Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco: Nên hay không?

Ngày đăng: 18 Tháng Sáu, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco là dùng năng lượng sóng siêu âm tán nhuyễn thủy tinh rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, sau đó thay bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả tối ưu và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, bất cứ giải pháp phẫu thuật nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy người bệnh đục thủy tinh thể có nên thực hiện mổ Phaco không?

Cách tiến hành mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco

Quá trình phẫu thuật Phaco thường chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút – 1 giờ theo các bước cụ thể sau:

– Bước 1: Gây tê cục bộ phía sau nhãn cầu và rạch một đường dài khoảng 3mm trên giác mạc đã được gây tê.

– Bước 2: Bóc tách lớp nang mềm bao bọc thủy tinh thể và dùng 1 cây kim nhỏ bằng kim loại titan phát ra sóng siêu âm (tần suất 40.000 lần/giây) để nhũ hóa thủy tinh thể, sau đó hút hết ra ngoài

– Bước 3: Ngay lập tức đặt một thủy tinh thể nhân tạo vào đúng vị trí thủy tinh thể cũ và kết thúc phẫu thuật mà không không cần khâu vết mổ, vì nó sẽ tự liền.         

Quy trình thực hiện mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco

Ưu điểm của mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco

So với phương pháp phẫu thuật truyền thống thì mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, bởi nó có thể mang lại nhiều ưu thế vượt trội:

– An toàn, giảm các biến chứng của phẫu thuật.

– Thời gian phẫu thuật Phaco diễn ra rất nhanh chỉ khoảng 15 phút – 1 giờ.

– Phẫu thuật không gây đau, không chảy máu, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày.  

– Vết mổ nhỏ, không cần khâu mà có thể tự liền.

– Thị lực phục hồi sớm và tốt sau mổ một hoặc vài ngày.

– Có thể điều chỉnh một số tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị)

Những rủi ro khi thực hiện mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco

Giống như mọi loại phẫu thuật khác, mổ Phaco cũng có những rủi ro nhất định, chẳng hạn như:

Biến chứng trong quá trình phẫu thuật

– Không loại bỏ hoàn toàn thủy tinh thể bị đục

– Rách lớp màng nâng đỡ thủy tinh thể

– Chảy máu trong mắt

– Một phần thủy tinh thể bị đục “lạc” về phía sau của mắt

– Tổn thương các bộ phận khác của mắt, đặc biệt là giác mạc.

Biến chứng sau phẫu thuật

– Đục bao sau: Là biến chứng thường gặp sau mổ, nguyên nhân là do các tế bào biểu mô của nhân thủy tinh thể còn sót và phát triển bất thường ở lớp bao sau gây mờ đục.

– Sưng, đỏ mắt, viêm, nhiễm trùng mắt.

– Sưng võng mạc, võng mạc chuyển màu nâu do tích tụ chất lỏng giữa các lớp võng mạc phía sau của mắt, hoặc bong rách võng mạc gây ảnh hưởng đến thị lực

– Sưng phù giác mạc, thường có thể tự hết mà không cần điều trị

Tăng nhãn áp do tổn thương hệ thống thoát dịch của mắt trong quá trình phẫu thuật khiến áp suất bên trong mắt tăng lên, có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

Nên hay không nên mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco?

Mặc dù mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco mang lại hiệu quả cao và khá an toàn cho người bệnh, nhưng nó cũng tiềm ẩn những biến chứng ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Bởi vậy, các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo người bệnh chỉ nên thực hiện khi thị lực đã quá kém (<3/10), ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Chỉ nên mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco khi thực lực đã quá kém

Còn trong trường hợp thị lực, tầm nhìn vẫn còn tốt, bạn có thể cân nhắc chưa cần phẫu thuật, thay vào đó thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bằng cách:

– Bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày với các loại thực phẩm bổ mắt bao gồm rau xanh, ngũ cốc, các loại hải sản, trứng, sữa,… để cung cấp các loại vitamin thiết yếu nuôi dưỡng và bảo vệ mắt.

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích, đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao và dành thời gian mát xa cho đôi mắt mỗi ngày.

– Đeo kính mát, đội nón, mũ,… khi đi ra ngoài trời nắng để ngăn chặn tia UV từ ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến mắt.

– Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết và huyết áp bằng cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để hạn chế chế biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.

– Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời ngay khi có những dấu hiệu nguy hại cho mắt.

Bên cạnh đó, người bệnh đục thủy tinh thể nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt thông qua các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài và an toàn. Để phòng ngừa và ngăn chặn đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn, người bệnh nên chọn những viên uống bổ mắt có chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể thấm tốt vào mô mắt để dọn dẹp các gốc tự do như Alpha lipoic acid, kết hợp cùng các chất chống thoái hóa Lutein, Zeaxanthin,…nhằm giảm bớt tác hại từ tia UV đến mắt. Đây là giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn đục thủy tinh thể tối ưu mà ngay cả những người chưa hoặc đã mắc phải căn bệnh này nên sớm áp dụng để đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

Viên uống bổ mắt có chứa Alpha lipoic acid tốt cho người bệnh đục thủy tinh thể

Cách chăm sóc để phòng ngừa biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể

Mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco mặc dù an toàn và mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tuy nhiên vẫn có những rủi ro tiềm ẩn, bởi vậy người bệnh vẫn nên cân nhắc trước khi thực hiện. Tốt nhất ngay từ bây giờ hãy chăm sóc đôi mắt thật tốt bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, đồng thời bổ sung những viên uống bổ mắt tốt để tránh nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.surgeryencyclopedia.com/Pa-St/Phacoemulsification-for-Cataracts.html

https://www.medicinenet.com/what_is_phacoemulsification_with_iol/article.htm

Viết bình luận