Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Hướng dẫn chọn đúng thực phẩm mà người thoái hóa điểm vàng nên ăn

Ngày đăng: 27 Tháng Một, 2018
5/5 - (1 bình chọn)

Có một sự thật mà ít người để ý, đó là “những người ăn nhiều cá, rau xanh, trái cây tươi thì hiếm khi bị thoái hóa điểm vàng, và ngược lại, tỉ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa”. Điều này chứng tỏ chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự xuất hiện và tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng.

Người bệnh thoái hóa điểm vàng nên ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều omega – 3

Đây là một loại acid béo được tìm thấy nhiều trong các tế bào sắc tố võng mạc, giữ vai trò bảo vệ mắt tránh khỏi những tổn thương, trong đó có bệnh thoái hóa điểm vàng. Nguồn thực phẩm giàu omega – 3 là hạt óc chó, rau bina, cải bắp, cá nước lạnh, nhất là cá hồi, cá mòi…

Người bị thoái hóa điểm vàng nên ăn hạt óc chó chứa nhiều omega – 3

Người bị thoái hóa điểm vàng nên ăn hạt óc chó chứa nhiều omega – 3

Vitamin D

Theo nghiên cứu năm 2016 của tiến sĩ Selddon về Khoa học đời sống và tế bào thì một trong những nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng là tình trạng viêm mạn tính võng mạc và lớp mạch máu ở mắt. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ cũng chỉ ra rằng vitamin D mang một lợi ích to lớn với căn bệnh thoái hóa điểm vàng bởi nó có khả năng chống viêm, ngăn chặn quá trình stress oxy hóa, nhờ đó ức chế sự tiến triển nặng hơn của căn bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

Vitamin A, C, E, beta caroten

Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, những người thường xuyên bổ sung vitamin A, C, E, beta caroten và kẽm có thể giảm 25% nguy cơ phát triển căn bệnh thoái hóa điểm vàng. Những loại vitamin này sẽ được cơ thể hấp thu thông qua việc tăng cường các loại thực phẩm sau:

Vitamin A, Betacaroten

 Vitamin C

 Vitamin E

 Kẽm

–         Cà rốt

–         Khoai lang

–         Bí

–         Xà lách

–         Quả mở

–         Cam

–         Quýt

–         Bưởi

–         Kiwi

–         Bông cải xanh

–         Dâu tây

–         Gấc

–         Đậu phộng

–         Bông cải xanh

–         Rau bina

–         Hạt dẻ

–         Hạt vừng

–         Hạt bí ngô

–         Mầm lúa mì

–         Các loại đậu

–         Hàu, tôm hùm

Alpha lipoic acidALA

Đây là một chất chống oxy hóa mạnh với ưu thế vượt trội hơn rất nhiều so với vitamin A, C, E bởi khả năng hòa tan được trong cả môi trường thân nước và dầu, thấm tốt vào các mô mắt, giúp ổn định chức năng, cấu trúc và bảo vệ các tế bào thị giác, nhờ đó, giúp ngăn chặn bệnh thoái hóa điểm vàng tiến triển.

Nguồn thực phẩm giàu Alpha lipoic acid mà người bệnh thoái hóa điểm vàng nên ăn là: bông cải xanh, rau chân vịt, củ dền, đậu Hà Lan, cà chua, thịt bò…

Rau chân vịt chứa rất nhiều Alpha lipoic acid tốt cho người bệnh thoái hóa điểm vàng

Rau chân vịt chứa rất nhiều Alpha lipoic acid tốt cho người bệnh thoái hóa điểm vàng

Lutein, Zeaxanthin

Lutein và Zeaxanthin là hai carotenoid được tìm thấy nhiều trong võng mạc. Ngoài khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa tốt, các hoạt chất này còn giúp loại bỏ tia tử ngoại, ánh sáng bước sóng ngắn gây hại cho mắt. Bạn có thể bổ sung Lutein và Zeaxanthin thông qua các loại thực phẩm như: cải xoăn, rau bina, củ cải, trứng,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người thoái hóa điểm vàng

Có thể nói rằng, việc bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi thì chưa đủ, bởi hàm lượng các hoạt chất có trong thực phẩm rất ít, đồng thời qua quá trình chế biến, phần nào đó sẽ bị mất đi. Vì vậy bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, chúng ta nên phối hợp cùng một số sản phẩm hỗ trợ có chứa các chống oxy hóa, chống lão hóa (alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin) cùng dưỡng chất thiết yếu cho mắt (Kẽm, vitamin B2) để việc phòng và điều trị thoái hóa điêmt vàng đạt hiệu quả tối ưu.

Xem thêm: Viên uống bổ mắt chứa đủ dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng không nên ăn gì?

Chất béo bão hòa

Theo các chuyên gia nhãn khoa thì các chất béo bão hòa, cùng acid linoleic có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như: pizza, xúc xích, thịt hun khói, bánh quy, khoai tây chiên, bơ đậu phộng,… có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Tinh bột đã qua tinh chế

Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa tinh bột đã qua tinh chế (mì ống, bánh mì, bánh quy, kẹo…) có thể gây tăng lượng đường trong mắt, đẩy nhanh quá trình stress oxy hóa, làm tổn thương các tế bào mắt, từ đó gây tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Mặc dù chế độ ăn uống hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt của bạn chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng, nhưng nó chỉ là một phần. Theo viện Nghiên cứu Mắt Quốc gia (National Eye Institute) cho biết, chiến lược thông minh nhất cho người bệnh thoái hóa điểm vàng bao gồm ăn uống khoa học, tránh hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, duy trì huyết áp và giữ mức cholesterol bình thường.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi “thoái hóa điểm vàng nên ăn gì và kiêng gì?”, từ đó có thể lựa chọn những món ăn vừa hợp với sở thích, vừa tốt cho sức khỏe đôi mắt, đồng thời phòng ngừa căn bệnh thoái hóa điểm vàng hiệu quả.

Ds. Quỳnh Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.rd.com/health/wellness/foods-to-eat-for-macular-degeneration/

http://amd.org/can-diet-and-vitamins-help-macular-degeneration/

Viết bình luận