Điều trị bệnh động kinh tập trung vào kiểm soát các cơn co giật để giảm tác hại mà chúng gây ra. Có những trường hợp động kinh rất dễ kiểm soát, không cần đến thuốc hay các can thiệp y tế khác. Ngược lại, nhiều người bệnh động kinh phải điều trị liên tục cho đến cuối đời.
Đôi khi, người bệnh chỉ cần tránh những tác nhân gây co giật như rượu bia, thiếu ngủ… là đã có thể kiểm soát được bệnh động kinh. Nếu cơn động kinh xuất hiện lần đầu tiên trong thời thơ ấu hoặc ở lứa tuổi mới trưởng thành, tần suất co giật sẽ giảm dần hoặc biến mất khi lớn lên. Đối với các trường hợp này, việc điều trị chỉ gắn với một giai đoạn cuộc đời nhất định. Tuy nhiên, có những người kém may mắn hơn, phải điều trị động kinh gần như suốt đời còn lại
Mục lục
Mặc dù thuốc không thể chữa khỏi được hoàn toàn bệnh động kinh nhưng nó có thể giúp người bệnh kiểm soát được 70% cơn co giật. Có rất nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau, tuy nhiên, đa phần đều có cơ chế làm thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến hoạt động điện trong não, làm giảm tỷ lệ xuất hiện của cơn co giật.
Tùy thuộc vào độ tuổi, loại bệnh động kinh, nguy cơ tương tác với thuốc người bệnh đang dùng (chẳng hạn thuốc tránh thai) và kế hoạch sinh con của người bệnh… bác sỹ sẽ chỉ định thuốc chống động kinh phù hợp. Các loại thuốc chống động kinh thường được sử dụng bao gồm: sodium valproate, carbamazepine, lamotrigine, Levetiracetam, oxcarbazepine, ethosuximide và topiramate.
Thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh động kinh
Thuốc chống động kinh có dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng và siro. Người bệnh nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ về thời gian và liều dùng, không nên tự ý ngừng thuốc vì điều này có thể dẫn đến một cơn co giật.
Điều trị bệnh động kinh thường bắt đầu với AED liều thấp nhất, sau đó tăng dần lên trong giới hạn an toàn cho đến khi kiểm soát được cơn động kinh, hoặc tác dụng phụ bắt đầu xuất hiện. Nếu một loại AED không hiệu quả, bác sỹ sẽ chỉ định một loại mới và từ từ giảm liều loại trước đó.
Mục đích của việc điều trị bằng AED là kiểm soát tối đa các cơn co giật với tác dụng phụ tối thiểu. Trong quá trình uống thuốc chống động kinh, người bệnh không dùng bất kỳ loại thuốc hay chất bổ sung nào khác mà không hỏi ý kiến bác sỹ. Thuốc chống động kinh có thể tương tác nguy hiểm với các thuốc khác.
Nữ giới mắc bệnh động kinh trong độ tuổi sinh đẻ không nên dùng sodium valproate (Depakin) vì thuốc này có thể gây dị tật thai hoặc ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai.
Nếu cơn co giật không xuất hiện trong hơn 2 năm, người bệnh có thể ngừng sử dụng thuốc chống động kinh theo hướng dẫn của bác sỹ.
Khi bắt đầu điều trị bằng AED, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng và tự hết trong vài ngày. Mỗi loại thuốc chống động kinh có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, tuy nhiên, tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này bao gồm: buồn ngủ, lo âu, đau đầu, cảm giác thiếu năng lượng, run, rụng tóc hoặc mọc tóc bất thường, sưng nướu, phát ban.
Nếu bị phát ban, rất có thể người bệnh đã bị dị ứng với thuốc, cần đi khám ngay lập tức. Một số bệnh nhân gặp triệu chứng như say rượu – đứng không vững, kém tập trung và ói mửa – đây là dấu hiệu sử dụng thuốc quá liều, nên hỏi bác sỹ về việc giảm liều.
Bệnh động kinh vẫn có cơ hội chữa được nếu áp dụng đúng phương pháp
Nếu việc điều trị bằng thuốc không thể kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể được chỉ chỉ định phẫu thuật não để loại bỏ khu vực gây ra cơn co giật, thông qua xét nghiệm chụp CT để tìm ra vị trí khởi phát bệnh động kinh, kết hợp một số xét nghiệm khác để đánh giá khả năng đáp ứng với ca phẫu thuật.
Phẫu thuật chỉ được khuyến khích khi chỉ định chính xác được một khu vực duy nhất của não gây ra động kinh. Đồng thời cần phải đảm bảo chắc chắn rằng, việc loại bỏ một phần não bộ đó sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng nào đối với chức năng não bộ và khả năng vận động, sinh hoạt sau này của người bệnh.
Phẫu thuật não cần được cân nhắc kỹ càng bởi việc loại bỏ khu vực gây động kinh lại có thể trở thành tác nhân gây tổn thương não, khiến cơn co giật xuất hiện nhiều hơn, thậm chí dẫn đến tàn tật suốt đời. Ngoài ra, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ suy giảm trí nhớ và đột quỵ, người bệnh có thể mất vài tháng để khôi phục sức khỏe và trở lại làm việc. Có tới 70% số người điều trị bằng phương pháp phẫu thuật não có thể kiểm soát được bệnh động kinh.
Các trường hợp không đáp ứng với thuốc chống động kinh, cũng không phù hợp làm phẫu thuật sẽ được điều trị như thế nào? Có hai phương pháp điều trị có thể áp dụng: Kích thích dây thần kinh phế vị và kích thích não sâu, trong đó kích thích dây thần kinh phế vị được sử dụng phổ biến hơn.
Một thiết bị nhỏ (tương tự như máy tạo nhịp tim) được cấy dưới vùng da gần xương đòn. Dây nối từ thiết bị này được quấn quanh một dây thần kinh ở phía bên trái cổ, được gọi là dây thần kinh phế vị. Thiết bị này sẽ phát ra các tín hiệu điện để kích kích dây thần kinh đó, điều này làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật. Người bệnh cũng có thể tự kích hoạt thiết bị nếu thấy có dấu hiệu cảnh báo cơn động kinh.
Phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ đến vừa, bao gồm khản tiếng, đau họng và ho khi thiết bị đang hoạt động (thường xảy ra 5 phút một lần và kéo dài khoảng 30 giây). Hầu hết những người cấy thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị vẫn cần được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Thiết bị được cấy ghép có tuổi thọ khoảng 10 năm, sau đó người bệnh cần được cấy thiết bị mới hoặc điều trị bằng phương pháp khác.
Kích thích não sâu thực chất là cấy điện cực vào một khu vực cụ thể não bộ để làm giảm hoạt động điện bất thường gây động kinh. Các điện cực được điều khiển bởi một thiết bị bên ngoài được cấy dưới da vùng ngực (thường được mở vĩnh viễn).
Kích thích não sâu giúp giảm tần suất các cơn động kinh nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ đáng ngại, bao gồm xuất huyết não, trầm cảm và các vấn đề về bộ nhớ.
Một chế độ ăn giàu chất béo, ít carbohydrate và protein đã được chứng minh là có thể làm giảm tần suất co giật do thay đổi các thành phần hóa học trong não.
Chế độ ăn Ketogenic cho trẻ mắc bệnh động kinh
Trước khi thuốc chống động kinh có sẵn, chế độ ăn Ketogenic là phương pháp điều trị chính cho bệnh động kinh. Tuy nhiên, Ketogenic không được khuyến cáo cho người lớn bởi chế độ ăn giàu chất béo là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh động kinh nên giữ cho tâm trạng luôn thoải mái bởi căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ra co giật. Các kỹ thuật thư giãn và giảm stress như yoga, thiền định và tập thể dục… có thể giúp kiểm soát bệnh động kinh.
Động kinh không chỉ đa dạng về thể loại bệnh mà cả nguyên nhân gây co giật cũng vô cùng khác nhau. Ngoài yếu tố di truyền giữa các thế hệ trong cùng một gia đình, bệnh động kinh thường khởi phát sau những cú chấn thương vùng đầu hoặc di chứng sau nhiễm trùng não, sốt cao co giật hoặc stress tâm lý…
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, stress được coi là một trong những yếu tố có thể làm thiếu hụt GABA – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây kích hoạt cơn co giật, động kinh ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh. Bên cạnh việc bổ sung trực tiếp nồng độ GABA từ bên ngoài, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt chất sinh học chiết xuất từ Câu đằng có tên Rhynchophylline có vai trò thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể và chống oxy hóa mạnh để bảo vệ các tế bào thần kinh. Đồng thời hoạt chất sinh học này còn có khả năng chống co cứng, co giật hiệu quả với mọi thể bệnh động kinh, đặc biệt là những trường hợp động kinh đã kháng thuốc. Sử dụng kết hợp các sản phẩm bổ trợ có chứa Câu đằng, GABA cũng chính là một giải pháp an toàn, giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát được cơn co giật và sớm phục hồi sức khỏe sau động kinh.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tham khảo: www.nhs.uk/conditions/epilepsy/pages/treatment.aspx
Tin liên quan
Viết bình luận