Huyết áp thấp và thiếu máu não

Hạ huyết áp nên uống gì? – Đừng nên bỏ qua 10 đồ uống dễ làm này!

Ngày đăng: 3 Tháng Tư, 2020
5/5 - (5 bình chọn)

Hạ huyết áp nên uống gì là kiến thức cơ bản mà chúng ta nên tự trang bị cho bản thân bởi đôi khi đó có thể là chìa khóa giúp bạn vượt qua những tình huống nguy hiểm. Dưới đây là 10 loại đồ uống dễ làm nhưng có tác dụng rất tốt cho người bị hạ huyết áp. 

Trà gừng

Trà gừng là loại đồ uống đầu tiên mà bạn nên nghĩ ngay đến khi bị tụt huyết áp. Theo Đông y, gừng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể và chống nôn, từ đó làm giảm nhanh cảm giác chóng mặt, lạnh chân tay, da xanh tái, buồn nôn do hạ huyết áp. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn thái gừng thành lát mỏng, hãm với nước sôi, thêm mật ong hoặc đường và uống khi ấm.

Nước muối, nước đường

Nếu không có sẵn trà gừng, bạn hãy pha ngay một cốc nước đường hoặc nước muối (khoảng 200 – 300ml) để thay thế. Thành phần natri trong muối và glucose trong đường sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu của máu, kéo nước vào bên trong lòng mạch, từ đó tăng lượng máu và tăng chỉ số huyết áp. Ngoài ra, nếu có bệnh huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị tụt huyết áp, bạn nên ăn mặn hơn bình thường một chút.

Nước lọc

Uống ngay 2 cốc nước lọc (tương đương khoảng 400 – 600ml) sẽ là lựa chọn đơn giản nhất cho câu hỏi “hạ huyết áp nên uống gì” vì nước sẽ làm tăng lượng máu tuần hoàn và kéo chỉ số huyết áp lên. Với những người có huyết áp thường xuyên thấp dưới 90/60 cần chú ý uống đủ nước tối thiểu 1.5 – 2 lít nước/ngày tùy trọng lượng cơ thể để ổn định huyết áp, tránh bị tụt huyết áp trở lại.

Hạ huyết áp nên uống gì?

Trà cam thảo

Uống trà cam thảo có thể giúp tăng chỉ số huyết áp, đây là kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh. Cụ thể, hoạt chất chính của rễ cam thảo là acid glycyrrhizinic kích thích cơ thể tăng sản sinh mineralocorticoid nội sinh – hormon đóng vai trò điều chỉnh huyết áp thông qua tái hấp thu muối nước tại thận và co mạch máu

Nước dừa

Nước dừa cung cấp ít năng lượng, chất béo và đường nhưng lại có hàm lượng chất điện giải cao như natri, kali, magie, canxi, do vậy đây sẽ là đồ uống tuyệt vời giúp bù nước cho cơ thể, từ đó kéo huyết áp lên nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại nước chứa điện giải khác như nước bổ sung ion, oresol… hoặc pha nước chanh muối đường.

Trà sâm

Sâm là loại đồ uống tốt cho việc phục hồi thể trạng khi bị hạ huyết áp nhờ tác dụng tăng cường chức năng tim, cải thiện lưu thông máu và đặc biệt là làm tăng huyết áp ở liều thấp. Uống một cốc trà sâm sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, bủn rủn chân tay.

Trà húng quế

Cho vài lá húng quế tươi hoặc loại đã phơi khô vào một cốc nước, thêm vài lát gừng tươi và đổ nước sôi vào, đợi trong vài phút và uống khi ấm. Tốt nhất là nên uống vào buổi sáng hằng ngày vì lá húng quế chứa nhiều chất khoáng, chất chống oxi hòa và vitamin C sẽ giúp điều hòa chỉ số huyết áp, giảm mỡ máu, thư giãn tinh thần rất tốt.

Hạ huyết áp nên uống trà húng quế

Cà phê và đồ uống chứa caffein

Đồ uống chứa caffein như cà phê, socola, cacao, trà… có thể làm tăng huyết áp tạm thời nhờ kích thích hệ tim mạch và tăng nhịp tim. Bởi vậy sẽ hữu ích cho những trường hợp bị tụt huyết áp. Nhưng hằng ngày bạn chỉ nên uống không quá 2 ly cà phê/ngày để tránh tác động xấu đến sức khỏe.

Nước nho khô

Nho khô có tác dụng hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận – nơi sản xuất hormon mineralocorticoid điều hòa hấp thu muối nước và chỉ số huyết áp của cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng cao chất sắt trong nho khô cũng rất tốt cho quá trình tạo máu. Ngâm một nắm nho khô trong một bát nước ấm, uống phần nước và ăn phần quả đã ngâm sẽ giúp hạn chế bị hạ huyết áp.

Viên uống bổ trợ từ thảo dược – Giải pháp tối ưu để ngăn ngừa hạ huyết áp

Các loại đồ uống kể trên sẽ giúp cải thiện tạm thời triệu chứng khó chịu khi bị hạ huyết áp, tuy nhiên để giữ chỉ số huyết áp ổn định lâu dài và ngăn ngừa tụt huyết áp tái phát trở lại, các chuyên gia tim mạch khuyên người bệnh nên sử dụng sớm sản phẩm bổ trợ từ thảo dược Đương quy để có thể tác động sâu hơn đến căn nguyên gây hạ huyết áp. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Natural Medicines, Đương quy có khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể thông qua cơ chế thần kinh thể dịch, cải thiện tính nhạy bén của thụ thể cảm áp ở thành mạch máu, đồng thời kích thích tủy xương tăng tạo máu và thúc đẩy lưu thông máu đến mọi cơ quan. 

Nghiên cứu lâm sàng tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng cho thấy, sử dụng viên uống chứa thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong 60 ngày liên tiếp sẽ giúp làm tăng chỉ số huyết áp lên mức ổn định và cải thiện rõ rệt triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ… cho người bị huyết áp thấp. Bởi vậy đây sẽ là giải pháp tối ưu mà bạn nên tham khảo để ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp tái phát thường xuyên.

Xem thêm:

Sản phẩm từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân cho người bị hạ huyết áp

Bỏ túi 13 mẹo chữa hạ huyết áp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà

Chữa hạ huyết áp bằng thuốc nam – Kinh nghiệm hay ngàn người dùng hiệu quả

Nắm rõ hạ huyết áp nên uống gì cùng các bước sơ cứu cơ bản là điều cần thiết để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân. Song song với đó, hãy biết kết hợp với những giải pháp điều trị mang tính lâu dài hơn để có thể ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp tái phát. Nếu cần giải đáp thêm bất cứ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0972032029 để được hỗ trợ nhanh nhất.

DS:Đức Huy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/low-blood-pressure-diet

https://food.ndtv.com/food-drinks/6-foods-to-have-for-those-who-have-low-blood-pressure-1842647

 

Viết bình luận