Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng đã từng phải lo lắng, sợ hãi trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống, đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng, stress quá mức mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu cần sớm được can thiệp, điều trị triệt để.
Mục lục
Rối loạn lo âu là một bệnh về tâm lý khá phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi sự lo lắng, sợ hãi thái quá mà không có lý do rõ ràng, có tính chất lặp lại, kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong học tập, công việc, cuộc sống cũng như các mối quan hệ xã hội.
Có rất nhiều dạng rối loạn lo âu khác nhau như rối loạn lo âu toàn thể, chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly, rối loạn đặc hiệu,… Và người bệnh có thể mắc một hoặc nhiều dạng rối lo âu cùng lúc, nhưng dù là bất kể dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị triệt để ngay từ giai đoạn đầu.
– Luôn sợ hãi một cách phi lý, bị ám ảnh bởi những thứ tưởng chừng vô hại như sợ độ cao, đám đông, động vật,…
– Bồn chồn, lo lắng thái quá về các sự việc xung quanh mình dù chúng rất bình thường.
– Hoảng loạn, sợ hãi, bất an, luôn cảm thấy mọi thứ không chắc chắn, không an toàn.
Người bệnh rối loạn lo âu thường hay bồn chồn, lo lắng, bất an
– Mệt mỏi, không còn năng lượng để hoạt động và thực hiện các công việc hằng ngày.
– Trằn trọc khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, lo lắng cả trong giấc ngủ.
– Chân tay run rẩy, tim đập nhanh, khô miệng, lòng bàn tay đổ nhiều mồ hôi.
– Không thể giữ bình tĩnh, đứng ngồi không yên
– Suy nghĩ nhiều mà không thể dừng lại.
– Luôn cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, tức giận, không hài lòng với mọi việc xung quanh
– Dễ bị kích động, phản ứng thái quá với những vấn đề bình thường.
– Khó tập trung chú ý trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn lo âu nghe có vẻ không nguy hiểm nhưng thực chất hậu quả của nó lại khá nặng nề. Không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, hiệu suất công việc, rối loạn lo âu còn “phá hủy” các mối quan hệ xã hội của người bệnh, cụ thể như sau:
– Ảnh hưởng đến tâm lý: Suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá khiến người bệnh thiếu tự tin vào bản thân, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Họ cũng hay chán nản, mệt mỏi, thậm chí nảy sinh hành vi tự tử.
– Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Gây tức ngực, khó thở, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, và các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.
– Khiến các bệnh mạn tính trở nên nặng hơn: Tình trạng rối loạn lo âu có thể khiến một số bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp, suy giáp,… trở nên nghiêm trọng và kéo dài quá trình điều trị.
– Sa vào các tệ nạn xã hội: Nhiều người bệnh rối loạn lo âu thường sử dụng chất kích thích để giải tỏa tâm trạng, khiến họ không làm chủ được bản thân mà gây ra các tệ nạn xã hội như đua xe, trộm cắp,…
– Giảm hiệu suất công việc: Người bệnh rối loạn lo âu thường mất tập trung chú ý, giảm sự hứng thú với mọi điều xung quanh, vì vậy hiệu suất công việc thường kém.
Rối loạn lo âu khiến người bệnh mất tập trung, giảm hứng thú trong mọi việc
Rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp trị rối loạn lo âu, trong đó bao gồm:
– Sử dụng thuốc tây: Một số thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu bao gồm thuốc chống lo âu (Diazepam, Clordiazepoxid, Oxazepam,…), thuốc chống trầm cảm (Doxepin, Amitriptylin, Prothiaden,…) thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần,… Những thuốc này giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, bí tiểu, tim đập nhanh, run rẩy, bồn chồn, ngủ gà gật vào ban ngày,…
– Trị liệu tâm lý: Các bác sĩ tâm lý sẽ trò chuyện trực tiếp với người bệnh giúp họ hiểu rõ những vấn đề bản thân đang gặp phải, từ đó cùng tìm cách để giải quyết thay vì cứ lo lắng, sợ hãi thái quá.
– Thảo dược tự nhiên: Nhiều loại thảo dược có tác dụng an thần, cải thiện rối loạn lo âu rất tốt đã được sử dụng từ hàng ngàn đời nay chẳng hạn như Hoa cúc, Bồ công anh, Lạc tiên,… Trong đó, được nhiều chuyên gia, y bác sĩ đánh giá cao và khuyên dùng đó là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương.
Nhờ tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động dẫn truyền thần kinh, Câu đằng, An tức hương giúp giảm hiệu quả biểu hiện lo âu, căng thẳng, stress quá mức. Bởi vậy, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ những thảo dược này được xem là lựa chọn hữu ích với người bệnh rối loạn lo âu.
Người bệnh rối loạn lo âu nên sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện rối loạn lo âu hiệu quả
– Thay đổi lối sống tích cực: Người bệnh rối loạn lo âu nên ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, thường xuyên vận động, ăn uống khoa học, tiếp xúc nhiều hơn với những người vui vẻ, có thái độ tích cực với cuộc sống.
– Luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày: Với các bài tập đơn giản như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, đi bơi,… để thư giãn và cải thiện sức khỏe tinh thần.
– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Với đầy đủ dưỡng chất, nên chú trọng bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin tốt cho sức khỏe. Người bệnh nên chế biến các món ăn theo sở thích để tăng sự hứng thú trong ăn uống.
Rối loạn lo âu là một bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cả thể chất, lẫn tinh thần. Tuy nhiên chứng bệnh này hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu được điều điều trị đúng cách. Bởi vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc chứng rối loạn lo âu, hãy đi khám sớm để có hướng can thiệp thích hợp, nhanh chóng cải thiện bệnh hiệu quả. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Dược sĩ Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận