Bệnh động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép nguy hiểm như thế nào?

Ngày đăng: 18 Tháng Bảy, 2022
5/5 - (2 bình chọn)

Chắc hẳn người cha, người mẹ nào cũng sẽ cảm thấy bối rối, lo lắng khi trẻ co giật sùi bọt mép. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và liệu có cách nào để phòng tránh? Cùng tìm câu trả lời ngay tại đây.

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép có nguy hiểm không?

Có đến 70 – 90% trẻ sốt co giật có kèm biểu hiện sùi bọt mép, mắt trợn ngược,… và đây được xem là cơn sốt co giật đơn thuần, ít nguy hiểm hơn sốt co giật phức tạp. Nhưng điều này không có nghĩa là cha mẹ có thể chủ quan lơ là, bởi trẻ sốt co giật sùi bọt mép nếu tái diễn nhiều lần sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cụ thể gồm:

– Tổn thương não bộ: Cơn co giật xảy ra là do sự phóng điện quá mức của não bộ, bởi vậy nếu tái diễn nhiều lần sẽ có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, lời nói, các giác quan. Ngoài ra, cơn sốt co giật xuất hiện đột ngột cũng có thể khiến trẻ bị ngã, ngất ở những nơi nguy hiểm, dẫn đến gãy tay chân, thậm chí là tổn thương não bộ.

– Di chứng động kinh: Nhiều số liệu thống kê cho thấy có đến 2 – 2.5% trẻ sốt co giật sùi bọt mép tiến triển thành di chứng động kinh và nguy cơ càng tăng cao nếu cơn co giật xuất hiện trước 12 tháng tuổi, hoặc gia đình có người thân từng bị co giật, động kinh.

– Mắc kèm nhiều rối loạn thần kinh khác: Trẻ có tiền sử sốt co giật thường dễ mắc kèm các rối loạn thần kinh khác như tăng động, rối loạn tic,…

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép có thể bị tổn thương não bộ

Cách sơ cứu khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép

Thay vì hoảng loạn, lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và thực hiện theo các bước dưới đây để đảm bảo an toàn và giúp con nhanh chóng hồi phục:

– Bước 1: Cho con nằm nghiêng sang một bên để tránh đờm, dãi, chất nôn chảy ngược vào thực quản gây khó thở.

– Bước 2: Nới lỏng quần áo để trẻ thoải mái, dễ thở hơn, đồng thời loại bỏ các vật sắc nhọn xung quanh có thể làm tổn thương trẻ.

– Bước 3: Không di chuyển trẻ đến nơi khác trong cơn co giật, trừ khi trẻ đang nằm ở những nơi nguy hiểm như mép giường, mép ghế.

– Bước 4: Nếu trẻ sốt co giật sùi bọt mép dưới 5 phút thì sau khi kết thúc cơn, bạn nên dành thời gian cho trẻ được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Sau đó sớm cho trẻ đi khám để xác định căn nguyên và điều trị triệt để.

– Bước 5: Trong trường hợp trẻ sốt co giật sùi bọt mép trên 5 phút, bạn cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý khi sơ cứu cho trẻ sốt co giật sùi bọt mép, cha mẹ không nên kìm kẹp, giữ chân tay trẻ bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, trật khớp. Đồng thời, cha mẹ cũng không được đặt bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ vì trẻ có thể cắn vỡ và gây tắc nghẽn đường thở.

Bí kíp ngăn chặn cơn sốt co giật sùi bọt mép, hạn chế biến chứng nguy hiểm

Xử trí tốt cơn sốt co giật chỉ là bước đầu, điều quan trọng là giúp trẻ ngăn chặn cơn tái phát và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Để làm được điều này cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt, nhất là khi trẻ ốm sốt bằng cách:

– Thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ (2 – 4 tiếng đo 1 lần) và có thể sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ mới chớm sốt 37.7 – 38.2 độ C. Lưu ý dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo cân nặng, độ tuổi của trẻ.

– Cởi bớt quần áo, chỉ mặc quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt và không đắp chăn cho trẻ vì có thể làm tăng thân nhiệt.

– Chườm khăn ấm khắp các vùng trán, nách, bẹn, lưng,… giúp cơ thể trẻ nhanh thoát nhiệt.

– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn nếu chưa cai sữa và bù điện giải cho trẻ bằng oresol theo đúng hướng dẫn.

– Cho con ăn những loại thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp từ thịt gà, cá, thịt chim, thịt bò, thịt heo, rau xanh,… để giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng hơn.

– Hạn chế những thực phẩm có thể gây tăng nhiệt lượng cơ thể như trứng, tỏi, tiêu, ớt, đồ ăn cay nóng,…

– Không cho trẻ uống nước đá hoặc đồ ăn lạnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên tham khảo cho con sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương để giúp ngăn chặn cơn sốt co giật tái phát. Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não mà còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp bảo vệ não bộ và ngăn ngừa di chứng động kinh rất tốt.

Câu đằng giúp trị sốt co giật sùi bọt mép hiệu quả

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp ngăn chặn cơn sốt co giật hiệu quả

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép sẽ không quá nguy hiểm nếu cha mẹ biết cách ngăn chặn ngay từ đầu. Bởi vậy, cha mẹ cần nắm chắc những kiến thức cơ bản trong chăm sóc, phòng ngừa cơn sốt co giật, giúp trẻ hạn chế những biên chứng có thể xảy ra. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số  024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận

  1. nguyễn đình huy :

    thông thường sốt cao trên bao nhiêu độ thì nguy hiểm ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn nguyễn đình huy,
      Thông thường trẻ sốt cao trên mức 39 độ C trẻ có nguy cơ bị co giật. Tuy nhiên, với những trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì những lần sau, tình trạng này có thể xuất hiện khi trẻ mới chớm sốt (≥ 38.5 độ C), thậm chí trẻ không sốt cũng có thể bị co giật. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/tre-sot-bao-nhieu-do-thi-co-giat-chuyen-gia-than-kinh-nhi-giai-dap.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc gia đình bạn sức khỏe!