Mổ cườm mắt có nguy hiểm không là băn khoăn, trăn trở của nhiều rất nhiều người không may bị cườm nước hay cườm khô. Những tư vấn chi tiết từ chuyên gia nhãn khoa ngay sau đây sẽ giúp bạn thấu tỏ vấn đề này, từ đó xác định đúng hướng điều trị cho bản thân và gia đình.
Mục lục
Cườm mắt là tên gọi chung của cườm khô (đục thủy tinh thể) và cườm nước (glocom hay tăng nhãn áp). Tùy từng bệnh sẽ có các phương pháp mổ khác nhau.
Mục đích của mổ mắt cườm nước là khơi thông dòng chảy của thủy dịch, từ đó làm giảm áp suất trong mắt. Người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp mổ như: laser tạo hình bè, cắt bè củng giác mạc, đặt van dẫn lưu… Những phẫu thuật này có thể cần thực hiện một hoặc lặp lại nhiều lần tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng của từng người.
Hiện nay chỉ có một phương pháp được dùng phổ biến là mổ thay thủy tinh thể nhân tạo. Bác sĩ sẽ tiến hành làm nhỏ vụn và hút thủy tinh thể đã đục của người bệnh ra ngoài qua một vết rạch trên giác mạc mắt, sau đó đưa một thấu kính trong suốt vào để thay thế. Phẫu thuật này thường chỉ thực hiện một lần duy nhất, trừ trường hợp thấu kính nhân tạo bị đặt lệch hay sai độ thì mới cần mổ lại.
Phương pháp mổ cườm khô phổ biến hiện nay là thay thủy tinh thể nhân tạo
Cũng giống như mọi phẫu thuật khác, mổ cườm mắt cũng tiềm ẩn những rủi ro, ảnh hưởng xấu đến thị lực cũng như sức khỏe của người bệnh. Tùy phương pháp mổ và tình trạng sức khỏe mà mỗi người có thể gặp phải các biến chứng khác nhau. Các biến chứng này có thể chỉ là cảm giác đau nhức mắt tạm thời, tuy nhiên cũng có thể là tổn thương dây thần kinh thị giác, võng mạc,… gây giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù vĩnh viễn.
– Đục màng bao sau: Đây là biến chứng phổ biến nhất, xảy ra khi lớp màng bao phía sau thủy tinh thể (phần được giữ lại để cố định thấu kính nhân tạo) bị đục dần khiến người bệnh nhìn mờ như sương che kèm theo các triệu chứng tương tự như trước khi mổ.
– Viêm giác mạc: Vết rạch trên giác mạc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut xâm nhập gây viêm, khiến người bệnh có biểu hiện sưng đau, đỏ mắt, chảy mủ,… rất khó chịu.
– Khô mắt: Đây là biến chứng thường ở người lớn tuổi. Sau một vài tuần cảm giác khô rát mắt có thể giảm bớt dần, tuy nhiên cũng có thể tiến triển thành dạng mạn tính khó điều trị.
– Đục dịch kính: Làm xuất hiện những dấu tròn, đoạn thẳng, chấm đen trôi lơ lửng trước mắt, gây cản trở tầm nhìn.
– Bong, rách võng mạc: Biến chứng này khá nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết là hiện tượng chớp sáng, lóe sáng; nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ bị giảm thị lực không thể hồi phục.
Mổ cườm mắt có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm
– Đau nhức mắt, sưng đỏ trong thời gian dài.
– Xuất huyết mắt gây mất thị lực tạm thời.
– Đục thủy tinh thể: khiến mắt nhìn mờ dần, kèm theo chói sáng, nhìn đôi…
– Viêm màng bồ đào: gây nhìn mờ kèm theo đau nhức âm ỉ vùng hốc mắt.
– Viêm mủ nội nhãn: biến chứng này rất nguy hiểm, có thể gây mù, thậm chí phải cắt bỏ toàn bộ mắt.
– Phù điểm vàng: áp suất trong mắt thay đổi có thể tác động đến vùng đáy mắt, gây phù điểm vàng, làm mất sự sắc nét của hình ảnh.
Không ai biết trước liệu mình có gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên hay không. Do vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay cả trước và sau mổ cườm mắt. Liên hệ ngay đến tổng đài 0972 032 029 để được tư vấn giải pháp bảo vệ thị lực tối ưu.
Để giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khi mổ cườm mắt, đồng thời giúp hồi phục thị lực nhanh hơn, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
– Đi tái khám theo lịch hẹn và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
– Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý vô khuẩn hoặc bằng khăn ẩm sạch.
– Dùng băng hoặc kính bảo vệ mắt khoảng 7 ngày sau mổ để ngăn ánh nắng, gió bụi, vi khuẩn tác động xấu đến mắt.
Đeo băng hoặc kính sau mổ cườm mắt sẽ giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm
– Tránh chạm tay trực tiếp vào mắt, không dụi mắt.
– Tránh xem ti vi, đọc sách báo, dùng máy tính, điện thoại thông minh trong ít nhất 3 ngày sau mổ.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại cá để cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt.
– Sử dụng sản phẩm bổ mắt có chứa Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein, Hoàng đằng trong tối thiểu 3 tháng sau mổ.
– Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, cà phê, nước có ga…
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh thức khuya.
– Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, tuy nhiên cần tránh động tác cúi gập người, cúi thấp đầu.
Xem thêm:
Sản phẩm bổ mắt chứa dưỡng chất quan trọng giúp tăng thị lực sau mổ cườm
Những thực phẩm tốt nhất giúp mắt nhanh sáng khỏe sau mổ cườm mắt
Mổ cườm mắt có nguy hiểm không là tùy thuộc vào loại phẫu thuật, tình trạng bệnh và chế độ chăm sóc của từng người. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng có thể xảy ra khi mổ cườm mắt, từ đó chủ động phòng ngừa sớm để gìn giữ được thị lực sáng khỏe.
Ds. Diệp Chi
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận