Bạn có biết rằng, một trong những nguyên nhân gây gia tăng tỷ lệ gặp tác dụng phụ, tái phát cơn co giật khi sử dụng thuốc chống động kinh, chính là do người bệnh không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Vậy thế nào là sử dụng thuốc chống động kinh đúng cách? Dưới đây là 8 nguyên tắc “vàng” trong sử dụng thuốc chống động kinh mà người bệnh nên biết.
Mục lục
Chỉ khi được bác sĩ chẩn đoán chính xác mắc bệnh động kinh người bệnh mới nên sử dụng thuốc chống động kinh. Với những trường hợp cơn co giật xảy ra lần đầu tiên hoặc vài năm mới xuất hiện một, hai lần thì người bệnh không nhất thiết phải điều trị, trừ khi có nguy cơ tái phát cơn cao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống động kinh, nhưng mỗi loại sẽ tác động trên từng thể bệnh khác nhau. Do vậy dựa vào dạng bệnh, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe, bác sỹ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng động kinh thích hợp nhất cho bạn.
Xem thêm: Cách lựa chọn thuốc điều trị cho từng dạng bệnh động kinh
Người bệnh nên được sử dụng với liều thấp nhất có thể khi bắt đầu sử dụng thuốc chống động kinh, sau đó mới tăng liều từ từ cho đến khi việc điều trị đạt hiệu quả. Việc này có thể khiến quá trình kiểm soát cơn co giật, động kinh chậm hơn nhưng sẽ giúp cơ thể có thời gian để quen dần với thuốc, đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.
Tăng liều thuốc chống động kinh từ liều thấp nhất đến liều điều trị
Để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể, bạn nên lựa chọn một thời điểm nhất định trong ngày để sử dụng thuốc chống động kinh, và thực hiện điều này trong suốt quá trình điều trị.
Ngoài ra, nếu bạn hay quên, bạn có thể sử dụng hộp chia thuốc theo ngày, theo tuần hoặc tạo thói quen gắn việc sử dụng thuốc chống động kinh cùng các bữa ăn để nhắc nhở bản thân.
Hãy cố gắng để không bỏ một liều thuốc chống động kinh nào dù là bất kỳ lý do gì, bởi chỉ cần một lần không uống, nồng độ thuốc trong huyết tương của bạn có thể không đủ để kiểm soát cơn, dẫn đến tình trạng tái phát cơn, hoặc làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau.
Nếu bạn đã lỡ quên, thì khi nhớ ra hãy uống bù lại liều đó ngay lập tức, tuy nhiên khi thời điểm này quá gần sát với thời gian uống liều thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên bởi nếu bạn uống cùng 1 lúc 2 liều sẽ gây tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn.
Việc phối hợp nhiều loại thuốc chống động kinh có thể gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ cho người bệnh. Do vậy, khi mới bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc phù hợp nhất với độ tuổi, thể bệnh, giới tính của bạn. Nhưng nếu điều trị mà không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc khác cho đến khi có thể kiểm soát cơn co giật, động kinh. Ngoại trừ trường hợp đã thử hết tất cả các loại thuốc mà vẫn không có tác dụng, lúc này các bác sĩ mới xem xét đến việc kết hợp nhiều loại thuốc chống động kinh.
Hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc chống động kinh
Thay vì sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc, các chuyên gia thần kinh luôn khuyên người bệnh rằng, có thể dùng kết hợp với một chế phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị cùng thuốc kháng động kinh đơn liều. Đặc biệt là dòng sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương có tính an thần tự nhiên, trấn tĩnh hệ thần kinh rất tốt, giúp người bệnh sớm giảm được tần suất, mức độ cơn và nhanh hồi phục sức khỏe.
Xem thêm:
Sản phẩm có chứa Câu đằng, An tức hương giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Nghiên cứu về tác dụng của cốm thảo dược trong hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Mỗi người bệnh động kinh nên có một cuốn sổ theo dõi diễn biến sử dụng thuốc cũng như tình trạng bệnh của mình. Chính những thông tin ghi chép của bạn sẽ là nguồn tư liệu giúp bác sĩ dễ dàng nhận định hiệu quả của thuốc chống động kinh và tình trạng bệnh của bạn, nhờ đó sớm có những hướng can thiệp thích hợp nếu cần.
Khi cơn co giật, động kinh không còn xuất hiện trong khoảng 2 – 5 năm, người bệnh có thể ngưng sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên khi ngưng, cần giảm liều từ từ, sau đó mới cắt hẳn và nên có sự theo dõi của bác sĩ. Bởi vì nếu đột ngột cắt hẳn thuốc chống động kinh có thể khiến cơn tái phát nặng hơn và sau này rất khó để kiểm soát.
Việc theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh trong máu là để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh, đồng thời nhờ đó bác sĩ cũng sẽ biết được liều dùng hiện tại có phù hợp không, từ đó có hướng điều chỉnh thích hợn, giúp việc điều trị đạt hiệu quả nhất.
Ds. Quỳnh Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.epilepsysociety.org.uk/taking-your-anti-epileptic-drugs#.Wd1_mpAX7IU
Tin liên quan
Viết bình luận