Nổi tiếng khắp các châu lục trên thế giới, Câu đằng (Uncaria Rhynchophylla) vốn là những chiếc gai móc sắc nhọn chẳng khác gì móng vuốt của loài mèo, đã trở thành một vị thảo dược không thể thiếu trong những bài thuốc cổ phương để điều trị bệnh co giật, động kinh mà dân gian quen gọi là chứng kinh phong. Không chỉ vậy, những hoạt chất sinh học chiết xuất từ loài thảo dược truyền thống này còn có khả năng điều chỉnh hành vi ở trẻ tăng động, cải thiện khả năng tập trung chú ý một cách hiệu quả.
Mục lục
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ về công dụng tuyệt vời và khó thay thế của Câu đằng. Không chỉ giúp an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh, loài thảo dược truyền thống đặc biệt này còn có vai trò như một tiền chất dinh dưỡng giúp bảo vệ tế bào thần kinh rất hiệu quả.
Bằng chứng khoa học cho thấy, cơ chế khiến cơn động kinh khởi phát có thể bắt nguồn từ quá trình viêm, stress oxy hóa làm tổn hại đến các tế bào thần kinh, dẫn đến sự thay đổi nồng độ các ion ở bên trong và bên ngoài màng tế bào, đặc biệt là ở những người bị khiếm khuyết các kênh vận chuyển ion Na, K, Ca… Bên cạnh đó, sự mất cân bằng giữa cách chất dẫn truyền thần kinh, điển hình là tình trạng sụt giảm nồng độ Gama aminobutyric acid (GABA – chất làm ức chế) trong khi Glutamat (chất gây kích thích thần kinh) tăng cao, điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nồng độ các ion ngoại bào và gây ra các cơn co giật.
Trị co giật động kinh bằng vị thuốc Câu đằng
Các nhà khoa học thuộc trường Y Robert Wood Johnson, New Brunswick, Hoa kỳ đã chỉ ra rằng, GABA đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và điều trị động kinh. Các chế phẩm giúp tăng cường nồng độ GABA ở khớp thần kinh được coi là có hiệu lực chống co giật mạnh. Tuy nhiên việc bổ sung trực tiếp GABA dạng đơn chất trong thời gian dài có thể sẽ khiến cơ thể lệ thuộc vào bên ngoài.
Kết quả nghiên cứu năm 2015 của các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát hiện ra Rhynchophylline (RP), hoạt chất sinh học chính trong Câu đằng ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh, hoạt chất này còn có vai trò thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong não bộ, điều chỉnh cân bằng nồng độ các ion nội bào. Nhờ vậy, tần suất và mức độ cơn động kinh giảm đi đáng kể, người bệnh cũng bớt mệt mỏi, buồn ngủ sau co giật.
Stress oxy hóa được coi là tác nhân chính gây khởi phát các phản ứng viêm trong não bộ, khiến tế bào thần kinh dễ bị kích thích, làm tăng cả tần số và thời gian co giật, đặc biệt xuất hiện ở người từng bị chấn thương não, đột quỵ hoặc có gen di truyền liên quan đến động kinh.
Nghiên cứu năm 2013 các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Trung Quốc đã chỉ ra rằng, hoạt chất RP trong Câu đằng có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, dọn dẹp gốc tự do thông qua sự ức chế sản xuất cytokin, một trung gian hòa giải quan trọng trong các phản ứng miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm độc và ức chế quá trình chết đi của tế bào thần kinh, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau những cơn co giật.
Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là một dạng rối loạn về hành vi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 đến 11 tuổi. Biểu hiện rõ rệt nhất là trẻ luôn hoạt động, leo trèo, chạy nhảy không ngừng nghỉ nhưng rất khó có thể tập trung, chú ý vào một việc nào đó, gây phiền lòng cho không ít các bậc phụ huynh có con nhỏ mắc phải chứng bệnh này. Mặc dù, tăng động và động kinh là hai dạng bệnh khác nhau, nhưng các nhà khoa học đều nhận thấy sự bất thường của hoạt động điện bên trong não bộ khi có liên quan đến sự thiếu hụt nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như GABA và dopamin.
Chứng tăng động có thể giảm khi kết hợp đúng giải pháp
Năm 2013, nghiên cứu tại Nhật bản cho thấy, các hoạt chất sinh học có trong Câu đằng không chỉ được sử dụng để trị chứng co giật, khóc đêm ở trẻ nhỏ, các nhà khoa học đã chứng minh rằng nó cũng có hiệu quả trong điều chỉnh hành vi ở những trẻ tăng động, thông qua việc tăng cường nồng độ GABA nội sinh, đồng thời có vai trò như tiền chất dinh dưỡng để bảo vệ não bộ, cải thiện khả năng tập trung chú ý, điều này đặc biệt quan trọng khi trẻ bước sang độ tuổi đến trường.
Sự phối hợp của Câu đằng, GABA cùng một số hoạt chất khác như An tức hương, Magie, Taurin trong hỗ trợ điều trị làm giảm số cơn co giật và bổ sung dưỡng chất bảo vệ não bộ, được các nhà khoa học đánh giá cao, mở ra hi vọng mới về một “dược phẩm xanh” chuyên biệt dành cho bệnh nhân động kinh, tăng động.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3151516/
http://link.springer.com/article/10.1007/s12257-012-0278-9
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3800595/
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4488647/
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9437908
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11520315
Tin liên quan
Viết bình luận