Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mỏi mắt nhức mắt – Những nguyên nhân thường gặp và giải pháp trị

Ngày đăng: 25 Tháng Mười Hai, 2019
5/5 - (6 bình chọn)

Mỏi mắt nhức mắt là cảm giác mà hầu hết chúng ta đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân đơn giản chỉ là do thiếu ngủ, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về mắt nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này để bảo vệ thị lực kịp thời.

Mỏi mắt nhức mắt do nguyên nhân gì?

Mỏi mắt nhức mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mỗi nguyên nhân sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, cụ thể như sau.

– Lẹo, chắp: Là tình trạng xuất hiện nốt sưng ở mí mắt, xảy ra khi tuyến tiết dầu ở mắt bị tắc hoặc nang lông mi bị nhiễm trùng, gây mỏi mắt nhức mắt kèm theo nóng đỏ, sưng mắt.

– Đau mắt đỏ: Là tình trạng viêm kết mạc mắt do dị ứng hoặc nhiễm trùng khiến các mạch máu trong kết mạc giãn ra và bị sung huyết. Lòng trắng mắt của người bệnh sẽ chuyển thành màu đỏ, kèm theo cảm giác ngứa rát, mỏi mắt nhức mắt.

– Giác mạc bị trầy xước: Điều này rất dễ xảy ra khi chúng ta dụi mắt hoặc có bụi, vật lạ xâm nhập vào mắt. Tình trạng này chỉ gây mỏi mắt nhức mắt trong thời gian ngắn, có thể tự hết sau vài ngày vệ sinh mắt sạch sẽ và nhỏ nước muối vô trùng hay nước mắt nhân tạo.

– Viêm giác mạc: Giác mạc bị viêm là nguyên nhân gây mỏi mắt nhức mắt, đỏ rát mắt ở những người hay đeo kính áp tròng, bị khô mắt mạn tính, hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều gió bụi, vi khuẩn, virut mà không che chắn hay vệ sinh mắt đúng cách.

– Tăng nhãn áp: Thường xảy ra khi thủy dịch bị tích tụ quá nhiều trong mắt, làm tăng áp lực lên dây thần kinh thị giác và các bộ phận khác của mắt. Điều này không chỉ gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như mỏi mắt nhức mắt, đau hốc mắt, đau đầu, sưng đỏ mắt, buồn nôn… mà còn có thể khiến thị lực suy giảm nhanh chóng, thậm chí mất hoàn toàn nếu không được phát hiện và trị kịp thời.

Đục thủy tinh thể: Khi thủy tinh thể đục, khả năng co giãn, điều tiết sẽ giảm sút, người bệnh sẽ có cảm giác nhức mỏi mắt, chói sáng và nhìn mờ như có màng sương che phủ. Đây chính là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa phổ biến nhất hiện nay.

Khô mắt: Thiếu hụt nước mắt sẽ khiến mắt không được bảo vệ đầy đủ, dễ bị tác động bởi những yếu tố độc hại từ môi trường như ánh nắng, bụi gió, không khí khô nóng, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử… gây mỏi mắt nhức mắt, cộm rát mắt âm ỉ kéo dài.

– Viêm màng bồ đào, viêm mống mắt: Mống mắt và màng bồ đào nằm phía trong, được bảo vệ bởi giác mạc, kết mạc, tuy nhiên cũng rất dễ bị viêm do chấn thương, phản ứng tự miễn hoặc nhiễm trùng, gây mỏi mắt nhức mắt, đau đỏ mắt và nhìn mờ.

– Viêm dây thần kinh thị giác: bệnh đa xơ cứng, nhiễm trùng có nguy cơ gây viêm dây thần kinh thị giác ở đáy mắt, gây nhìn mờ và mỏi mắt nhức hốc mắt, đặc biệt khi cử động mắt.

Mỏi mắt nhức mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nếu mỏi mắt nhức mắt luôn khiến bạn khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài: 0972 032 029 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn giải pháp trị hiệu quả, nhanh chóng.

Cách trị mỏi mắt nhức mắt

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mỏi mắt nhức mắt sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, trong đó 2 phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc và phẫu thuật.

Dùng thuốc

– Mỏi mắt nhức mắt do khô mắt, trầy xước giác mạc: dùng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý đẳng trương vô trùng để làm sạch và cung cấp độ ẩm cho mắt, giúp mắt được thư giãn và phục hồi nhanh hơn.

– Mỏi mắt nhức mắt do lẹo, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, viêm dây thần kinh thị giác: Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm để chống lại vi khuẩn, virut, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.

– Mỏi mắt nhức mắt do tăng nhãn áp: Dùng thuốc hạ nhãn áp để làm giảm tiết thủy dịch hoặc làm tăng thoát thủy dịch ra khỏi mắt, qua đó đưa áp lực trong mắt trở về mức thường.

Phẫu thuật

Áp dụng trong một số trường hợp mỏi mắt nhức mắt do đục thủy tinh thể nặng, tăng nhãn áp nặng, tăng nhãn áp góc đóng, chắp.

– Phẫu thuật trị tăng nhãn áp: Bác sĩ sẽ tiến hành làm khơi thông lỗ thoát thủy dịch hoặc tạo thêm kênh thoát mới.

– Phẫu thuật trị đục thủy tinh thể: Bác sĩ tiến hành hút bỏ thủy tinh thể đã đục và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo tương tự.

– Chắp: Bác sĩ sử dụng máy nén ấm áp lên tuyến tiết dầu của mắt người bệnh để thông tắc.

Giải pháp loại bỏ mỏi mắt nhức mắt tại nhà

Ngoài những phương pháp điều trị trên, việc áp dụng những mẹo dưới đây cũng có thể giúp bạn giảm mỏi mắt nhức mắt nhanh chóng, hiệu quả hơn.

– Đắp mắt bằng dưa chuột, khoai tây cắt lát, túi trà lọc hoặc khăn bông bọc đá lạnh trong khoảng 5 – 10 phút

Đắp dưa chuột là giúp giảm mỏi mắt nhức mắt nhanh chóng

– Chú ý chớp mắt nhiều hơn khi đọc sách hay làm việc với máy tính, điện thoại thông minh.

– Áp dụng quy tắc 20-20-20, nghĩa là cứ sau 20 phút làm việc, bạn hãy ngưng lại và nhìn ra xa khoảng 20 feet (6m) trong khoảng 20 giây.

– Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài trời hoặc tiếp xúc với ánh sáng xanh, gió bụi.

– Uống đủ nước và ăn đủ lượng rau quả cần thiết mỗi ngày, đặc biệt chú ý đến rau quả màu sắc sặc sỡ như đu đủ, cam, cà chua, ớt chuông, cải xoăn, súp lơ xanh…

– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya

– Tập các bài luyện mắt thường xuyên như xoay tròn mắt, chườm ấm mắt bằng tay, mát xa mắt, nhìn xa gần, vẽ hình bằng mắt…

– Sử dụng viên uống bổ mắt chứa các dưỡng chất thiết yếu cho mắt, tiêu biểu như Alpha lipoic acid, Lutein, Kẽm, Quercetin…

Rất nhiều trường hợp đã bị giảm thị lực nghiêm trọng chỉ vì chủ quan, không điều trị sớm khi thấy mỏi mắt nhức mắt. Để không rơi vào hoàn cảnh như vây, bạn cần quan tâm chăm sóc mắt hơn, đồng thời cần đi khám ngay khi thấy mắt nhức mỏi hoặc có các biểu hiện bất thường khác.

Xem thêm

12 bài tập tốt giúp giảm mỏi mắt nhức mắt nhanh chóng

Top thực phẩm tốt nhất giúp mắt luôn sáng khỏe

Bạn đang mắc bệnh gì về mắt? Hãy tự chẩn đoán ngay!

 

DS:Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận