Huyết áp thấp và thiếu máu não

Điều trị huyết áp thấp tưởng khó mà không khó

Ngày đăng: 6 Tháng Bảy, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Huyết áp thấp thường gặp ở phụ nữ, vì thế khi thấy các bà, các mẹ hay vợ mình thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt khiến những người làm con, làm cháu, làm chồng cũng đứng ngồi không yên. Bài viết này sẽ chia sẻ một phần những lo lắng đó của bạn, giúp bạn có những cách điều trị huyết áp thấp đúng đắn nhất dành cho những người thân ở bên cạnh hay cho chính bản thân mình.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đi nuôi cơ thể bị giảm xuống thấp dưới mức bình thường. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên thể hiện khi tim co bóp để bơm máu) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới đo được khi tim nghỉ ngơi giữa hai nhịp co bóp) được tính bằng đơn vị mmHg. Ở những người huyết áp thấp, chỉ số huyết áp dao động thường bằng hoặc nhỏ hơn 90/60 mmHg và kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Người huyết áp thấp thường thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu

Điều trị huyết áp thấp bằng cách nào?

Thông thường, những người có huyết áp tuy thấp nhưng không có triệu chứng hoặc tổn thương cơ quan thì không cần điều trị. Nhưng nếu đã có hiểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi thì bạn chớ chủ quan, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để thoát khỏi tình trạng này.

Nếu nguyên nhân huyết áp thấp xuất phát từ việc sử dụng thuốc như thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu,… hoặc do bạn bị mất máu, thiếu máu,… bạn nên đến gặp bác sỹ để được xử lý kịp thời. Còn đối với những trường hợp huyết áp thấp không có nguyên nhân thì việc áp dụng những biện pháp sau sẽ góp phần làm tăng huyết áp đáng kể.

Biện pháp điều trị huyết áp thấp không dùng thuốc

Những biện pháp điều trị huyết áp thấp không dùng thuốc đều là những cách đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm được và áp dụng trực tiếp vào cuốc sống hàng ngày của mình.

Chế độ ăn nhiều muối hơn

Các chuyên gia thường khuyên chúng ta nên hạn chế muối trong chế độ ăn bởi vì lượng natri trong muối có thể gây giữ nước làm tăng thể tích tuần hoàn và tăng huyết áp. Tuy nhiên, đối với những người huyết áp thấp, điều này lại là một dấu hiệu tốt. Vì thế, những người huyết áp thấp nên thêm vào khẩu phần ăn của mình 1 lượng muối nhiều hơn bình thường. Lưu ý rằng, đối với một khẩu phần ăn quá nhiều muối thì lượng natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt ở người lớn tuổi, vì thế việc tăng lượng muối trong khẩu phần ăn nên nằm trong một giới hạn nhất định, khoảng 10 – 15g muối mỗi ngày.

Uống nhiều nước hơn

Khi một lượng nước nhiều hơn được đưa vào cơ thể sẽ làm tăng lưu lượng máu và giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 8 ly nước, tương đương 1,5 – 2 lít nước cung cấp cho cơ thể, nhất là sau khi chơi thể thao, luyện tập.

Ngoài ra, người huyết áp thấp nên hạn chế đồ uống có cồn. Bởi những đồ uống có cồn thường có tính chất khử nước, khiến cơ thể bị mất nước, từ đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp thấp.

Tập thể dục thường xuyên

Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, tập thiền, đi bộ,… sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, hạn chế được tình trạng huyết áp thấp.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng huyết áp thấp

Cải thiện tư thế khi đứng hoặc thức dậy

Những người huyết áp thấp không nên thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi vừa mới ngủ dậy, hay khi đứng lên ngồi xuống. Bởi khi ngủ, máu thường tập trung chủ yếu ở gan, phổi , lách nên gây ra tình trạng thiếu máu não. Vì vậy, khi thức dậy bạn nên nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, chẳng hạn như xoa bóp vùng đầu trán, ngồi trên giường sau đó mới từ từ thả chân xuống. Khi ra khỏi giường, hãy ngồi thẳng lên cạnh giường trong vài phút trước khi đứng dậy.

Ngoài ra, những người huyết áp thấp cũng nên tránh đứng yên một chỗ trong thời gian dài hoặc khi ngủ có thể gối đầu thấp và kê cao chân.

Chia nhỏ những bữa ăn, hạn chế lượng carbohydrate

Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau các bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, chẳng hạn như 3 – 4 bữa/ngày và hạn chế những thực phẩm giàu carbohydrate như là khoai tây, gạo, bánh mỳ,… nhằm hạn chế tình trạng hạ huyết áp sau khi ăn no.

Bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Các dược liệu, đồng thời cũng là gia vị ăn thường ngày như gừng, quế nghệ, hạt tiêu, bạch quả và tỏi có tác dụng giúp làm tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên việc bổ sung các gia vị trong chế độ ăn uống hàng ngày là chưa đủ để duy trì một huyết áp ổn định. Các chuyên gia cho rằng, muốn trị huyết áp tận gốc sẽ cần có những giải pháp tác động đa chiều, giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu và quan trọng nhất là điều chỉnh chức năng của các thụ thể cảm áp hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả hơn.

Đương Quy vốn được coi là vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ huyết và hoạt huyết. Trong đó, phần rễ chính là Quy đầu được sử dụng nhiều nhất bởi ngoài tác dụng tăng cường tuần hoàn lưu thông máu rất tốt. Theo bằng chứng khoa học hiện đại cho thấy, các hoạt chất trong vị thuốc này còn có cơ chế tác động tương tự hormon estrogen, giúp cân bằng hoạt động tại trung khu điều chỉnh huyết áp, nhờ vậy huyết áp được nâng cao và ổn định một cách tự nhiên. Hiện nay, Đương quy đã có mặt trong một số chế phẩm dạng viên uống thảo dược, dành riêng cho người huyết áp thấp.

Biện pháp điều trị huyết áp thấp bằng thuốc

Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị huyết áp thấp tư thế đứng. Ví dụ, thuốc fludrocortisone giúp làm tăng lượng máu của bạn, thường được sử dụng để điều trị dạng huyết áp này. Ngoài ra, các bác sỹ cũng thường sử dụng midodrine (Orvaten) để nâng cao huyết áp ở những người bị tụt huyết áp mạn tính, thuốc hoạt động bằng cách co mạch, từ đó làm tăng huyết áp.

Điều trị huyết áp thấp không hề khó, vì vậy hãy kiên trì áp dụng những biện pháp trên để huyết áp thấp không còn là nỗi lo lắng cho bạn và cả gia đình.

Ds. Thu Hằng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/treatment/txc-20316645

http://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-treatment#1

Viết bình luận