Huyết áp thấp và thiếu máu não

Bệnh huyết áp thấp ở người già – Cảnh báo nguy cơ đột quỵ!

Ngày đăng: 26 Tháng Chín, 2022
Rate this post

Trong khi phần lớn người cao tuổi bị tăng huyết áp thì vẫn có một tỷ lệ nhất định lại rơi vào tình trạng huyết áp thấp, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy bệnh huyết áp thấp ở người già có đặc điểm gì? Làm thế nào để nâng huyết áp ổn định? Thông tin có ngay tại bài viết này!

Biểu hiện bệnh huyết áp thấp ở người già

Huyết áp thấp ở người cao tuổi thường được nhận biết thông qua việc đo huyết áp và dựa vào các biểu hiện đặc trưng, cụ thể như sau:

– Chỉ số huyết áp: Huyết áp bình thường ở người trưởng thành là 120/80mmHg. Nếu chỉ số huyết áp đo được nhỏ hơn 90/60mmHg (chỉ số trên ≤ 90mmHg và/hoặc chỉ số dưới ≤ 60mmHg) thì người bệnh được kết luận bị huyết áp thấp.

– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày nhất là khi thay đổi tư thế ngồi dậy hoặc đứng lên

– Đau nhức đầu, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc

– Da xanh, cảm giác sợ lạnh, chân tay lạnh

– Người mệt mỏi thường xuyên, sức khỏe yếu

– Suy giảm trí nhớ, mất tập trung, tâm trạng dễ cáu gắt

– Tim đập nhanh, hụt hơi

– Ăn uống kém, cảm giác không ngon miệng, cảm giác buồn nôn

– Mắt nhìn kém, cảm thấy buồn nôn

Bệnh huyết áp thấp ở người già gây nhiều khó chịu

Bệnh huyết áp thấp ở người già gây nhiều khó chịu

Nguyên nhân người già bị huyết áp thấp

Thực tế, có nhiều yếu tố gây ra bệnh huyết áp thấp ở người già, phổ biến là:

– Yếu tố tuổi tác: Ở những người cao tuổi, mạch máu đàn hồi kém, khả năng bơm máu và điều hòa huyết áp cũng kém đi do các thụ thể cảm áp hoạt động kém hiệu quả.

– Bệnh mạn tính: tiểu đường, suy tim, bệnh tuyến giáp, suy thượng thận

– Tác dụng phụ của thuốc: Người cao tuổi thường mắc kèm nhiều bệnh mạn tính và dùng nhiều thuốc điều trị như thuốc trị bệnh tim, thuốc tiểu đường, thuốc hạ mỡ máu,… dễ gây ảnh hưởng đến huyết áp.

– Chế độ dinh dưỡng mất cân đối: khẩu phần ăn nghèo dưỡng chất, ăn không đủ bữa, ruột hấp thu kém,… thường gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, cơ thể gầy yếu và tụt huyết áp

– Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: vận động ít, ngồi/nằm quá lâu ở một tư thế khiến máu lưu thông kém hơn

Các dạng bệnh huyết áp thấp ở người già

Bệnh huyết áp thấp ở người già thường được chia thành 2 dạng phổ biến như sau:

Huyết áp thấp sau ăn

Triệu chứng điển hình là chóng mặt, hoa mắt, cảm giác đầu lâng lâng sau khi ăn no. Căn nguyên là do sau khi ăn no cơ thể sẽ huy động một lượng máu nhiều hơn đến dạ dày và ruột non để tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Lúc này tim tăng cường hoạt động co bóp đồng thời các mạch máu ngoại vi sẽ co nhỏ lại để đảm bảo tưới máu cho những cơ quan thiết yếu, đặc biệt là não bộ. Bất kỳ sự khiếm khuyết ở khâu nào đều có thể dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

Huyết áp thấp thế đứng

Thống kê cho thấy, có khoảng 10 – 20% người trên 65 tuổi bị huyết áp thấp. Tình trạng này xảy ra khi đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng lên. Nguyên nhân là do khi đứng dậy máu tập trung về chân, gây thiếu máu ở các cơ quan như não, tim trong khi hệ thống cảm áp trong cơ thể hoạt động kém linh hoạt không điều chỉnh kịp thời.

Tụt huyết áp thế đứng là dạng bệnh huyết áp thấp ở người già nguy hiểm

Tụt huyết áp thế đứng là dạng bệnh huyết áp thấp ở người già nguy hiểm

Bệnh huyết áp thấp ở người già nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng chỉ huyết áp cao mới nghiêm trọng mà không biết rằng bệnh huyết áp thấp ở người già cũng rất nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan trên cơ thể như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, giảm trí nhớ, đột quỵ,…

Ngoài ra, có không ít trường hợp gặp tai nạn ngoài ý như vấp ngã, gãy xương, chấn thương, ngất xỉu… do bệnh huyết áp thấp.

Cách điều trị bệnh huyết áp thấp ở người già

Để kiểm soát chỉ số huyết áp và nâng cao sức khỏe ở người lớn tuổi, cần kết hợp nhiều phương pháp như sau:

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

– Ăn đúng bữa, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày từ 4 – 5 bữa, lưu ý không ăn quá no

– Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả tươi, sữa hạnh nhân, trà cam thảo, nước ép húng quế,…

– Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vitamin 12, acid folic như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, gan động vật, cá hồi, cá ngừ, nấm,…

– Bổ sung rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ như cam, bưởi, chanh, quýt, xoài, đu đủ, bắp cải, cải xoong, bí xanh…

– Hạn chế cà phê, đồ uống có cồn như rượu, bia,…

– Vận động cơ thể nhẹ nhàng tối thiểu 20 – 30 phút/ngày như tập dưỡng sinh, đi bộ. Những trường hợp không thể đi lại hãy xoa bóp chân tay nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu đều khắp cơ thể.

– Tránh không thay đổi tư thế đột ngột

Sử dụng thảo dược giúp điều hòa huyết áp

Huyết áp thấp là bệnh mạn tính nên mục tiêu chính cần tác động tận gốc từ căn nguyên để ngăn ngừa tái phát. Trong đó kết hợp lối sống khoa học cùng thảo dược y học cổ truyền là xu hướng ngày càng được ưa chuộng. Điển hình phải kể đến bộ ba thảo dược gồm Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

Đương quy: Vốn được mệnh danh là “nữ nhân sâm” của Việt Nam, vị thuốc này có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, tăng lưu thông máu. Nghiên cứu trên tạp chí Natural Medicines cho thấy Đương quy giúp cải thiện chức năng cảm áp của các thụ thể ở mạch máu từ đó điều hòa và ổn định huyết áp bền vững.

 – Ích trí nhân: Kết quả nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho thấy Ích trí nhân giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận, cải thiện lưu thông máu, tăng sức co bóp của cơ tim, góp phần điều hòa huyết áp ở thận, cải thiện tình trạng huyết áp thấp.

Xuyên tiêu: Ngoài tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, vị thuốc này nổi bật với công dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông tuần hoàn, cải thiện tình trạng ứ trệ do huyết áp thấp, giảm tình trạng da xanh xao, chân tay lạnh.

Theo đó, kết hợp 3 thảo dược này với liều lượng phù hợp sẽ hỗ trợ tác động toàn diện đối với bệnh huyết áp thấp. Đặc biệt với những người cao tuổi nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thảo dược được bào chế hiện đại, dạng viên dễ dùng nhằm đảm bảo an toàn.

Giải pháp thảo dược cho người huyết áp thấp

Giải pháp thảo dược cho người huyết áp thấp

Thuốc tây chữa huyết áp thấp

Heptamyl, midodrine, fludrocortison,… có thể được kê đơn giúp nâng huyết áp trong trường hợp huyết áp bị giảm quá sâu không thể kiểm soát tốt bằng chế độ sinh hoạt hoặc sản phẩm thảo dược.

Thuốc tây có ưu điểm là giúp cải thiện triệu chứng tương đối nhanh nhưng khi ngưng thuốc các triệu chứng lại tái phát, chưa kể nếu dùng dài ngày có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ban da,… Do đó, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng và không lạm dụng.

Bệnh huyết áp thấp ở người già cần được quan tâm và điều trị đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ băn khoăn về bệnh lý này, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0972.032.029 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bạn có thể quan tâm:

Chữa huyết áp thấp bằng thảo dược tự nhiên an toàn

Tuyệt chiêu ăn uống cho người bệnh huyết áp thấp

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: nhs.uk, healthline.com

Viết bình luận