Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mắt bị cườm – Không cẩn trọng rất dễ mù lòa vĩnh viễn

Ngày đăng: 26 Tháng Mười, 2020
5/5 - (5 bình chọn)

Tốc độ người bị cườm mắt tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tỷ lệ giảm thị lực và mù lòa ở xã hội sẽ có nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát, điều này có thể trở thành một thách thức lớn với toàn ngành nhãn khoa ở Việt Nam. Vậy mắt bị cườm là gì mà nguy hiểm đến thế? Làm thế nào để gìn giữ được tầm nhìn? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Mắt bị cườm là mắc bệnh gì?

Mắt bị cườm là cụm từ chỉ 2 căn bệnh nhãn khoa rất phổ biến là cườm nước (glocom) và cườm khô (đục thủy tinh thể).

– Mắt bị cườm nước: là khi áp suất trong mắt tăng cao, làm tổn thương tới nhiều bộ phận, trong đó có các dây thần kinh thị giác và gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt. Dây thần kinh thị giác làm nhiệm vụ chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu truyền lên não bộ phân tích, giúp chúng ta nhận biết được hình ảnh của sự vật. Bởi vậy khi mắt bị cườm nước, người bệnh sẽ có biểu hiện nhìn mờ, đau nhức hốc mắt, căng tức mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đau đầu, buồn nôn…

– Mắt bị cườm khô: là tình trạng thủy tinh thể – thấu kính làm nhiệm vụ hội tụ ánh sáng của mắt bị đục, ngăn cản tia sáng truyền đến võng mạc, khiến mắt nhìn mờ như có sương che, chói sáng, nhìn đôi, thấy chấm đen ruồi bay, chảy nước mắt sống…

Nguyên nhân khiến mắt bị cườm

Lão hóa kích hoạt phản ứng stress oxy hóa sản sinh ra nhiều gốc tự do độc hại là nguyên nhân chủ yếu khiến mắt bị cườm khô và cườm nước, bởi vậy, những người từ 40 tuổi trở lên là đối tượng mắc bệnh đông đảo nhất. Ngoài ra, hiện nay có nhiều người trẻ tuổi đã bị cườm mắt là do một số yếu tố sau:

– Dùng thuốc corticoid, thuốc an thần, thuốc hạ mỡ máu, thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp tim… dài ngày.

– Mắc một số bệnh di truyền có ảnh hưởng đến mắt như rubella, down, thiếu galacto máu, giang mai, nhiễm virut herpes…

– Đang mắc tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu… hay các bệnh về mắt như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc, tật khúc xạ, khô mắt…

– Bị chấn thương mắt hay đã trải qua phẫu thuật mắt.

– Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.

– Sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi…) liên tục nhiều giờ hàng ngày.

– Tiếp xúc thường xuyên với tia tử ngoại từ ánh nắng, ánh sáng xanh, tia lửa hàn điện…

– Chế độ ăn không cân bằng, thiếu dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

Mắt có thể bị cườm do nhiều rất nguyên nhân khác nhau

Mắt bị cườm nguy hiểm thế nào?

Cườm khô hiện là bệnh mắt phổ biến nhất trên thế giới, đồng thời cũng là nguyên nhân gây mù hàng đầu. Theo thống kê, có đến 250.000 người mù tại Việt Nam là do mắt bị cườm khô, chiếm đến hơn 70% các trường hợp mù. Không dừng lại ở đó, mỗi năm số người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này lại tăng thêm đến hơn 150.000 người.

So với cườm khô, cườm nước ít gặp hơn, tuy nhiên diễn biến bệnh lại khó lường và có thể làm giảm thị lực đột ngột, thậm chí mù lòa chỉ sau vài tháng hay vài tuần.

Thông qua việc làm giảm thị lực, mắt bị cườm cũng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu khác cho người bệnh như hạn chế khả năng làm việc, giao tiếp; đi lại khó khăn, dễ gặp tai nạn; thu hẹp cuộc sống gây buồn chán, tự ti, trầm cảm…

Mắt bị cườm phải trị ra sao?

Hiện nay đã có nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị cườm mắt, tuy nhiên nên dùng phương pháp nào, hiệu quả đến đâu sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người, cụ thể như sau.

Dùng thuốc tây y

Hiện nay khi mắc cườm nước, người bệnh có thể được bác sĩ kê một số loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống như Azopt, Miotics, Xalatan, Timoptic… Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm tiết hoặc tăng đào thải thủy dịch ra ngoài, qua đó làm giảm áp suất trong mắt, ngăn cản tổn thương các dây thần kinh thị giác.

Còn đối với bệnh cườm khô, hiện có một loại thuốc chứa Lanosterol được cho là có thể giúp ngăn cản quá trình kết tụ của protein trong thủy tinh thể, đồng thời phân tách các mảng đục hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này mới chỉ được thí nghiệm trên động vật và đang trong quá trình nghiên cứu để ứng dụng trên người.

Mắt bị cườm có thể chữa trị bằng một số loại thuốc đặc hiệu

Phẫu thuật chữa mắt bị cườm

Mắt bị cườm nước: Khi không đáp ứng với thuốc hoặc trong trường hợp áp suất trong mắt tăng cao cấp tính, người bệnh có thể được chỉ định một số phẫu thuật như chiếu laser để tạo lỗ thoát, mổ cắt bè tạo kênh thoát hay đặt ống dẫn nhân tạo để giúp thủy dịch lưu thông ra ngoài nhanh chóng.

– Mắt bị cườm khô: Khi thị lực ở mức quá kém, người bệnh có thể được chỉ định mổ để hút bỏ thủy tinh thể đã đục và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo làm từ silicon hay nhựa.

Bên cạnh lợi ích, phẫu thuật cườm mắt có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu mắt, nhiễm trùng mắt, khô mắt, bong rách võng mạc, đục bao sau, đục dịch kính… Do vậy, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại bệnh viện uy tín, đồng thời cần có chế độ chăm sóc mắt tốt trong suốt quá trình trước, trong và sau phẫu thuật.

Bổ sung dưỡng chất thiết yếu

Các dưỡng chất chống oxy hóa, chống lão hóa, vitamin và khoáng chất như Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein, Quercetin, vitamin B2… đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cấu trúc và chức năng của mắt. Đối với những người đang bị cườm mắt thì nhu cầu về các dưỡng chất này lại càng nhiều hơn.

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Úc, Hoa Kỳ, Nga, bổ sung đầy đủ Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein, Quercetin, vitamin B2 có khả năng loại bỏ sạch các gốc tự do độc hại trong mắt, bảo vệ cấu trúc của thủy tinh thể và dây thần kinh thị giác, qua đó giúp ngăn cản cườm mắt tiến triển, giảm bớt biểu hiện mờ nhòe, chói sáng, nhức mỏi mắt, thấy chấm đen…, đồng thời phòng tránh mù lòa hiệu quả. Hiện nay, người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất này qua chế độ ăn uống nhiều rau quả tươi và cá biển hoặc đơn giản, tiện lợi hơn là sử dụng những sản phẩm hỗ trợ có chứa kết hợp chúng.

Mắt bị cườm là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu thì tiên lượng sẽ rất tốt. Bởi vậy, nắm rõ các dấu hiệu để nhận biết sớm và chủ động đối mặt chính là chìa khóa giúp người bệnh gìn giữ đôi mắt sáng bền vững. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện đến tổng đài 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm

Những món ăn tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắt bị cườm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho mắt bị cườm

 

Dược sĩ Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/glaucoma/vdsa

https://www.nhs.uk/conditions/cataracts/vsa

Viết bình luận

  1. Trịnh Hải Yến :

    Tôi bị cườm mắt thị lực còn 6/10 nhưng tôi khộng muốn mổ. Tôi muốn dùng thuốc thì có loại nào? Bệnh của tôi có cần kiêng gì không?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trịnh Hải Yến,
      Với trường hợp đục thủy tinh thể, thị lực 6/10 như hiện tại, bạn chưa nhất thiết phải mổ thay thủy tinh thể, thay vào đó bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang, chứa các dưỡng chất thiết yếu cho mắt cùng chất chống oxi hóa và chống thoái hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, vitamin B12, Kẽm… để tăng cường thị lực và giúp mắt sáng khỏe hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang tại đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bằng cách:
      – Hạn chế sử dụng thường xuyên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi, ipad,…
      – Không học tập, đọc sách hay sử dụng điện thoại trong môi trường thiếu ánh sáng
      – Giữ mắt cách sách vở, màn hình máy tính, điện thoại khoảng 35 – 40cm
      – Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như rau củ quả màu đỏ cam, cá biển, các loại hạt,…
      – Uống đủ nước, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh thức khuya quá 11 giờ, giữ tinh thần thoải mái để mắt được thư giãn, nghỉ ngơi.
      – Đeo kính mát để tránh ánh sáng, gió, khói bụi khi đi ra ngoài.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!