Bệnh động kinh

Tại sao bị động kinh: Hiểu rõ lý do để trị hiệu quả!

Ngày đăng: 11 Tháng Tư, 2022
Rate this post

Bệnh động kinh với những cơn co giật xảy ra bất ngờ, đột ngột kéo dài vài phút đến hàng tiếng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Bởi vậy, có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi lý do tại sao bị động kinh, và liệu có cách nào để phòng tránh cũng như điều trị hay không? Dưới đây là câu trả lời chính xác cho bạn!

Tại sao bị động kinh? 8 yếu tố nguy cơ thường gặp!

Thực tế, có đến 50% các trường hợp mắc bệnh động kinh mà không rõ nguyên nhân, hay còn được gọi là động kinh vô căn. Số còn lại mắc bệnh có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:

Gen di truyền: Tức là nếu gia đình có người thân (ông bà, cha mẹ, anh/chị/em) bị co giật, động kinh thì bạn có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn người khác. Ví dụ: nếu chỉ có mẹ hoặc cha bị động kinh thì tỉ lệ di truyền là 2 – 5 %, nhưng nếu cả 2 đều bị bệnh thì tỉ lệ này tăng lên 9 – 12%. Ngoài ra tỉ lệ di truyền ở bệnh động kinh toàn thể cũng cao hơn động kinh cục bộ và những dạng động kinh thứ phát do đột quỵ, tổn thương não bộ thường hiếm khi di truyền.

Gene di truyền là một trong những lý do tại sao bị động kinh

Gene di truyền là một trong những lý do tại sao bị động kinh

Chấn thương sọ não: Dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì đều có thể gây hủy hoại các tế bào thần kinh và để lại những vết sẹo vĩnh viễn bên trong não bộ. Đây là căn nguyên gây nên cơn co giật, động kinh.

Bất thường cấu trúc não bộ: Các vấn đề về não như khối u, dị dạng mạch máu não, dị dạng thể hang, xơ cứng động mạch,… có thể là lý do tại sao bị động kinh.

Các bệnh nhiễm trùng: Nhiễm virut, nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não, viêm não hoặc nhiễm ký sinh trùng như sán não,… có thể gây rối loạn hoạt động điện não gây cơn co giật, động kinh.

Tổn thương não bộ khi sinh: Trẻ bị dị tật não, ngạt khi sinh, người mẹ khi mang thai bị nhiễm trùng, dinh dưỡng kém,… đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và tăng nguy cơ mắc động kinh.

Rối loạn phát triển: Một số trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn phát triển như hội chứng Down, tự kỷ, u xơ thần kinh,… có nguy cơ cao mắc động kinh.

Sốt cao co giật: Có nguy cơ tiến triển thành di chứng động kinh, tỉ lệ này càng tăng cao nếu cơn co giật xuất hiện trước 12 tháng, tái diễn trên 3 lần.

Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích: Trong thời gian dài và liên tục có thể cản trở hoạt động của các chất dẫn dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, khiến não bộ phóng điện không kiểm soát và gây cơn co giật.

Các biện pháp phòng ngừa co giật, động kinh

Khi hiểu rõ căn nguyên tại sao bị động kinh, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn liệu rằng có cách nào để phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia bạn nên tham khảo:

– Đội mũ bảo hiểm, và sử dụng các dụng cụ bảo hộ mỗi khi tham gia hoạt động thể thao nguy hiểm như leo núi, cưỡi ngựa,…

– Lái xe an toàn, tuân thủ luật giao thông, mang mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi lái ô tô.

– Bước đi cẩn thận, nhất là người lớn tuổi và trẻ em có tỷ lệ thương tích cao do té ngã.

– Nếu không may bị ngã tổn thương não, cần đi cấp cứu kịp thời. Khi vết thương được chăm sóc tốt có thể phòng ngừa nguy cơ động kinh.

– Nếu là phụ nữ đang muốn có thai, cần bổ sung sắt, acid folic và theo dõi trong suốt thai kỳ để hạn chế những dị tật không mong muốn lên thần kinh của em bé.

– Không lạm dụng chất gây nghiện: Rượu, bia, ma túy, cà phê, chất kích thích nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây co giật, động kinh.

– Điều trị để kiểm soát tốt các bệnh lý tim mạch, tránh nguy cơ đột quỵ

– Tiêm vacxin để phòng ngừa nhiễm trùng não – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng động kinh ở trẻ em.

– Hạn chế tiếp xúc với môi trường chứa nhiều chì, lựa chọn sơn tường thật cẩn thận.

– Chăm sóc trẻ thật tốt mỗi khi ốm sốt, tránh nguy cơ co giật nhiều lần dẫn đến di chứng động kinh.

Chăm sóc trẻ sốt co giật thật tốt để tránh nguy cơ di chứng động kinh

Chăm sóc trẻ sốt co giật thật tốt để tránh nguy cơ di chứng động kinh

Nếu không may mắc bệnh động kinh, người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng, bỏ thuốc. Tùy thuộc vào loại động kinh, độ tuổi, mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc kháng động kinh khác nhau như sodium valproate, carbamazepine, lamotrigine, Levetiracetam, oxcarbazepine, ethosuximide và topiramate,…

Nhìn chung nếu đáp ứng tốt với thuốc thì có đến 70% người bệnh động kinh kiểm soát tốt cơn co giật. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, các chuyên gia khuyên người bệnh động kinh nên kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương,… Bởi lẽ những thảo dược này có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả, đồng thời đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng não bộ, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau cơn rất tốt.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp trị co giật, động kinh hiệu quả

Nghiên cứu chứng minh tác dụng của cốm Egaruta với bệnh động kinh

Khi hiểu rõ căn nguyên tại sao bị động kinh và kiên trì sử dụng thuốc, kết hợp thêm các sản phẩm thảo dược tự nhiên thì đa phần người bệnh đều kiểm soát tốt cơn co giật. Ngoài ra người bệnh cũng không nên lo lắng quá mức, hãy giữ tâm lý thật vui vẻ, thoải mái để hạn chế cơn động kinh tái diễn. Và nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Dược sĩ Mai Hoa

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Viết bình luận