Bệnh động kinh

Động kinh cục bộ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 21 Tháng Tư, 2017
5/5 - (9 bình chọn)

Động kinh là tình trạng rối loạn thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột và quá mức của các tế bào thần kinh. Khi sự phóng điện này chỉ giới hạn ở một phần của vỏ não sẽ được gọi là cơn động kinh cục bộ. Vậy nguyên nhân dẫn tới động kinh cục bộ là gì, bệnh có biểu hiện như thế nào và điều trị sao cho hiệu quả tốt nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn tới động kinh cục bộ là gì?

Động kinh cục bộ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có tới 70% trường hợp khởi phát đột ngột mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng, 30% còn lại có thể do một trong số các yếu tố như:

– Di truyền: Một phần nguyên nhân dẫn tới động kinh là do di truyền từ một số gen có tính nhạy cảm cao với các điều kiện môi trường dẫn tới phát triển động kinh nói chung và động kinh cục bộ nói riêng.

– Chấn thương vùng đầu do tai nạn giao thông hoặc do thương tích va đập.

– Bệnh gây tổn thương não: Động kinh có thể bắt nguồn từ các chứng bệnh làm tổn thương não như khối u não, viêm màng não, đột quỵ,… Trong đó đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất ở người lớn trên 35 tuổi.

– Trẻ sơ sinh bị tổn thương não do một số yếu tố như nhiễm trùng ở mẹ, thiếu dinh dưỡng hoặc sinh ngạt.

Một số đối tượng có nguy cơ cao phát triển động kinh cục bộ đó là:

– Mắc các chứng rối loạn phát triển: Động kinh có thể liên quan đến các rối loạn về phát triển, chẳng hạn như chứng tự kỷ và chứng rối loạn chức năng thần kinh đệm.

– Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và sau 60 tuổi.

– Sốt cao co giật ở trẻ em thông thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu co giật nhiều lần hoặc kéo dài sẽ có nguy cơ cao phát triển động kinh cục bộ.

Trẻ sốt cao co giật nhiều lần, kéo dài dễ phát triển động kinh cục bộ

Biểu hiện bệnh động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ thường kéo dài 1 – 2 phút và có các biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí não bộ bị kích thích nhưng thường có xu hướng xuất hiện trong cùng một vùng não nhất định, do đó triệu chứng của một người gần như lặp lại với tính chất tương tự giữa các cơn động kinh. Các triệu chứng này có thể là:

– Đột ngột giật cơ bắp trong một cánh tay hoặc chân.

– Nhai hay có các cử động miệng lưỡi bất thường khi trong miệng không có đồ ăn, kéo hay vuốt, xoa quần áo một cách vô ý thức.

– Nhìn lơ đãng về phía trước, không nhận thức rõ ràng về môi trường xung quanh.

– Đột nhiên sợ hãi, vui hoặc tức giận mà không có lí do.

– Lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ, hay nói ra những câu vô nghĩa

– Thay đổi tầm nhìn hoặc có hiện tượng ảo giác, nhìn thấy những thứ không có thật.

– Cảm giác có vị lạ trong miệng hoặc ngửi thấy mùi khó chịu (những mùi vị này không có thật)

– Đột ngột mất cân bằng hoặc chóng mặt.

– Một số các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như: Tê ngứa da, đổ mồ hôi, buồn nôn, mặt đỏ bừng, đau bụng, tim đập nhanh,…

Người bệnh có thể vẫn còn ý thức, mất ý thức, hoặc không tỉnh táo hoàn toàn trong cơn động kinh cục bộ.

Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh động kinh cục bộ, liên hệ với Trung Mỹ qua số điện thoại 0243.775.9051 để được tư vấn chi tiết về bệnh và cách trị hiệu quả

Bệnh động kinh cục bộ có nguy hiểm không?

Động kinh cục bộ có thể gây ra những tình huống nguy hiểm cho người bệnh và những người xung quanh như:

– Chấn thương do người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật bên cạnh.

– Chết đuối khi đang bơi lội hoặc tắm nếu không có người bên cạnh giúp đỡ vì gặp cơn động kinh đến bất ngờ.

– Tai nạn giao thông do động kinh trong lúc lái xe do người bệnh mất dần ý thức hoặc mất khả năng kiểm soát phương tiện.

– Các biến chứng khi mang thai: Động kinh trong thời kỳ mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, hơn nữa một số thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Vì vậy, nếu có kế hoạch có con cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

– Rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm, lo lắng, thậm chí tự sát.

– Một số các biến chứng hiếm gặp nhưng lại đe dọa tính mạng, chẳng hạn như trạng thái động kinh xảy ra khi các cơn động kinh liên tiếp hoặc cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút, điều này có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và tử vong. Ngoài ra có khoảng 1% trường hợp tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân (SUDEP).

Cách chẩn đoán động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ biểu hiện rất khác nhau tùy từng người cụ thể. Vì vậy để việc chẩn đoán dễ dàng hơn, người bệnh và gia đình cần mô tả chi tiết cho bác sĩ các dấu hiệu gặp phải. Tùy theo các triệu chứng và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác nhau như điện não đồ, chụp hình não, xét nghiệm máu hoặc gõ tủy sống để tìm ra nguyên nhân của cơn co giật.

Điều trị động kinh cục bộ như thế nào?

Thuốc: Nhiều trường hợp bệnh động kinh cục bộ kéo dài suốt đời và phải kiểm soát liên tục bằng thuốc, trừ trường hợp một số trẻ em bị co giật sẽ tự ngưng động kinh khi lớn lên và không cần điều trị tiếp. Thuốc chống động kinh phổ biến nhất là carbamazepin (tegretol) và valproate (depakine). Quá trình điều trị cần được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều khi cần thiết và kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc.

Thảo dược: Để kiểm soát tốt các cơn động kinh cục bộ, nhiều người bệnh lựa chọn giải pháp hỗ trợ từ các loại dược liệu như Câu đằng và An tức hương có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định hệ thống điện não từ đó giảm sự xuất hiện của các cơn động kinh cục bộ.

An tức hương – Dược liệu vàng trong điều trị động kinh cục bộ

Xem thêm: Sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả

Phẫu thuật: Phẫu thuật não là có thể được sử dụng trong điều trị động kinh cục bộ, tuy nhiên do đây là một phương pháp rất phức tạp, chi phí cao đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng do vậy rất hạn chế sử dụng tại Việt Nam.

Hiện nay cách tốt nhất để kiểm soát những cơn động kinh cục bộ là dùng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, để có hiệu quả điều trị cao nhất và đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên tránh các hoạt động có thể gây nguy hiểm như lái xe, bơi lội, vận hành máy móc… cho đến khi cơn động kinh cục bộ được kiểm soát hoàn toàn kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc mỗi tối, ăn uống khoa học, tránh uống quá nhiều rượu và tập thể dục hằng ngày.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị động kinh mới nhất hiện nay

Người bệnh động kinh nên ăn gì và kiêng gì để tránh tăng cơn?

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/health-guide/partial-seizures-focal-seizures.html

http://www.healthline.com/health/partial-focal-seizure

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/dxc-20117207

Viết bình luận

  1. Lan Phương :

    em muốn tư vấn về động kinh cục bộ cho bé 3 tuổi ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lan Phương,
      Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần phải điều trị trong thời gian dài. Để kiểm soát tốt bệnh, gia đình cần cho con duy trì dùng thuốc theo chỉ định. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên cho con kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh động kinh như cốm Egaruta. Sản phẩm có thành phần từ thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết dưới đây:
      https://tridongkinh.com/bai-viet/com-egaruta-va-4-loi-ich-vuot-troi-voi-nguoi-benh-co-giat-dong-kinh
      Thực tế đã có rất nhiều người bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây đã dứt cơn, kiểm soát cơn rất tốt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong bài viết dưới đây:
      http://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!

  2. Ni Ni, :

    Chào bác sĩ .con cháu nay đã được 9 tháng tuổi lúc cháu 6 tháng có bị nháy mắt và miệng cháu có cho con đi khám ơ viện nhi trung ương bác cho làm điện não đồ có sóng nhọn và chậm .bác sĩ kết luận con cháu mac động kinh cự bộ và cho điều trị giờ cháu không còn nháy mắt và miệng nữa nhưng lại bị rụt cổ và lắc đầu nhiều .xin bác cho cháu hỏi như vậy phải điệu tri như thế nào cháu mới đỡ .và động kinh cụ bộ có chũa khỏi đc không ak cảm ơn bác sĩ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Ni Ni,
      Qua chia sẻ của bạn, có thể thấy bệnh động kinh cục bộ chưa được kiểm soát hiệu quả là nguyên nhân gây ra những biểu hiện lắc đầu, rụt cổ của con bạn. Cũng giống như các dạng bệnh động kinh khác, động kinh cục bộ là bệnh mạn tính nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhưng lại khó để điều trị khỏi hoàn toàn nếu nguyên nhân xuất phát từ những thương tổn não bộ. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên cho bé thăm khám thường xuyên và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, bạn nên cho con sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, từ đó giúp giảm lắc đầu, rụt cổ hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-an-tuc-huong-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cau-dang-thao-duoc-quy-giup-ngan-ngua-con-co-giat-dong-kinh-cai-thien-chung-tang-dong-giam-chu-y.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và ga đình bạn sức khỏe!

  3. Nguyễn, :

    nặm cháu lên 2 tuổi bác sĩ chấn đoán cháu bị bệnh động kinh cục bộ , và uống cháu rất nhiều loại thuốc khác nhau mãi giờ cháu đã 17 tuổi rồi bệnh không hết mà còn nặng hơn dăm bữa nữa tháng chạu bi 1 lẩn tay và chân trái bất động luôn không cử động được , miệng khó chịu , tư vấn giúp cháu ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn,
      Động kinh là căn bệnh mãn tính cần trị trong thời gian dài và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Qua chia sẻ của bạn, bạn đã dùng thuốc 15 năm nay nhưng vẫn chưa kiểm soát được các cơn động kinh. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như: dùng thuốc không phù hợp hoặc không đúng liều lượng, hoặc cũng có thể do tác động từ chế độ chăm sóc, lối sống, thời tiết… Tốt hơn hết với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đi thăm khám lại tại các cơ sở uy tín, để được tư vấn hướng điều trị thích hợp hơn. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ thăm khám, điều trị động kinh uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị động kinh và chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp cải thiện bệnh tốt hơn trong 2 bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  4. Đinh văn Hào :

    Chào bác sỹ ạ: Em ngày xưa bị tai nạn ở đầu sau khi chữa khỏi thì Em bị bệnh động kinh cục bộ hơn 10 năm nay rồi. Em uống thuốc Depakine suốt từng đấy năm mà không khỏi. Em muốn hỏi bác sỹ xem còn phương thức nào điều trị tốt hơn và khỏi bệnh của em không

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đinh Văn Hào,
      Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần kiên trì trị lâu dài có thể trong vài năm hoặc thậm chí cả đời, đặc biệt với những trường hợp mắc bệnh sau chấn thương não như bạn thì khả năng chữa khỏi sẽ rất khó, tuy nhiên nếu điều trị hợp lý người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt cơn và có cuộc sống như những người bình thường.
      Không biết tần suất và mức độ cơn hiện tại của bạn như thế nào?. Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng động kinh vẫn là chỉ định chính, đầu tay trong điều trị bệnh, bởi vậy nếu bạn đã dùng Depakin 10 năm nay mà cơn vẫn xuất hiện thường xuyên, trước hết bạn nên đến bệnh viện khám lại, để được đánh giá chính xác mức độ bệnh từ đó có điều chỉnh về liều lượng hoặc loại thuốc mới phù hợp hơn, giúp bạn sớm kiểm soát tốt cơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng động kinh trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuoc-chong-dong-kinh-va-8-nguyen-tac-vang-khi-su-dung.html
      Bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta 4 gói/ngày trong khoảng từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  5. Lan, :

    Chào bác sĩ ạ. Cháu muốn hỏi be nha cháu đi 17 tháng tuổi hay bị nôn trớ. Ngay từ ngày be đuoc mấy tháng là bị như thế. Cứ lúc nào yếu nguoi hay ăn no là nôn hết sạch. Nhưng vài ngày gần đây bé nôn nhiều hơn, uống nước hay uống sữa cũng dễ nôn. Cháu cho be Đi khám bác sĩ lại kết luận bé bị động kinh cục bộ mới gây nôn. Cháu cứ thấy áy láy vân đề đó Sao lại động kinh cuc bộ lại dễ gây nôn.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lan,
      Trong cơ thể, trung tâm phản xạ nôn do não điều khiển, bất kỳ một rối loạn hay tổn thương não bộ cũng sẽ làm thay đổi chức năng điều khiển của hệ thần kinh gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Động kinh cục bộ là một bệnh lý xảy ra do sự rối loạn dẫn truyền tín hiệu điện trong não bộ sẽ khiến bé bị nôn nhiều lần. Với trường hợp bé nhà bạn được bác sĩ chẩn đoán động kinh cục bộ, do đó bạn nên cho bé dùng thuốc theo chỉ định để sớm cải thiện tình trạng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta 1 gói/ngày trong một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  6. Lê Ngọc Anh :

    Chào bs cho con hỏi con bị động kinh cục bộ chữa 5 năm nay vẫn chưa khỏi tại sao z ạ con vẫn uống thuốc đầy đủ dạo gần đây con hay bị giật vài giây lại thôi tỉnh ko nhớ j ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lê Ngọc Anh,
      Động kinh là căn bệnh mãn tính cần trị trong thời gian dài và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Qua chia sẻ của bạn, bạn đã dùng thuốc 5 năm nay nhưng vẫn chưa kiểm soát được các cơn động kinh. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như: dùng thuốc không phù hợp hoặc không đúng liều lượng, hoặc cũng có thể do tác động từ chế độ chăm sóc, lối sống, thời tiết… Tốt hơn hết với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đi thăm khám lại tại các cơ sở uy tín, để được tư vấn hướng điều trị thích hợp hơn. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ thăm khám, điều trị động kinh uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị động kinh và chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp cải thiện bệnh tốt hơn trong 2 bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  7. Lê Ngọc Anh :

    Chào bác sĩ cho con hỏi con bị bệnh động kinh cục bộ con uống thuốc theo liều bs kê mà gần đây con hay bị giật cho con hỏi tại sso lại như vậy ạ con vẫn uống thuốc đầy đủ mà

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lê Ngọc Anh,
      Động kinh là căn bệnh mãn tính cần trị trong thời gian dài và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Qua chia sẻ của bạn, bạn đã dùng thuốc 5 năm nay nhưng vẫn chưa kiểm soát được các cơn động kinh. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như: dùng thuốc không phù hợp hoặc không đúng liều lượng, hoặc cũng có thể do tác động từ chế độ chăm sóc, lối sống, thời tiết… Tốt hơn hết với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đi thăm khám lại tại các cơ sở uy tín, để được tư vấn hướng điều trị thích hợp hơn. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ thăm khám, điều trị động kinh uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị động kinh và chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp cải thiện bệnh tốt hơn trong 2 bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  8. Tiến, :

    Chào bs con e đc bs bệnh viện nhi trung ương chuẩn đoán là bị động kinh cục bộ và có cho thuốc điều trị là trileptol, cháu gần 2 tuổi nhưng thì thoảng cháu vẫn bị phát cơn, thường thì 10, 15p lâu thì một tiếng hoặc vài tiếng. Xin bs tư vấn cho e xem uống thuốc nào để cháu ko bị phát cơn nữa ạ cảm ơn bs

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Tiến,
      Động kinh là bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian dài và việc sử dụng thuốc điều trị động kinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian đầu dùng thuốc, tùy theo đáp ứng của mỗi người, các triệu chứng được cải thiện ở mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp sau một thời gian dùng thuốc kháng động kinh cần điều chỉnh về liều lượng và số lượng thuốc để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Với tần suất và mức độ cơn co giật hiện tại của con bạn là tương đối dày, do đó, bạn nên đưa bé đi khám lại tại bệnh viện để bác sĩ đánh giá chính xác hơn và có những điều chỉnh thuốc nếu cần thiết. Sau khi có kết quả thăm khám lại, bạn cho bé dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian được chỉ định, không tự ý bỏ thuốc để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
      Bên cạnh các thuốc Tây, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho bé để tránh các yếu tố kích thích làm khởi phát cơn động kinh. Trong khẩu phần ăn của bé, bạn nên giảm lượng tinh bột, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin và chất béo. Bạn nên cho bé ngủ sớm và hạn chế để bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về chế độ sinh hoạt cho bé trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nguoi-benh-dong-kinh-nen-gi-va-kieng-gi-de-tranh-tang-con.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại (024).3775.9051 hoặc 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  9. Lan Anh, :

    Con e mới dc 5th và bị động kinh cục bộ từ luc 1th tuổi và hiện đag uống thuốc Phenobarbital , và hịen tại mới đi đo điện não lại bsi lại kêt luận bị động kinh toàn thể và bsi có cho uôg thêm thuôc Depakin! Và jo e cho con e uôg thêm cốm này có dc ko?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lan Anh,
      Để điều trị hiệu quả chứng bệnh động kinh, tùy từng thể bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc điều trị thích hợp. Bé nhà bạn đang được chỉ định dùng Phenobarbital và Depakine, trước hết bạn nên kiên trì cho bé dùng đúng theo liều dùng cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể cho bé kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm hai lần, uống cách thuốc điều trị từ 1 – 2 giờ để hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé nhà bạn mau khỏe!

  10. Vương Quốc Hà :

    Chào bs con e đc bs bệnh viện nhi trung ương chuẩn đoán là bị động kinh cục bộ và có cho thuốc điều trị là trileptol, cháu gần 2 tuổi nhưng thì thoảng cháu vẫn bị phát cơn, thường thì 10, 15p lâu thì một tiếng hoặc vài tiếng. Xin bs tư vấn cho e xem uống thuốc nào để cháu ko bị phát cơn nữa ạ cảm ơn bs

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Vương Quốc Hà,
      Động kinh là bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian dài và việc sử dụng thuốc điều trị động kinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian đầu dùng thuốc, tùy theo đáp ứng của mỗi người, các triệu chứng được cải thiện ở mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp sau một thời gian dùng thuốc kháng động kinh cần điều chỉnh về liều lượng và số lượng thuốc để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Với tần suất và mức độ cơn co giật hiện tại của con bạn là tương đối dày, do đó, bạn nên đưa bé đi khám lại tại bệnh viện để bác sĩ đánh giá chính xác hơn và có những điều chỉnh thuốc nếu cần thiết. Sau khi có kết quả thăm khám lại, bạn cho bé dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian được chỉ định, không tự ý bỏ thuốc để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh các thuốc Tây, bạn có thể tham khảo cho bé sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh của bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Ngoài ra, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho bé để tránh các yếu tố kích thích làm khởi phát cơn động kinh. Trong khẩu phần ăn của bé, bạn nên giảm lượng tinh bột, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin và chất béo. Bạn nên cho bé ngủ sớm và hạn chế để bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về chế độ sinh hoạt cho bé trong bài viết dưới đây: https://trungmyjsc.com.vn/vi/nguoi-benh-dong-kinh-nen-gi-va-kieng-gi-de-tranh-tang-con.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại (024).3775.9051 hoặc 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  11. Nguyen tien nam :

    Chào bs . E năm nay 26 tuổi đọc những triệu chứng bệnh động kinh cục bộ . Giống những triệu chứng của em. E ở thái nguyên theo bác sỹ thì e nên đi khám và điều trị ở đau để được tốt nhất ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyen Tien Nam,
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có những can thiệp kịp thời. Ở Thái Nguyên, bạn có thể đến khám và điều trị tại khoa Tâm thần kinh của bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên – đây là một bệnh viện lớn trong tỉnh Thái Nguyên với nhiều kĩ thuật chẩn đoán và điều trị tiên tiến. Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại (024).3775.9051 hoặc 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  12. Thúy Nga. :

    Chào bs, bác sĩ cho hòi bé nhà e 17,5 tháng bị phát hiện mắc bệnh động kinh cục bộ, hiện đang được chỉ định uống thuốc tây theo kê đơn của BV , tuy nhiên khi dùng thuốc e thấy bé có hiện tượng ngủ nhiều, chậm phản ứng hơn trước, hay cáu gắt, nếu không vừa ý là hét lên . Như vậy có phải do phản ứng của thuốc không ạ? Và bé còn kêu đau ở bàn chân thì có fai vì thuốc hay không?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thúy Nga,
      Bên cạnh lợi ích điều trị, các loại thuốc chống động kinh tây y bao giờ cũng có những tác dụng phụ nhất định với các mức độ khác nhau tùy từng trường hợp, điển hình như: mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, giảm tập trung, dễ xúc cảm tâm thần, ù tai, tính khí hung hăng,…Qua mô tả của bạn, con bạn có khả năng đang gặp phải tác dụng phụ của thuốc khiến bé ngủ nhiều, phản ứng chậm, cáu gắt, còn biểu hiện đau bàn chân thì thường không liên quan đến các thuốc này. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuoc-dong-kinh-va-nhung-tac-dung-phu-can-biet.html
      Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống động kinh trong việc điều trị bệnh động kinh vẫn là bắt buộc và cần thiết, vì thế với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm cho bé đi tái khám để bác sĩ cân nhắc thay đổi liều dùng hoặc đổi loại thuốc phù hợp hơn cho bé. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sớm khỏe!

  13. LAN :

    E năm nay 24 tuổi bệnh động kinh gắn liền với e được 8 năm rồi co cách nào để chữa khỏi không bác sĩ… E cần một bài thuốc chữa khỏi bệnh này… E khổ vì bênh này lâu lắm rồi ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn LAN,
      Chúng tôi rất hiểu tâm trạng của bạn lúc này. Tuy nhiên, động kinh là một bệnh mạn tính cần trị trong thời gian dài. Có điều trị khỏi bệnh động kinh hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra một số yếu tố như chế độ điều trị, chăm sóc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Không biết trong 8 năm qua bạn đã quá trình điều trị của bạn như thế nào? Tần suất, mức độ cơn hiện nay ra sao? Nếu các cơn động kinh vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả, bạn nên đi tái khám tại các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện uy tín dưới đây để xác định đúng mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả hơn:
      Miền Bắc
      – Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Việc Đức – Số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội
      Miền Trung
      – Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng – Số 193, Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế
      Miền Nam
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Số 341, Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy – Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.HCM
      – Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh – 192 Hàm Tử, Phường.1, Quận 5, TP.HCM
      Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, bạn cũng nên sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  14. Yến Ngô :

    Chào bác sĩ, em đã bị bệnh động kinh cục bộ này từ lúc nhỏ đến nay, mặc dù uống thuốc đều đặn nhưng vẫn chưa hết, đôi lúc vẫn bị co giật lại và mỗi lần như vậy thì càng nặng hơn. Xin bác sĩ tư vấn cho em làm cách gì để điều trị ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Yến Ngô,
      Động kinh cục bộ nói riêng cũng như các thể bệnh động kinh nói chung là bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian dài. Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, dùng thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn, không tự ý dừng thuốc hay tăng giảm liều dùng, người bệnh còn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho phù hợp.
      Bạn chia sẻ đã điều trị nhiều năm mà bệnh ngày càng nặng hơn, theo chúng tôi, bạn nên đi khám lại tại chuyên khoa thần kinh ở các bệnh viện lớn để bác sĩ cân nhắc điều chỉnh liều lượng hoặc đổi loại thuốc thích hợp hơn cho bạn. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần để cải thiện tình trạng bệnh. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị động kinh được nghiên cứu chứng minh tác dụng tại Khoa nội thần kinh, bệnh viện Quân y 103, giúp 98,2% người bệnh động kinh giảm được tần suất, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/hoi-thao-khoa-hoc-dau-voi-benh-dong-kinh-ket-qua-nghien-cuu-ve-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-dong-kinh-cua-tpcn-com-egaruta.html
      Nếu cần biết thêm thông tin gì bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0243.775.9051 để được chúng tôi tư vấn.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  15. Thuy :

    Chào bác sĩ con gái cháu mới đc 6 tháng tuổi thì phát hiện cháu bị động kinh cụ bộ bác cho cháu hỏi bệnh này có chữa khỏi được kg .và có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cháu kg ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Không biết con bạn được chẩn đoán động kinh có xác định được nguyên nhân hay không. Với những trường hợp có tổn thương hoặc sai lệch trong cấu trúc của não bộ, sẽ rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Với những trường hợp không rõ nguyên nhân, khoảng 20% có thể chữa khỏi được. Bất kể thể động kinh hay thuốc điều trị động kinh nào cũng có nguy cơ tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, việc điều trị bắt buộc phải dùng thuốc tây. Bạn nên cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định để sớm kiểm soát bệnh.
      Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo cho bé sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta. Đây là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên không tác dụng phụ, khi phối hợp với thuốc tây giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Thân mến!

  16. Đinh xuân hòa :

    Mình đã bị bệnh động kinh cục bộ ở đùi nhiều năm nay và vẫn đag điều trị mà sao bệnh vẫn ko đỡ mà ngày càng nặng hơn xin bác sĩ tư vấn để điều trị ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đinh Xuân Hòa,
      Động kinh cục bộ nói riêng cũng như các thể bệnh động kinh nói chung, việc điều trị đều rất cần sự kiên trì của người bệnh. Ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, dùng thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn, không tự ý dừng thuốc hay tăng giảm liều dùng, người bệnh còn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho phù hợp.
      Bạn có chia sẻ đã điều trị nhiều năm nhưng bệnh không đỡ, không biết bạn đã điều trị như thế nào? Dùng thuốc gì? Có đều hay không… Theo chúng tôi, bạn nên đi khám lại tại chuyên khoa thần kinh ở các bệnh viện lớn để được kê những loại thuốc điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần để cải thiện tình trạng bệnh.
      Nếu cần biết thêm thông tin gì bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0243.775.9051 để được chúng tôi tư vấn.
      Chúc bạn sớm khỏe!