Một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng không chỉ giúp cơ thể luôn mạnh khỏe mà còn giúp não bộ tinh thông, sáng suốt. Đối với người bệnh động kinh, thức ăn càng trở nên quan trọng, bởi nó có thể ảnh hưởng tới tần suất, mức độ cơn co giật. Vậy người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để tránh tăng cơn và nhanh chóng hồi phục sau cơn.
Mục lục
Gluten là thuật ngữ chung cho các protein tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, mì ống, bánh mì, bánh nướng, súp đóng hộp,… có khả năng kích thích não bộ gây khởi phát các cơn co giật, động kinh. Ngoài gluten, các loại thực phẩm này cũng rất giàu glutamate và aspartat, đây là hai acid amin có thể làm tăng hoạt động điện quá mức của não bộ.
Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành chứa rất nhiều glutamine và các acid amin có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và kích hoạt cơn co giật, động kinh tiềm tàng. Chính vì lẽ đó, người bệnh động kinh nên cắt giảm các chế phẩm từ đậu nành như: Nước tương, đậu hũ, bánh đậu nướng, ngũ cốc, súp đóng hộp, salad trộn, đậu phộng, sữa đậu nành,…
Người bệnh động kinh không nên ăn quá nhiều đậu nành và các chế phẩm từ đậu
Mặc dù đường được xem là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của não bộ nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy, loại đường hóa học đã qua tinh chế có thể kích thích não bộ gây cơn co giật, động kinh. Do vậy các chuyên gia khuyến cáo người bệnh động kinh nên hạn chế ăn bánh quy, kẹo ngọt, nước ngọt có ga,…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất phụ gia, chất tạo màu, tạo ngọt nhân tạo,… trong thực phẩm chế biến sẵn có thể gây rối loạn hoạt động điện não bộ, làm tăng tần suất, mức độ cơn co giật, động kinh. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng mì chính, bột nêm trong chế biến các món ăn hàng ngày.
Một chế độ ăn cân bằng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và giữ mức năng lượng ổn định được chứng minh là có lợi cho quá trình điều trị bệnh động kinh, đặc biệt là những thực phẩm nhiều chất béo, protein sẽ giúp làm giảm co giật hiệu quả. Các nhóm thực phẩm người bệnh động kinh nên ăn:
– Chất béo: Có trong bơ, phô mai, kem, dầu cá, các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó,…) giúp cung cấp năng lượng ổn định cho não, đồng thời thúc đẩy cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
– Protein: được tìm thấy nhiều trong thịt, tôm, cua, cá và các loại hải sản, trứng,…
– Chất xơ hòa tan: từ gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
– Rau xanh, trái cây tươi: tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc (xanh, đỏ, vàng, cam,…) giàu chất chống oxy hóa như quả anh đào, cam, quýt, cà chua, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải,… là một cách tốt giúp ngăn ngừa cơn co giật.
Người bệnh động kinh nên ăn nhiều rau cải xanh, cải bó xôi…
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, ở các nước châu Âu, các nhà khoa học đã thiết lập chế độ ăn Ketogenic và áp dụng trong điều trị động kinh kháng thuốc ở trẻ. Đây là chế độ ăn kiêng với hàm lượng chất béo cao trong khi cắt giảm lượng carbohydrate xuống mức tối thiểu, chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng thức ăn hàng ngày.
Những đứa trẻ thực hiện chế độ ăn này có thể giảm một nửa số cơn co giật. Mặc dù là liệu pháp khá hiệu quả nhưng để thực hiện, người bệnh cần kiên trì trong ít nhất 2 năm, và cần được theo dõi nghiêm ngặt bởi những người có chuyên môn y khoa, để tránh những tác dụng phụ liên quan đến chế độ ăn này.
Tương tự như chế độ ăn Ketogenic, chế độ ăn kiêng Atkins cũng là giới hạn lượng carbohydrate thay vào đó là chất béo, protein. Tuy nhiên ăn kiêng Atkins không quá nghiêm ngặt về lượng calo hay chất lỏng như Ketogenic, do vậy người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời ăn kiêng Atkins cũng không yêu cầu người bệnh phải đo lường lượng chất béo. Qua thử nghiệm thực tiễn, chế độ ăn kiêng Atkins có thể giúp người bệnh động kinh giảm 40 – 50 % số cơn co giật, và trong đó có gần 15% cắt được cơn.
Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, người bệnh động kinh cũng nên có một chế độ sinh hoạt khoa học với một số gợi ý từ các chuyên gia dưới đây:
– Ngừng hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích khác như cà phê,..
– Tạo dựng thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.
– Tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền nhằm thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
– Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như ipad, điện thoại, ti vi, máy tính,… bởi chúng có thể kích hoạt gây tăng cơn co giật, động kinh.
– Tuân thủ sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, bỏ liều hay thay đổi thuốc, bởi điều này có thể gây tái phát hay tăng cơn.
– Dùng thuốc kết hợp cùng sản phẩm thảo dược chứa An tức hương, Câu đằng có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh sẽ giúp làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, nhờ đó giảm thời gian điều trị bệnh và hạn chế những tác dụng phụ của thuốc tây khi dùng dài ngày.
Xem thêm: Sản phẩm thảo dược chuyên hỗ trợ phòng và điều trị co giật, động kinh
Ds. Quỳnh Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.epilepsysociety.org.uk/diet-and-nutrition#.WjUVe9SLTiw
Tin liên quan
Viết bình luận