Huyết áp thấp là vấn đề sức khỏe khá phổ biến hiện nay, thường gặp nhiều ở phụ nữ với tỷ lệ mắc cao gấp 30 lần nam giới. 120/80 mmHg là chỉ số huyết áp bình thường ở một người trưởng thành, tuy nhiên khi chỉ số đó giảm thấp hơn 90/60 mmHg trong khi cơ thể luôn mệt mỏi thì đó là những biểu hiện đáng lưu ý của bệnh huyết áp thấp.
Mục lục
Người bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện cơ bản như sau:
+ Mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng ngất…
+ Khó tập trung và dễ nổi cáu
+ Có cảm giác buồn nôn, mất ngủ
+ Suy giảm khả năng tình dục
+ Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
+ Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
+ Thở dốc khi leo cầu thang hoặc làm việc nặng.
Huyết áp thấp thường có biểu hiện đau đầu, buồn nôn
Một số nguyên nhân ở các đối tượng sau được xem là lý do gây ra huyết áp thấp
+ Phụ nữ mang thai: Trong khoảng 24 tuần đầu của thời kỳ mang thai, huyết áp của họ thường giảm từ 10 – 15 mmHg. Tuy nhiên, điều này là hết sức bình thường, các chỉ số huyết áp có thể trở lại bình thường sau khi người phụ nữ sinh con.Cũng có một vài trường hợp phụ nữ sau sinh vẫn bị huyết áp thấp.
+ Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp do nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các tình trạng này có thể gây hạ huyết áp vì nó khiến máu không được lưu thông đủ trong cơ thể.
+ Người bị mất máu: Tương tự như người bị các vấn đề về tim, khi người bệnh bị tai nạn dẫn đến mất máu (hoặc chảy máu nội bộ) dẫn đến cơ thể thiếu máu, gây hạ huyết áp.
+ Người bị thiếu chất trong chế độ dinh dưỡng: Nếu cơ thể bạn thiếu các vitamin như B12, folate, sắt… có thể gây ra thiếu máu, do cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, qua đó gây ra huyết áp thấp.
Ngoài ra, một số người bị nhiễm trùng nặng, mất nước, dị ứng; người bị mắc các bệnh nội tiết hoặc đang điều trị bằng thuốc tây cũng có thể bị tác dụng phụ là hạ huyết áp
Khi người bệnh bị hạ huyết áp đột ngột (tụt huyết áp), nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Khi nhận thấy người bệnh có những dấu hiệu chóng mặt, ngất tạm thời mà nghi ngờ là huyết áp thấp, cần nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Nếu có máy đo huyết áp tại nhà có thể sử dụng đo huyết áp để có phương pháp xử lý thích hợp.
+ Tiến hành sơ cứu cho người bệnh bằng cách cho người bệnh uống 2 ly nước tương đương với 480 ml, vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, ăn thức ăn đậm muối, ăn socola, nước nho… sẽ có tác dụng làm tăng huyết áp nhanh cho người bệnh.
+ Có thể sử dụng một số loại thuốc giúp tăng huyết áp, tốt hơn hết, với những người có nguy cơ cao huyết áp thấp nên mang theo các loại thuốc có tác dụng tăng huyết áp theo bác sỹ kê đơn, phòng trường hợp tụt huyết áp đột ngột.
Đó là tất cả các phương pháp thay đổi lối sống, sinh hoạt và điều chỉnh chế độ ăn uống. Người bệnh huyết áp thấp cần lưu ý một số vấn đề sau:
Người bệnh huyết áp thấp cần phải ngủ đẫy giấc, khoảng 9 – 11 tiếng/ngày.Đây cũng là điều mà những người thân trong gia đình có người bị huyết áp thấp cần lưu ý, tránh kìm hãm giấc ngủ của người bệnh.
Lý giải vì sao cần như vậy, các chuyên gia phân tích như sau: Khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày, xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người huyết áp thấp dậy đột ngột, có thể người bệnh sẽ bị ngất đi.Chính vì vậy, việc thức dậy đúng cách rất quan trọng với người bị huyết áp thấp. Muốn vậy, người bệnh khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, tập một vài động tác đơn giản (có thể vận động các khớp xương chân tay). Sau đó ngồi dậy từ từ, để chân tay trên giường, rồi từ từ cho chân ra khỏi giường và vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế, cứ đứng như thế một lúc.
Các môn thể dục rất có lợi cho người bị huyết áp thấp như đi bộ, bơi, các trò chơi thể thao.Tuy nhiên bệnh nhân không nên chọn các môn thể thao vận động quá mạnh, và nhiều trường hợp bệnh lý đã biến mất sau thời gian luyện tập.
Duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Một số đồ uống có thể áp dụng làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, nước nho. Mỗi ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim.
Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
Với phụ nữ, đa số huyết áp thấp là do tình trạng thiếu máu, chị em có thể tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
Trong điều trị huyết áp thấp, theo nguyên tắc Đông y cần sử dụng các thuốc có tác dụng kiện tỳ, hành khí, hoạt huyết để làm tăng cường lưu thông tuần hoàn, bổ sung huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể. Tác dụng quý của Đương quy (phần rễ chính là Quy đầu) đã được ứng dụng để đưa vào công thức trong một số sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp. Việc kết hợp Quy đầu với một số thảo dược khác như Xuyên tiêu, Ích trí nhân và một số thành phần chiết xuất từ tự nhiên tốt cho sự hoạt động của tế bào não như: L-carnitin fumarat, Magie lactat đã mở ra xu hướng hỗ trợ điều trị mới cho căn bệnh này.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận