Xây xẩm mặt mày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên cho đến người già. Triệu chứng này nếu xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu não, thậm chí là đột quỵ nên không thể chủ quan.
Mục lục
Xây xẩm mặt mày là cảm giác mặt mũi đột nhiên tối sầm, chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng; có thể kèm theo ù tai, đau đầu, vã mồ hôi… Tình trạng này có thể khiến bạn mất thăng bằng, té ngã, thậm chí là ngất xỉu.
Xây xẩm mặt mày thường xảy ra khi bạn thay đổi tư thế một cách nhanh chóng như đứng dậy nhanh từ tư thế ngồi hoặc nằm, có thể biến mất sau khoảng vài giây đến vài phút. Nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên và kéo dài, bạn nên đi khám để được xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị sớm.
Đừng chủ quan khi bị xây xẩm mặt mày
Xây xẩm mặt mày là triệu chứng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý như:
– Huyết áp thấp, đặc biệt là những người bị tụt huyết áp tư thế đứng
– Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não)
– Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như như u não, đau nửa đầu Migraine, u dây thần kinh, đa xơ cứng…
– Rối loạn tiền đình
– Bệnh lý tai trong như u dây thần kinh thính giác, nhiễm trùng tai, viêm mê đạo, bệnh Meniere…
– Hạ đường huyết
– Thiếu máu do mất máu, mất nước
– Thoái hóa đốt sống cổ
– Bệnh tim mạch
– Tác dụng phụ của thuốc
Khi bị xây xẩm mặt mày, bạn hãy bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Dừng ngay mọi việc đang làm, nếu đang lái xe thì hãy nhanh chóng đỗ lại nơi an toàn.
– Từ từ ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, kê cao chân hơn đầu để máu lên não dễ dàng hơn
– Hít sâu và thở ra từ từ để kiểm soát nhịp tim, nhịp thở
– Nhìn tập trung vào một điểm để lấy lại thăng bằng
– Nếu có người thân bên cạnh, có thể nhờ họ pha một cốc trà gừng hoặc một cốc nước lọc và uống ngay để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Sau khi triệu chứng xây xẩm mặt mày dần dần qua đi, bạn hãy từ từ ngồi dậy, xoa bóp tay chân và day huyệt thái dương, đồng thời vuốt trán một lúc trước khi đứng dậy để tăng cường lưu thông máu. Hãy thận trọng vì nếu bạn đứng dậy đột ngột, triệu chứng xây xẩm mặt mày có thể nhanh chóng quay trở lại.
Hiện nay có rất nhiều vị thảo dược đã được nghiên cứu ứng dụng để điều trị tận gốc căn nguyên gây ra tình trạng xây xẩm mặt mày, điển hình như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân:
– Đương quy: Đương quy có tác dụng nâng huyết áp; kích thích tủy xương tạo máu, làm tăng chất lượng và số lượng hồng cầu; đồng thời thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu lên não để giảm triệu chứng xây xẩm mặt mày do huyết áp thấp, thiếu máu não.
– Xuyên tiêu: Xuyên tiêu có tác dụng tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giúp cải thiện chất lượng máu và nâng cao thể trạng cho người bệnh huyết áp thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể – đối tượng có nguy cơ cao bị xây xẩm mặt mày.
– Ích trí nhân: Ích trí nhân có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch, thức đẩy lưu thông tuần hoàn máu và bảo vệ tế bào thần kinh. Đồng thời, Ích trí nhân cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo máu.
Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân rất hữu ích cho người xây xẩm mặt mày
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng xây xẩm mặt mày vì các bệnh lý như thiếu máu não, huyết áp thấp, bệnh tim mạch… thì hãy sử dụng ngay Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân hoặc bổ sung viên uống hỗ trợ có chứa các thảo dược này để nhanh chóng giải quyết tận gốc căn nguyên và ngăn triệu chứng tái phát.
Để kiểm soát tình trạng xây xẩm mặt mày, cần xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng và điều trị tốt bệnh lý căn nguyên. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng một số lời khuyên hữu ích dưới đây:
– Tránh thay đổi tư thế đột ngột: như đột ngột đứng dậy hoặc ngồi dậy quá nhanh; hãy chuyển tư thế một cách từ từ.
– Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm bổ máu như thịt nạc, gan, rau màu xanh đậm; trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi… Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng đói quá lâu.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá; hạn chế rượu bia, cà phê, trà đặc, đồ uống có ga…
– Tập thể dục: Bạn không nên đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ; hãy tăng cường tập thể dục với các bài tập như đi bộ, yoga, chạy bộ… để cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giảm triệu chứng xây xẩm mặt mày.
– Tránh căng thẳng, giảm stress: Thư giãn tinh thần bằng cách tập thiền, nghe nhạc, xem các chương trình giải trí…
– Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nếu thường xuyên ra mồ hôi hoặc làm việc dưới thời tiết nóng bức thì cần bổ sung nước nhiều hơn.
– Ngủ đủ giấc 6 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya.
Xây xẩm chóng mặt có thể nhanh chóng qua đi nhưng bạn không nên vì vậy mà chủ quan, hãy đi khám khi thấy triệu chứng này trở nên nghiêm trọng và tái phát nhiều lần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy gọi điện đến tổng đài (zalo) số 0972.032.029 để được giải đáp trực tiếp.
Xem thêm:
Tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn – Xem ngay cách khắc phục!
Chóng mặt khi ngủ dậy – Đừng chủ quan với dấu hiệu nguy hiểm này!
Nguồn tham khảo: healthline.com
Tin liên quan
Viết bình luận