Nhìn mọi vật đang rõ nét bỗng nhiên xuất hiện chấm đen trong mắt chắc hẳn ai cũng đều lo lắng, không biết mình đang mắc bệnh gì, có nguy hiểm không, làm sao để loại bỏ. Nếu bạn cũng đang có những mối lo này, hãy tìm câu trả lời ngay sau đây.
Mục lục
Nếu bạn thấy chấm đen trong lòng trắng mắt khi nhìn qua gương thì đây chỉ là những mảng sắc tố tương tự như các mụn ruồi trên da. Chúng có thể xuất hiện từ khi sinh ra hoặc sau thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng mạnh. Đa phần những chấm đen này là lành tính, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp, chúng biến đổi thành các u hắc tố ác tính (màu đậm hơn, to hơn, rìa gồ ghề) thì có thể ảnh hưởng lớn đến thị lực. Lúc này, bạn cần đi khám sớm tại bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp bạn thấy chấm đen trong mắt khi nhìn bất kỳ sự vật nào quanh mình thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng sau:
Dịch kính là khối gel nằm giữa thủy tinh thể và võng mạc mắt, có vai trò đảm bảo hình dạng cố định của mắt. Bình thường, dịch kính có dạng trong suốt, tuy nhiên dưới tác động của lão hóa, tia bức xạ, lối sống thiếu khoa học…, các phân tử colagen trong dịch kính sẽ kết tụ lại thành đám, chắn đường đi của tia sáng, đổ bóng trên võng mạc, khiến người bệnh thấy các chấm đen trong mắt. Những chấm đen do đục dịch kính có đặc điểm là thường di chuyển qua lại, vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy như có những con ruồi bay trước mắt rất vướng víu và khó chịu.
Thủy tinh thể là thấu kính hội tụ ánh sáng của mắt, bình thường cũng ở dạng trong suốt nhờ các protein sắp xếp theo một trật tự xác định. Tuy nhiên, theo thời gian, các protein này có thể bị biến đổi cấu trúc, kết tụ với nhau thành các đám, gây đục thủy tinh thể. Lúc này ánh sáng khi tới thủy tinh thể sẽ bị các đám đục chặn lại hoặc làm chệch hướng, khiến người bệnh thấy các đốm xám, sợi tóc hay chấm đen trong mắt. Đặc điểm của các chấm đen gây ra bởi đục thủy tinh thể là chúng sẽ đứng yên khi bạn nhìn tập trung vào một điểm và chỉ chuyển động khi bạn đảo mắt.
Chấm đen trong mắt chủ yếu do đục dịch kính, đục thủy tinh thể gây ra
Chấm đen trong mắt có thể tiến triển nặng, trở thành mối đe dọa lớn với thị lực. Do vậy, ngay khi thấy biểu hiện này, bạn cần nhanh chóng đi khám, đồng thời gọi điện đến số: 0972032029 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn giải pháp trị tối ưu.
Võng mạc là một lớp mô mỏng ở đáy mắt, có vai trò tiếp nhận ánh sáng, chuyển thành tín hiệu thị giác để truyền đến não phân tích, giúp chúng ta nhận biết được hình ảnh của mọi vật xung quanh. Khi võng mạc bị bong hoặc rách, ánh sáng sẽ không được tiếp nhận và chuyển đổi, khiến người bệnh nhìn thấy những chấm đen trong mắt với nhiều kích thước khác nhau, kèm theo cả hiện tượng chớp sáng, nháy sáng, đau nhức hốc mắt.
Khi bị va đập hoặc có vật lạ xâm nhập khiến mắt bị chấn thương, các bộ phận trong mắt có thể bị biến đổi cấu trúc, các mạch máu trong mắt có thể nứt vỡ, gây tràn máu vào khoang mắt, chắn đường đi của tia sáng. Lúc này người bệnh có thể thấy nhiều chấm đen, mảng đen che khuất một phần hoặc toàn bộ tầm nhìn.
Giác mạc là lớp màng mỏng, nằm ngoài cùng mắt, có vai trò bảo vệ các bộ phận mống mắt, đồng tử, thủy tinh thể… bên trong. Khi giác mạc bị viêm, loét sẽ gây ra các biểu hiện đau nhức, sưng đỏ, chảy nước mắt kèm theo các chấm đen trong mắt khó chịu.
Nếu chấm đen trong mắt là các mảng sắc tố lành tính thì an toàn và không ảnh hưởng gì đến thị lực. Tuy nhiên nếu chấm đen là các u hắc tố ác tính hoặc phát sinh do đục thủy tinh thể, đục dịch kính, bong rách võng mạc, viêm loét giác mạc… thì có thể tiến triển nặng, làm giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Nếu chấm đen còn nhỏ và ít, người bệnh chỉ cần thiết lập lối sống khoa học như hướng dẫn dưới đây để cải thiện thị lực và ngăn bệnh tiến triển:
– Bổ sung ngay những dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là Kẽm, Alpha lipoic acid, Quercetin… để chống stress oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – căn nguyên chính gây đục thủy tinh thể, đục dịch kính
– Tăng cường rau củ, trái cây có màu sặc sỡ trong các bữa ăn hàng ngày, ví dụ như cần tây, súp lơ xanh, rau cải xoăn, rau cải bó xôi, cà rốt, ớt chuông, bí ngô, cam, bơ, dâu tây…
– Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa như bánh kẹo ngọt, đồ chiên rán, mỡ động vật…
– Tránh xa thuốc lá
– Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia hay các đồ uống có cồn hay chất kích thích khác
– Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và mắt, giúp loại bỏ rác thải ra khỏi mắt, bảo vệ cấu trúc mắt
– Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya quá 11 giờ đêm
– Tránh lo lắng, căng thẳng
Trong trường hợp đục thủy tinh thể, đục dịch kính đã nặng, chấm đen trong mắt đã nhiều, thị lực đã giảm nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật, cụ thể như sau:
– Đục dịch kính: Bác sĩ sẽ chiếu tia laser để phân tách các đám đục thành dạng nhỏ mà mắt khó nhận biết được hoặc hút bỏ hoàn toàn dịch kính, sau đó thay thế bằng một dung dịch trong suốt khác. Các phẫu thuật này có thể giúp loại bỏ chấm đen trong mắt nhanh chóng, tuy nhiên có nguy cơ gây xuất huyết mắt, tăng nhãn áp, nhiễm trùng mắt…, do vậy cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và đòi hỏi người bệnh phải hết sức chú ý chăm sóc mắt cả trước và sau phẫu thuật.
– Đục thủy tinh thể: Bác sĩ sẽ tiến hành làm nhuyễn và hút bỏ toàn bộ thủy tinh thể đã đục ra khỏi mắt, sau đó đặt vào một thấu kính nhân tạo để thay thế. Phẫu thuật này được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên cũng không tránh khỏi nguy cơ gây ra một số biến chứng như viêm giác mạc, khô mắt, đục bao sau, tăng nhãn áp… làm giảm thị lực.
Ăn nhiều rau quả tươi là cách làm giảm chấm đen trong mắt hiệu quả
Trong trường hợp này, tùy vào vị trí và mức độ bong, rách võng mạc, người bệnh sẽ được chỉ định một số phẫu thuật như quang đông bằng laser, khâu võng mạc, đông lạnh võng mạc… Sau phẫu thuật, thị lực của người bệnh có thể cải thiện, các chấm đen giảm bớt, tuy nhiên, bong rách võng mạc có thể tái phát nên sẽ phải phẫu thuật lại nhiều lần.
Tùy mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc tiến hành phẫu thuật để loại bỏ máu và dịch rò rỉ, giúp cải thiện thị lực cho người bệnh.
Người bệnh sẽ cần dùng thuốc kháng sinh, chống viêm trong trường hợp nhẹ. Nếu viêm loét giác mạc đã để lại sẹo, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ sẹo hoặc ghép giác mạc (trường hợp nặng) để cải thiện tầm nhìn.
Nếu chấm đen trong mắt chỉ là lành tính sẽ không cần điều trị. Nếu các chấm đen biến đổi thành dạng ác tính (đổi màu, lan rộng, gây ngứa…), người bệnh sẽ cần đi khám để cắt bỏ, kết hợp hóa trị, xạ trị để bảo vệ thị lực.
Ai cũng có thể gặp phải tình trạng thấy chấm đen trong mắt, tuy nhiên có người vẫn gìn giữ được thị lực tốt trong khi một số người khác phải chịu cảnh mờ nhòe, thậm chí mù lòa. Sự khác biệt là do thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, cũng như cách chăm sóc mắt của mỗi người. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về biểu hiện thấy chấm đen trong mắt, từ đó chủ động điều trị sớm để gìn giữ được tầm nhìn sáng rõ.
Xem thêm:
10 cách làm giảm chấm đen trong mắt nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
Thông tin từ A – Z về đục dịch kính – nguyên nhân hàng đầu gây chấm đen trong mắt
DS:Diệp Chi
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eye-floaters/symptoms-causes/syc-20372346
Tin liên quan
Viết bình luận