Để điều trị huyết áp thấp và tránh tái phát thì việc tác động vào căn nguyên gây bệnh là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu ngay các nguyên nhân bệnh huyết áp thấp tại bài viết này để có giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả nhất.
Mục lục
Bất kì các yếu tố tác động làm giảm thể tích máu và khối lượng máu tuần hoàn đều có thể dẫn đến bệnh huyết áp thấp, cụ thể như:
– Mất nước: Tình trạng mất nước thường gặp ở những người nôn mửa, tiêu chảy kéo dài hoặc đổ mồ hôi nhiều do làm việc nặng, tập thể dục quá sức, ở nơi quá nóng bức…
– Mất máu: Chảy máu vừa phải hoặc nặng có thể nhanh chóng làm cạn kiệt lượng máu trong cơ thể gây huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp thế đứng. Mất nhiều máu có thể do chấn thương, biến chứng phẫu thuật hoặc các bất thường về đường tiêu hóa như: khối u, loét dạ dày, bệnh ruột thừa, vỡ phình động mạch chủ…
– Tình trạng viêm nặng như viêm tụy cấp có thể gây huyết áp thấp. Trong viêm tụy cấp, máu từ lòng mạch sẽ di chuyển về các mô bị viêm xung quanh tuyến tụy và khoang bụng làm máu bị cô đặc và giảm thể tích và hậu quả là hạ huyết áp.
Khi điều trị bệnh bằng thuốc tây, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn là hạ huyết áp nhưng tình trạng này thường chấm dứt khi ngừng thuốc một thời gian. Các loại thuốc phổ biến có thể kể đến là:
– Thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta và Digoxin có thể làm chậm nhịp tim, giảm tốc độ co bóp của tim, qua đó làm huyết áp.
– Nhóm thuốc điều trị huyết áp cao như: thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi có thể làm hạ huyết áp quá mức, đặc biệt ở người cao tuổi.
– Thuốc lợi tiểu như: Furosemide, Hydrochlorothiazide,… có thể làm giảm khối lượng tuần hoàn do thúc đẩy đi tiểu nhiều.
– Thuốc điều trị trầm cảm, bệnh Parkinson, rối loạn cương dương chẳng hạn như: Amitriptyline, Levodopa… có thể gây tác dụng phụ gây hạ huyết áp.
– Một số thuốc điều trị rối loạn cương dương gồm: Sildenafil hoặc Tadalafil khi dùng cùng với thuốc trợ tim Nitroglycerin có thể gây ra huyết áp thấp.
Tác dụng phụ của thuốc có thể là nguyên nhân bệnh huyết áp thấp
Đây cũng là nguyên nhân bệnh huyết áp thấp của nhiều người. Một số bệnh lý tim mạch như: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim, hẹp động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, suy tim, thuyên tắc phổi… khiến tim bị tổn thương, khả năng co bóp đẩy máu sẽ kém, khiến người bệnh bị tụt huyết áp.
Một số hormone trong cơ thể có tác động rất lớn đến huyết áp chẳng hạn như: aldosterone gây giữ muối, nước làm tăng huyết áp ngược lại progesterone làm giãn mạch gây hạ huyết áp. Bởi vậy các tình trạng ảnh hưởng đến tuyến cận giáp hoặc tuyến thượng thận như: bệnh Addison, suy tuyến giáp,… có thể khiến huyết áp giảm.
Thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B12, acid folic và sắt trong chế độ ăn uống sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, có nguy cơ cao bị thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân bệnh huyết áp thấp.
– Ngất do phản xạ thần kinh phế vị (phản ứng vasovagal): thường xảy ra do cảm xúc sợ hãi hoặc đau đớn gây giải phóng các hormone làm chậm tim và giãn rộng mạch máu, gây tụt huyết áp đột ngột.
– Trong quá trình mang thai: Những thay đổi khi mang thai khiến các mạch máu giãn nở nhanh chóng, gây tụt huyết áp. Huyết áp thấp thường xảy ra trong 24 tuần đầu của thai kỳ và chỉ số huyết áp sẽ trở lại mức bình thường sau khi sinh.
– Suy tuyến thượng thận do bệnh Addison làm giảm sản xuất Cortisol, làm rối loạn chức năng tim, gây huyết áp thấp, sụt cân, yếu cơ, mệt mỏi…
– Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) thường gây tụt huyết áp kèm theo nổi mề đay, thở khò khè, khó thở,… nếu không được cấp cứu kịp thời có khả năng đe dọa đến tính mạng.
– Nhiễm trùng huyết là một dạng nhiễm trùng nặng khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và giải phóng độc tố có thể gây tụt huyết áp thậm chí là sốc nhiễm trùng.
Thay đổi khi mang thai có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp
Có rất nhiều nguyên nhân bệnh huyết áp thấp và sẽ tương ứng với các phương pháp trị khác nhau. nếu bạn vẫn chưa biết được tại sao mình bị huyết áp thấp và cách phòng tránh tình trạng này, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn.
Đối với huyết áp thấp không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ rất ít khi cần điều trị. Việc điều trị huyết áp thấp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu phát hiện thuốc gây ra huyết áp thấp, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi, ngừng thuốc hoặc giảm liều.
Trong trường hợp không rõ nguyên nhân nào gây huyết áp thấp thì mục tiêu là tăng huyết áp và giảm các triệu chứng. Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ và loại huyết áp thấp, có thể áp dụng một số cách sau:
– Ăn nhiều muối hơn: Trong muối có thành phần chính là natri có tác dụng kéo nước vào lòng mạch, tăng thể tích tuần hoàn nhờ đó giúp nâng huyết áp tự nhiên. Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều natri có thể ảnh hưởng đến tim, thận đặc biệt ở người lớn tuổi. Do đó cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tăng lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh huyết áp thấp.
– Uống nhiều nước hơn: Nước đóng vai trò quan trọng giúp duy trì ổn định thể tích máu tuần hoàn do đó người huyết áp thấp nên đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít/ngày.
– Mang vớ nén y khoa: Đây là loại vớ đàn hồi thường được sử dụng để cải thiện lưu lượng máu từ chân đến tim, tạo áp lực đẩy máu đến các cơ quan như tim, não,…
– Sử dụng một số thuốc điều trị huyết áp thấp như: Fludrocortisone, Midodrine có thể được kê đơn để tăng lưu lượng máu, tăng huyết áp.
Ngoài ra để nhanh ổn định huyết áp, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như: Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu,… có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu; hỗ trợ giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hụt hơi của huyết áp thấp.
Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các nguyên nhân bệnh huyết áp thấp thường gặp nhất. Việc nắm rõ các yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, bền vững hơn.
Xem thêm:
8 tiêu chí lựa chọn thuốc bổ cho người huyết áp thấp tốt nhất
Sản phẩm thảo dược dành cho người huyết áp thấp
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, medicinenet.com
Tin liên quan
Viết bình luận