Huyết áp thấp và thiếu máu não

Tụt huyết áp có triệu chứng gì đặc trưng? Nhận biết để xử lý kịp thời

Ngày đăng: 27 Tháng Mười Một, 2023
Rate this post

Hiện nay, số người bị tụt huyết áp ngày càng gia tăng và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây các biến chứng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Vậy khi bị tụt huyết áp có triệu chứng gì? Giải pháp nào để điều trị và phòng ngừa tụt huyết áp? Hãy tìm kiếm đáp án thông qua bài viết này.

Người bị tụt huyết áp có triệu chứng gì?

Khi cơ thể bị tụt huyết áp, các cơ quan không tiếp nhận đủ lượng máu có thể bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các triệu chứng gây ra bởi tụt huyết áp thường phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của bệnh, trong đó có thể kể đến một số triệu chứng điển hình như:

– Đột nhiên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt hoặc choáng váng do não không nhận đủ oxy.

– Chân tay bủn rủn, mặt mũi tối sầm, đứng không vững và có thể ngất xỉu.

– Có cảm giác nôn nao, khó chịu, buồn nôn và nôn mửa.

– Đau đầu sau mỗi lần căng thẳng hoặc vận động mạnh.

– Da xanh xao, mặt tái nhợt, chân tay lạnh.

– Mất tập trung kèm theo các biểu hiện khó thở, nhịp tim nhanh, đau tức ngực.

– Cơ thể mệt mỏi, không có sức sống.

Nếu để huyết áp xuống cực thấp có thể dẫn đến tình trạng sốc rất nguy hiểm. Các biểu hiện sốc bao gồm:

– Lú lẫn ở người lớn tuổi.

– Da xanh xao và lạnh.

– Nhịp thở nhanh và nông.

– Mạch đập nhanh và yếu.

Tụt huyết áp có triệu chứng gì? Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu điển hình

Tụt huyết áp có triệu chứng gì? Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu điển hình

Nắm rõ các triệu chứng của tụt huyết áp sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu có bất kì các thắc mắc nào về tụt huyết áp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số: 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

Cách khắc phục và phòng ngừa tụt huyết áp

Để điều trị và phòng ngừa tụt huyết áp, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Uống nhiều nước

Nước là thành phần quyết định đến thể tích máu tuần hoàn, mất nước đôi khi có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp. Vì vậy, uống đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết để cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp kiểm soát tốt huyết áp. Lượng nước được khuyến cáo là 1,5 – 2 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng và thể trạng của từng người. Để tránh quên uống nước bạn có thể hẹn giờ để nhắc nhở bản thân uống đủ nước.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng

Tụt huyết áp có thể xảy ra khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng vì vậy cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Cụ thể, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin B12, acid folic và sắt như: cá hồi, ngao, trứng, thịt bò, sữa, ngũ cốc,… để ngăn ngừa thiếu máu xảy ra có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn hàng ngày của người bệnh và có chỉ định dùng thuốc bổ sung nếu tình trạng chuyển biến nặng hơn.

Bổ sung thêm muối

Trong muối chứa hàm lượng cao natri giúp làm tăng và duy trì ổn định huyết áp. Nên thêm muối vào thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến để kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tránh tiêu thụ thực phẩm quá mặn vì có thể làm tăng huyết áp quá mức dẫn đến các bệnh về tim mạch; chỉ nên bổ sung lượng muối phù hợp vào chế độ ăn và nên tham khảo theo ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung lượng muối phù hợp vào chế độ ăn hàng ngày

Bổ sung lượng muối phù hợp vào chế độ ăn hàng ngày

Mang tất, vớ nén

Tất hoặc vớ nén co giãn có tác dụng ngăn máu tích tụ lại ở chân. Do đó giúp làm giảm tình trạng tụt huyết áp thế đứng hoặc huyết áp thấp do nằm, ngồi quá nhiều. Khi nằm trên giường, người bệnh có thể sử dụng vớ nẹp nén, kê chân cao hơn đầu để giúp bơm máu từ chân, tăng cường tuần hoàn máu.

Điều trị bằng thuốc

Nếu tình trạng tụt huyết áp trở nặng các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp điều trị và ổn định lại chỉ số huyết áp. Những loại thuốc giúp điều trị hạ huyết áp thế đứng điển hình như: Fludrocortisone giúp tăng lưu lượng máu, Midodrine (Orvaten) giúp co mạch máu để nâng huyết áp.

Trong trường hợp chỉ số huyết áp thấp đến mức nguy hiểm do nhiễm trùng huyết, các loại thuốc sau có thể được sử dụng để tăng huyết áp nhanh chóng bao gồm: Epinephrine, Phenylephrin, Norepinephrine, chất chủ vận alpha – adrenoceptor, chất tương tự Vasopressin,… Đôi khi, Dopamin cũng được kê đơn để điều trị tụt huyết áp trong trường hợp khẩn cấp.

Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp ổn định huyết áp lâu dài, bền vững

Theo ý kiến từ các chuyên gia, điều trị tụt huyết áp bằng thảo dược tuy không cho tác dụng nhanh, tức thì nhưng hiệu quả mang lại rất ổn định và bền vững ngay cả khi ngừng sử dụng. Ngoài ra phương pháp này có thể áp dụng cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi vì cho tác dụng an toàn và lành tính. Tiêu biểu có thể kể đến bộ ba thảo dược giúp nâng huyết áp tự nhiên, ổn định như: Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước.

Bộ ba thảo dược giúp tăng huyết áp an toàn, hiệu quả

Bộ ba thảo dược giúp tăng huyết áp an toàn, hiệu quả

Đương quy thường được biết đến là “nữ hoàng nhân sâm” dùng phổ biến trong đông y giúp hoạt huyết, bổ máu, tạo máu, điều chỉnh hệ thần kinh thể dịch tăng huyết áp tự nhiên và duy trì ổn định. Thảo dược Xuyên tiêu kết hợp với Ích trí nhân giúp tăng cường tác dụng lưu thông máu lên não, cải thiện chức năng bơm máu của tim và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

Hiện nay sự kết hợp của bộ ba thảo dược này đã được nghiên cứu và ứng dụng vào trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hồng Mạch Khang với liều lượng phù hợp, thuận tiện cho người bệnh sử dụng.

(TPBVSK) Hồng Mạch Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả: Trên 96.7% người bệnh sau khi dùng Hồng Mạch Khang đã cải thiện đáng kể các triệu chứng của tụt huyết áp như: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… đồng thời nâng huyết áp lên mức ổn định. Do vậy nếu bị tụt huyết kéo dài, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sớm sản phẩm này để cải thiện sức khỏe.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về tụt huyết áp có triệu chứng gì để người bệnh phát hiện và xử lý kịp thời. Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng thêm.

Xem thêm:

Tụt huyết áp và tụt canxi – Hướng dẫn phân biệt và xử trí

Lý giải 9 nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com

Viết bình luận