Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Bệnh cườm khô và những thông tin đầy đủ, mới nhất từ A – Z

Ngày đăng: 9 Tháng Một, 2018
4.3/5 - (6 bình chọn)

Cườm khô (hay đục thủy tinh thể, cườm đá, cườm hạt) là tình trạng thủy tinh thể – thấu kính nằm sau mống mắt bị mờ đục do một vài nguyên nhân nào đó, khiến thị lực người bệnh suy giảm, nặng hơn có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này? Và liệu có cách nào để trị khỏi hoàn toàn cườm khô không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cườm khô

Trong giai đoạn đầu, cườm khô thường ít ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh. Dấu hiệu nhận biết điển hình nhất là tầm nhìn bị mờ đi, giống như nhìn qua một tấm kính phủ đầy sương mù. Theo thời gian, nếu không có các biện pháp quản lý tốt, các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều và trầm trọng hơn:

– Nhìn mờ nhòe, không thấy rõ vật ở xa.

– Khó khăn khi nhìn ở nơi ánh sáng yếu, do vậy cần dùng nhiều đèn sáng hơn khi học, làm việc, xem ti vi, đọc sách báo,…

– Nhạy cảm với ánh sáng, bị chói lóa khi nhìn vào ánh sáng mặt trời hoặc đèn xe trong đêm.

– Hình ảnh mọi vật nhìn thấy đều ngả màu vàng.

– Nhìn một vật thành hai, còn gọi là nhìn đôi, song thị

– Xuất hiện các đốm đen, chấm đen, “ruồi bay” trước mắt

– Thay đổi kính mắt thường xuyên do tăng độ nhanh.

Nhìn mờ là một triệu chứng điển hình của cườm khô

Nhìn mờ là một triệu chứng điển hình của cườm khô

Có những loại cườm khô nào?

Tùy theo vị trí đục mờ trong cấu trúc thủy tinh thể mà cườm khô được chia thành 4 dạng:

– Cườm khô thể nhân: Mảng đục xuất hiện đầu tiên tại nhân của thủy tinh thể gây hiện tượng nhìn mờ, dễ bị nhầm lẫn với tật cận thị. Nhưng điểm khác biệt ở bệnh cườm khô là thủy tinh thể sẽ chuyển sang màu vàng, nâu nhạt gây khó phân biệt màu sắc.

– Cườm khô thể vỏ: Bắt đầu với những đốm mờ màu trắng hoặc các vệt đen ở cạnh ngoài của thủy tinh thể. Các mảng mờ này sẽ tiến triển dần, lan tới trung tâm và làm ảnh hưởng tới quá trình ánh sáng đi qua trung tâm của thấu kính, gây giảm thị lực.

– Cườm khô thể đáy sau: Đốm mờ đục hình thành tại mặt sau của thủy tinh thể, gây cảm giác chói lóa khi nhìn vào các nguồn sáng mạnh: mặt trời, ánh đèn xe. Dạng cườm khô này thường tiến triển nhanh hơn các dạng khác.

– Cườm khô bẩm sinh: Một số người ngay từ khi sinh ra đã gặp bệnh cườm khô. Nguyên nhân thường do di truyền, hay có liên quan đến bệnh nhiễm trùng,…

Nguyên nhân gây bệnh cườm khô

Nguyên nhân chính gây cườm khô là do quá trình lão hóa của tuổi tác, bởi vậy người ta hay gọi là căn bệnh của tuổi già. Các protein cấu tạo nên thủy tinh thể được sắp xếp một cách đặc biệt, cho phép ánh sáng đi qua và tập trung hình ảnh rõ nét tại võng mạc. Khi chúng ta già đi, quá trình lão hóa đã khiến các protein biến dạng, kết tụ lại với nhau và hình thành các mảng đục che khuất tầm nhìn.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh cườm khô đó là:

– Mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì.

– Sau chấn thương vùng mắt hoặc phẫu thuật mắt.

– Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm nhóm Steroid dài ngày.

– Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, tiếp xúc quá lâu với các nguồn sáng mạnh như: mặt trời, ánh sáng từ hàn điện…

Sự lão hóa của tuổi già là nguyên nhân chính gây bệnh cườm khô

Sự lão hóa của tuổi già là nguyên nhân chính gây bệnh cườm khô

Các phương pháp phòng và điều trị cườm khô phổ biến hiện nay

Lối sống khoa học giúp phòng ngừa, ngăn chặn cườm khô tiến triển

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của các chuyên gia nhãn khoa dành cho người bệnh cườm khô:

– Ngừng hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

– Kiểm tra mắt thường xuyên nhằm sớm phát hiện cườm khô nếu có.

– Kiểm soát cân nặng, chỉ số huyết áp, lượng đường huyết của bạn.

– Đeo kính bảo hộ tránh tác hại từ nguồn sáng mạnh hay khói bụi từ môi trường xung quanh.

– Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường rau, củ, quả có màu xanh, đỏ, vàng (cà rốt, cam, chanh, đu đủ, bông cải, rau bina,…); uống nhiều nước (2 lít/ngày); hạn chế thực phẩm giàu đường, chất béo bão hòa,…

Sử dụng một số sản phẩm bổ mắt chứa Alpha lipoic acid và Hoàng đằng được xem là giải pháp mang tính đột phá trong hỗ trợ điều trị cườm khô. Bởi ngoài tác dụng chống oxy hóa mạnh, thấm tốt vào trong mắt, Alpha lipoic acid còn giúp khôi phục các chất chống oxy hóa nội sinh đã mất tác dụng. Khi kết hợp với hoạt tính kháng sinh tự nhiên từ Hoàng đằng đã tạo ra những hàng rào bảo vệ vững chắc cho mắt, ngăn chặn quá trình lão hóa, duy trì sự trong suốt của thủy tinh thể.

Xem thêm: Thông tin về viên uống bổ mắt chuyên biệt dành cho người bệnh đục thủy tinh thể

Phương pháp phẫu thuật trị cườm khô

Thay thủy tinh thể nhân tạo là giải pháp hữu ích nếu thị lực của bạn đã giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới công việc và chất lượng cuộc sống. Thủ thuật này không quá phức tạp, và với công nghệ y khoa hiện đại như ngày nay thì việc gặp rủi ro hay biến chứng trong mổ là rất thấp.

Tuy nhiên do khả năng điều tiết của thủy tinh thể nhân tạo không tốt bằng thủy tinh thể tự nhiên, vì vậy, các chuyên gia nhãn khoa luôn khuyến cáo người bệnh cườm khô chỉ nên nghĩ đến phẫu thuật khi mà các giải pháp trên không giúp họ cải thiện nhiều.

Ds. Cao Thủy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/symptoms-causes/syc-20353790

https://www.medicinenet.com/cataracts/article.htm

http://www.allaboutvision.com/conditions/cataracts.htm

Viết bình luận