Bệnh động kinh

Vai trò của Câu đằng trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Ngày đăng: 22 Tháng Ba, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Trong vài năm trở lại đây, việc ứng dụng thảo dược tự nhiên trong phòng và hỗ trợ điều trị co giật, động kinh, tăng động đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Điển hình trong số đó là thảo dược Câu đằng, vậy tác dụng thực hư của loại cây này thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thảo dược Câu đằng – Vị thuốc “nổi tiếng” trong Y học cổ truyền

Câu đằng (Uncaria Rhynchophylla) dạng thân leo thường sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Lá mọc đối xứng có cuống hình trứng, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Ở kẽ lá có hai móc hình lưỡi câu được gọi là “Câu đằng” và cũng chính là bộ phận được lấy làm thuốc. Thành phần chính của Câu đằng là Rhynchophyline chiếm khoảng 28%, ngoài ra còn có 1 số chất khác như isorhynchophyline, corynoxein…

Câu đằng có vị ngọt, tính lạnh quy kinh can, tâm, có tác dụng trấn an tâm thần nhưng không gây ngủ, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh, tăng động giảm chú ý, bảo vệ tế bào thần kinh, thanh nhiệt bổ can.

Câu đằng có tác dụng trấn an tâm thần giúp điều trị động kinh, tăng động

4 lợi ích nổi trội của thảo dược Câu đằng trong điều trị động kinh, tăng động

Ổn định dẫn truyền thần kinh, giảm kích thích quá mức

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, sử dụng 0.1g/kg dịch chiết Câu đằng có thể giúp trấn kinh, an thần, giảm kích thích quá mức  ở vỏ não, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ cơn co giật, động kinh, đồng thời cải thiện triệu chứng tăng động quá mức ở trẻ, giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn.

Gia tăng nồng độ GABA nội sinh, cân bằng các chất dẫn truyền

Mặc dù là hai bệnh lý khác nhau, nhưng động kinh và tăng động giảm chú ý đều xuất phát từ một căn nguyên là do sự thiếu hụt chất ức chế GABA và gia tăng nồng độ chất kích thích Glutamat quá mức, gây rối loạn hoạt động điện não bộ. Tùy mức độ rối loạn mà biểu hiện có sự khác biệt, trẻ tăng động giảm chú ý với những kích thích biên độ nhẹ sẽ thường nghịch ngợm, thiếu tập trung và khó kiểm soát hành vi. Trong khi đó, những kích thích đột ngột, biên độ nặng lại khiến người bệnh động kinh có những cơn co giật, mất ý thức.

Vì lẽ đó, việc bổ sung đầy đủ GABA chính là hướng đi được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong điều trị hai bệnh lý trên. Tuy nhiên, GABA lại là một chất khó đi qua hàng rào máu não và dễ gây lệ thuộc. Bởi vậy, năm 2015, các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng, Câu đằng có khả năng thúc đẩy làm tăng GABA nội sinh, điều chỉnh nồng độ ion nội bào, giúp ích trong việc cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện hiệu quả triệu chứng ở trẻ tăng động hoặc những người mắc bệnh động kinh.

Giảm viêm, chống oxi hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc trường Y khoa Trung Quốc đã chỉ ra rằng, hoạt chất Rhynchophyline trong thảo dược Câu đằng có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tốt các tế bào thần kinh, nhờ đó thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm căng thẳng mệt mỏi, lo âu hiệu quả.

Câu đằng giúp giảm mệt mỏi, hồi phục vận động, cải thiện sự căng thẳng, lo âu

Cung cấp tiền chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe não bộ

Một số acid amin và peptid có trong thảo dược Câu đằng đóng vai trò như những tiền chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe não bộ, nhờ đó bảo vệ vùng tư duy trí nhớ, điều này thực sự tốt với trẻ tăng động giảm chú ý và người bị co giật, động kinh.

Có thể bạn quan tâm:

Sản phẩm chứa Câu đằng giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh và tăng động giảm chú ý

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiện nay

Các phương pháp điều trị co giật, động kinh phổ biến hiện nay

Những ưu điểm vượt trội của thảo dược Câu đằng đã tạo ra hi vọng mới về một “dược phẩm xanh” chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh lý rối loạn thần kinh như động kinh, tăng động giảm chú ý, không chỉ mang lại sự thuận tiện trong sử dụng mà còn hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong điều trị.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.chemicalbook.com/ChemicalProductProperty_CN_CB82603728.htm

http://118.145.16.238/Jwk_zgyxen/CN/abstract/abstract112.shtml

https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/gaba-uses-and-risks

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3970207/

Viết bình luận