bớt các lớp học thêm không cần thiết,…

– Không đặt nặng áp lực điểm số và thành tích học tập lên con, cần hiểu rõ về năng lực của con

– Ngừng so sánh con với những trẻ khác, đặc biệt về mặt điểm số và thành tích học tập

Động viên, khích lệ và dành cho con những phần thưởng. Cha mẹ có thể áp dụng hình thức quy đổi nhiều phần thưởng nhỏ thành một phần thưởng lớn như một chuyến đi chơi, một món đồ chơi yêu thích

– Không nên trách phạt hoặc dùng những lời lẽ tiêu cực khi con bị điểm kém để không ảnh hưởng đến tinh thần của con, thay vào đó hãy nhẹ nhàng phân tích tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết cùng con

– Dành thời gian cho con nghỉ ngơi sau mỗi giờ học để giúp con thư giãn tinh thần

– Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi ngoài trời để giải tỏa tâm trạng

– Tạo ra thói quen lành mạnh: Khuyến khích con duy trì các thói quen lành mạnh như ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc và vận động thể chất thường xuyên

– Duy trì thói quen ngủ khoa học, ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ

– Đặt mục tiêu hợp lý: Hãy giúp con đặt ra các mục tiêu phù hợp và khả thi trong học tập. Hãy khuyến khích con tập trung vào việc cải thiện bản thân thay vì so sánh với người khác

– Khuyến khích trẻ thảo luận: Mở ra các cuộc trò chuyện với con về những khó khăn, áp lực học hành và cách giải quyết nó

– Khuyến khích sự tự chủ: Hãy khuyến khích con tự đặt lịch trình, lập kế hoạch học tập và quản lý thời gian hiệu quả.

Giải pháp tự nhiên giúp giảm áp lực học hành ở trẻ

Não bộ thiếu hụt dưỡng chất, không đủ năng lượng hoạt động cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không tập trung, khó theo kịp các bạn trên lớp, dẫn đến áp lực học hành. Do đó, cha mẹ cần chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe trí não cho con bằng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, trong đó ưu tiên các thành phần tham gia vào xây dựng, phát triển não bộ như Phosphatidylserine, DHA, Taurine, Magie,…

Trong đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ công dụng của Phosphatidylserine trong việc tăng cường tập trung và giải tỏa căng thẳng cho trẻ như sau:

– Phosphatidylserine giúp cải thiện dẫn truyền thần kinh, tăng cường khả năng tư duy nhận thức, giúp cải thiện kỹ năng học tập của trẻ

– Nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Bethesda (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, bổ sung Phosphatidylserine bằng đường uống liên tục trong 42 ngày giúp giải tỏa tâm trạng, thư giãn tinh thần thoải mái, giảm bớt tình trạng căng thẳng thần kinh, giảm nguy cơ trầm cảm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với những trẻ đang bị áp lực học hành.

Với những lợi ích này, chuyên gia Nhi khoa đánh giá cao những sản phẩm bổ não cho trẻ được bổ sung thành phần Phosphatidylserine với hàm lượng tiêu chuẩn như trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Egaruta Platinum.

Bộ đôi dưỡng chất giúp tăng cường tập trung, giảm áp lực học hành

Bộ đôi dưỡng chất giúp tăng cường tập trung, giảm áp lực học hành

Điểm độc đáo của Tpbvsk Egaruta Platinum là kết hợp đồng thời cả 5 dưỡng chất gồm Phosphatidylserine, DHA, GABA, Taurine, Magie cùng hai thảo dược Câu đằng, An tức hương nổi tiếng với công dụng giúp xoa dịu hệ thần kinh, mang đến tác dụng toàn diện với trẻ nhỏ. Tpbvsk Egaruta Platinum giúp:

– Hỗ trợ tăng cường sự tập trung

– Hỗ trợ giảm căng thẳng, giảm áp lực học hành

Áp lực học hành ở trẻ hoàn toàn có thể khắc phục để giúp con thư giãn tinh thần, học hành tiến bộ hơn. Mong rằng, cha mẹ sẽ luôn là những “người bạn đồng hành” cùng con tháo gỡ những khó khăn trong học tập và có một tương lai tươi sáng hơn.

Mọi băn khoăn cần giải đáp tư vấn, cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 0972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Bạn có thể quan tâm:

Trẻ không tập trung học – Nguyên nhân và giải pháp hỗ trợ.

Cốm Egaruta Platinum giúp trẻ tăng tập trung, học hành tiến bộ

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận