Thông tin chi tiết về công dụng, cách dùng và tác dụng phụ của các loại thuốc tăng huyết áp cho người huyết áp thấp phổ biến hiện nay sẽ có đầy đủ tại bài viết này. Cùng tìm hiểu ngay để có thể lựa chọn đúng thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhất.
Mục lục
Mặc dù không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị huyết áp thấp nhưng các loại thuốc nâng áp sẽ là giải pháp “cứu cánh” cho người bệnh trong những tình huống cấp bách bởi khả năng tác dụng nhanh theo nhiều cơ chế như co mạch máu, tăng giữ muối nước, tăng nhịp tim… để nâng huyết áp và làm dịu đi các triệu chứng khó chịu tạm thời. Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng hiện nay:
– Tác dụng: Là thuốc hồi sức tim mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, từ đó tăng lưu lượng máu chảy về và tăng huyết áp.
– Chỉ định: Điều trị hạ huyết áp tư thế, đặc biệt là do sử dụng thuốc hướng thần.
– Liều dùng: 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày
– Cách sử dụng: Uống nguyên viên, không nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên, uống sau khi ăn hoặc cùng với bữa ăn.
– Tác dụng phụ: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, phát ban, nổi mề đay, tăng nhịp tim, tăng huyết áp quá mức, trống ngực…
Các loại thuốc tăng huyết áp cho người huyết áp thấp
– Tác dụng: Là thuốc cường alpha giao cảm có tác dụng co mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp.
– Chỉ định: Người bị hạ huyết áp tư thế nặng, gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt thường ngày.
– Liều dùng: 10mg/lần x 3 lần/ngày.
– Cách sử dụng: Uống thuốc vào ban ngày, khi đang thức và hoạt động, thời điểm uống thuốc cách giờ đi ngủ tối thiểu là 4 tiếng.
– Tác dụng phụ: Tăng huyết áp quá mức, tiểu nhiều, khó tiểu, nổi da gà, tê ngứa khó chịu ở da, đau đầu, buồn nôn, nhầm lẫn…
– Tác dụng: Hormon tuyến thượng thận có tác dụng tăng huyết áp nhờ tăng giữ muối nước trong cơ thể, tăng thể tích tuần hoàn và co mạch máu.
– Chỉ định: Sử dụng cho mọi trường hợp huyết áp thấp.
– Liều dùng: Liều thông thường 0.05 – 0.2 mg/24 giờ, tùy vào đáp ứng thuốc và mức độ bệnh mà liều lượng sẽ được điều chỉnh phù hợp trong suốt thời gian sử dụng thuốc.
– Cách sử dụng: Uống trong hoặc sau bữa ăn, ngày một liều duy nhất.
– Tác dụng phụ: Hạ kali máu, cao huyết áp, phù, yếu cơ, loãng xương, suy giảm miễn dịch, loạn tâm thần, tăng nhãn áp…
Thuốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ tim, co mạch máu để làm tăng huyết áp. Thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch, bởi vậy phù hợp cho trường hợp cấp cứu do sốc phản vệ dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
Thuốc có hoạt tính co mạch tương tự hormone vasopressin nên thường dùng để điều trị hạ huyết áp do chảy máu thực quản, sốc nhiễm trùng, hội chứng gan thận. Một số tác dụng phụ của Terlipressin là tăng huyết áp quá mức, loạn nhịp tim, đau đầu, thiểu năng vành, tăng nhu động ruột, khó thở do co thắt cơ trơn phế quản…
Thuốc tăng huyết áp cho người huyết áp thấp
Thuốc tây sẽ phù hợp cho những trường hợp bị huyết áp thấp nặng, hạ huyết áp sâu và có triệu chứng rầm rộ, nhưng đây không phải là giải pháp có thể áp dụng lâu dài bởi vấn đề phản ứng phụ. Thay vào đó, sử dụng các thảo dược lành tính có tác dụng nâng huyết áp tự nhiên như Đương quy sẽ là lựa chọn lâu bền và an toàn hơn cho người bệnh.
Theo nghiên cứu tại California (Mỹ) đăng trên tạp chí Natural medicines, Đương quy có tác dụng cải thiện tính nhạy bén, chính xác của các thụ thể cảm áp ở lòng mạch, tăng cường phản xạ điều chỉnh huyết áp của cơ thể, đồng thời tăng tạo máu, tăng tuần hoàn máu, nhờ đó nâng huyết áp một cách tự nhiên. Bởi vậy, người bệnh huyết áp thấp nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược này để điều trị bệnh sớm có kết quả tốt nhất.
Xem thêm:
Thông tin về viên uống thảo dược cho người huyết áp thấp
Bật mí 15 cách điều trị huyết áp thấp hiệu quả tại nhà
Thuốc tăng huyết áp cho người huyết áp thấp hiện nay rất đa dạng với công dụng và chỉ định khác nhau, hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thể sử dụng thuốc được an toàn, hiệu quả hơn và luôn nhớ hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được hỗ trợ giải đáp.
DS:Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận