Vấn đề trẻ không tập trung học là một thách thức đối với rất nhiều cha mẹ khi con ngồi học chỉ được vài phút là bắt đầu quay ngang quay ngửa, uể oải chán nản. Vậy trẻ không tập trung nguyên nhân do đâu và làm cách nào để giúp con học hành tiến bộ hơn? Cha mẹ hãy tham khảo thông tin chi tiết tại đây!
Mục lục
Biểu hiện trẻ không tập trung có thể khác nhau tùy theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển. Cha mẹ cần phát hiện sớm dựa trên những dấu hiệu sau:
– Không thể duy trì sự tập trung trong thời gian dài (thời gian tập trung của con không đạt mức trung bình theo độ tuổi)
– Thường xuyên quay ngang quay ngửa, mơ màng, không tập trung vào bài học
– Thường làm việc riêng trong lớp, thầy cô gọi 3 – 4 lần mới để tâm
– Thường xuyên lãng quên các nhiệm vụ hoặc không chú tâm thực hiện
Tuổi |
Thời gian chú ý trung bình |
3 tuổi |
6 – 15 phút |
4 tuổi |
8 – 20 phút |
5 tuổi |
10 – 25 phút |
6 tuổi |
12 – 30 phút |
7 tuổi |
14 – 35 phút |
8 tuổi |
16 – 40 phút |
9 tuổi |
18 – 40 phút |
10 – 12 tuổi |
20 – 45 phút |
Thời gian tập trung chú ý theo độ tuổi của trẻ
– Thường xuyên trễ hẹn hoặc không thể hoàn thành công việc theo thời hạn
– Không biết cách sắp xếp công việc hoặc lên kế hoạch cho từng nhiệm vụ
– Thường có hành vi quấy rối và làm phiền người khác như cắt lời giữa chừng hoặc có quậy phá gây xao nhãng
– Không thể tuân thủ theo các quy tắc lớp học hoặc các quy tắc trong gia đình
– Kiểm soát cảm xúc kém, thường dễ nóng giận, cáu gắt
– Khó khăn trong việc đợi đến lượt hoặc các hoạt động theo hội nhóm
– Luôn có xu hướng hoạt động liên tục luôn chân tay, không thể ngồi yên vị trí theo yêu cầu
– Thường xuyên mất tập trung hoặc bị phân tâm khi người khác đang nói chuyện
– Không muốn lắng nghe hoặc không hiểu những gì người khác nói
Trẻ không tập trung thường xuyên làm việc riêng trong lớp
Trẻ không tập trung chú ý có thể do rất nhiều nguyên nhân bao gồm:
– Rối loạn tăng động và chú ý (ADHD): ADHD là một rối loạn tâm lý phổ biến ở trẻ, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và ghi nhớ. Những trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường có xu hướng hoạt động liên tục luôn chân tay, khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tĩnh hoặc đòi hỏi sự tập trung cao độ.
– Vấn đề tâm lý hoặc tinh thần: Lo lắng, trầm cảm hay căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.
– Môi trường hoặc phương pháp học không phù hợp: Phòng học ồn ào, tiếng nói chuyện quá lớn hoặc bật tivi liên tục khiến trẻ không thể tập trung học. Ngoài ra, nếu phương pháp học nhàm chán sẽ khiến trẻ mất hứng thú học tập, xao nhãng bài giảng trên lớp.
– Môi trường gia đình: Gia đình thường xuyên thay đổi môi trường sống, xung đột hoặc thiếu sự hỗ trợ cũng có thể ảnh hưởng đến tập trung của trẻ.
– Thói quen dinh dưỡng và giấc ngủ: Ăn uống không cân đối hoặc thiếu ngủ có thể khiến trẻ không tập trung học và nhiều hoạt động khác.
– Vấn đề sức khỏe: Sức đề kháng kém, thị lực kém, bất thường trong não bộ hoặc các bệnh lý mãn tính khác đều có thể khiến trẻ không tập trung
– Thách thức xã hội: Mối quan hệ xã hội phức tạp, cảm giác cô đơn hoặc xung đột với bạn bè cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến trẻ không tập trung.
– Stress và áp lực: Áp lực từ môi trường học tập, chương trình học quá tải, vượt quá khả năng của trẻ hoặc những áp lực từ xã hội yêu cầu trẻ phải giỏi, hoàn hảo ở tất cả các lĩnh vực có thể gây stress, làm suy giảm khả năng tập trung.
Tăng động giảm chú ý là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không tập trung
Trẻ không tập trung học nếu không được quan tâm và hỗ trợ đúng cách sẽ khiến con gặp nhiều khó khăn trong tương lai. Nếu cha mẹ đang tìm kiếm giải pháp giúp con học hành tiến bộ hơn, hãy liên hệ đến tổng đài 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng nên để cải thiện sự tập trung ghi nhớ đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ phía cha mẹ và thầy cô dựa trên những phương pháp sau đây:
Tạo thời gian biểu cố định cho con để con biết đến giờ này cần làm gì, bao gồm thời gian vệ sinh cá nhân, thời gian ăn uống, học tập, nghỉ ngơi và giải trí. Ví dụ 6h30 thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, 8h – 17h học ở trường, 18h ăn tối cùng gia đình,….
Để giảm áp lực và làm cho nhiệm vụ trở nên dễ quản lý hơn. Ví dụ thay vì yêu cầu con phải hoàn thành tất cả 10 bài tập trong một buổi thì cha mẹ hãy chia nhỏ thành 3 buổi học: buổi đầu làm 3 bài, buổi thứ 2 làm 3 bài và buổi cuối cùng làm 4 bài.
Áp dụng kỹ thuật Pomodoro, tức là học tập trung cao độ trong một khoảng thời gian ngắn, thường là khoảng 25 phút, sau đó nghỉ ngơi 5 phút. Kỹ thuật này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung và giảm cảm giác mệt mỏi.
Tạo điều kiện để con tham gia vào các hoạt động có tính tương tác cao như thảo luận nhóm, làm bài tập nhóm, tham gia tiết học thực hành và các hoạt động ngoại khóa ngoài trời.
Để giúp bài học trở nên sinh động và thú vị hơn, tăng cường sự gắn kết của trẻ với đội nhóm. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ bài học hiệu quả hơn.
Đảm bảo góc học tập yên tĩnh, đầy đủ dụng cụ, giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng. Trong thời gian con học cha mẹ cần hạn chế tạo ra các tiếng ồn gây phân tâm.
Khi thấy con có cải thiện tích cực, tập trung chú ý tốt hơn, cha mẹ nên dành cho con những lời khen ngợi hoặc những phần thưởng nhỏ để con có động lực cố gắng phát huy.
Chia nhỏ nhiệm vụ giúp con tập trung tốt hơn
Song song với những phương pháp rèn luyện trên, để giúp con cải thiện khả năng tập trung, tiếp thu và củng cố các kỹ năng học tập, cha mẹ nên bổ sung cho con những sản phẩm hỗ trợ có chứa nhiều dưỡng chất giúp chăm sóc và phát triển trí não toàn diện. Tiêu biểu phải kể đến 2 dưỡng chất nổi bật là Phosphatidylserine và DHA.
DHA (Axit docosahexaenoic) vốn là dưỡng chất quen thuộc trong thành phần sản phẩm bổ não cho trẻ, nổi bật với công dụng giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường tập trung và giảm bớt sự tăng động, hiếu động quá mức. Trong khi đó, Phosphatidylserine đã được nghiên cứu chứng minh công dụng với trí não ở nhiều quốc gia:
– Phosphatidylserine giúp tăng cường tập trung, cải thiện phản xạ
Kết quả nghiên cứu tại Viện nghiên cứu vi sinh trung ương Yakult – Viện Y tế Dự phòng Asano (Nhật Bản), việc bổ sung Phosphatidylserine liên tục trong 6 tháng giúp tăng cường khả năng tập trung ghi nhớ một cách rõ rệt; đồng thời cải thiện phản xạ nhanh nhạy hơn.
– Phosphatidylserine giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, cải thiện khả năng tiếp thu
Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia, Bethesda (Hoa Kỳ) nghiên cứu cho thấy Phosphatidylserine kích hoạt các protein liên quan đến tín hiệu thần kinh, tăng cường hoạt động của não, nhờ đó cải thiện khả năng tập trung và tiếp thu.
– Phosphatidylserine giúp giải tỏa căng thẳng lo âu, giảm áp lực học hành
Kết quả nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Tín hiệu Phân tử, Viện Y tế Quốc gia Bethesda (Hoa Kỳ), những trẻ được bổ sung Phosphatidylserine liên tục 42 ngày theo đường uống giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng lo âu, xoa dịu những căng thẳng thần kinh quá mức
Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Egaruta Platinum bao trọn cả 2 dưỡng chất quý là Phosphatidylserine và DHA, kết hợp cùng thảo dược An tức hương, Câu đằng cùng một số dưỡng chất hỗ trợ cho não bộ khác là Magie, Taurine và GABA nhờ đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực giúp trẻ cải thiện các vấn đề về khả năng tập trung ghi nhớ.
Giải pháp hỗ trợ tối ưu dành cho trẻ không tập trung
Tpbvsk Egaruta Platinum là sản phẩm phát triển dựa trên công thức của Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Egaruta truyền thống, được bổ sung Phosphatidylserine và DHA giúp:
– Hỗ trợ tăng cường sự tập trung.
– Hỗ trợ giảm căng thẳng.
Tpbvsk Egaruta Platinum sẽ là giải pháp hỗ trợ phù hợp dành cho những trẻ đang gặp các vấn đề như thiếu tập trung, căng thẳng lo âu quá mức.
Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ không tập trung học và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp để giúp các con cải thiện, học hành tiến bộ hơn.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
Bạn có thể quan tâm:
Tăng động giảm chú ý – Rào cản với việc học và tương lai của con
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Egaruta Platinum hỗ trợ tăng cường tập trung cho con
Nguồn tham khảo:
www.webmd.com , www.ncbi.nlm.nih.gov
Tin liên quan
Viết bình luận