Cận thị là bệnh mắt phổ biến nhất ở người trẻ hiện nay. Nếu để lâu không điều trị kịp thời, cận thị sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về thị lực và có thể gián tiếp dẫn tới mù lòa, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, bạn cần nắm rõ ngay những thông tin sau để bảo vệ tầm nhìn của mình khi còn sớm.
Mục lục
Cận thị là một tật khúc xạ xảy ra khi mắt nhìn các vật ở xa bị mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ. Cận thị có tính chất di truyền, thường phát triển từ khi còn nhỏ, và độ cận thị có xu hướng ổn định trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Tật cận thị được đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
– Nhìn xa mờ và nhìn gần rõ
– Hay phải nheo mắt lại để nhìn các vật ở xa
– Nhức mỏi mắt
– Nháy mắt thường xuyên hơn
– Khô mắt, cay mắt, hay dụi mắt
– Giảm khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, như khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
– Đau đầu
Nhìn xa mờ, gần rõ là triệu chứng cận thị đặc trưng
Ánh sáng sau khi đi qua giác mạc sẽ được thủy tinh thể (thấu kính của mắt) hội tụ chính xác lên võng mạc và chuyển đổi thành tín hiệu gửi đến não, giúp mắt nhìn rõ mọi vật.
Nguyên nhân gây cận thị là do trục nhãn cầu quá dài khiến tia sáng không hội tụ đúng ngay tại võng mạc mà tập trung tại một điểm trước võng mạc và làm giảm thị lực nhìn xa. Cận thị cũng có thể xảy ra do giác mạc quá cong hoặc thủy tinh thể bị phồng, gián tiếp làm tăng độ dài của nhãn cầu.
Bất kỳ ai cũng có khả năng bị cận thị, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khi có những yếu tố sau:
– Có bố hoặc mẹ bị cận thị.
– Học tập, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, không có ánh sáng tự nhiên, ánh sáng chập chờn.
– Đặt sách vở, điện thoại, máy tính… quá sát mắt.
– Tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi…) trong thời gian dài.
Cận thị nếu không được điều trị tốt không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn cản trở cuộc sống, công việc hằng ngày của người bệnh:
– Tác hại của cận thị đến mắt: Làm suy giảm thị lực, tăng nguy cơ mắc những bệnh mắt nguy hiểm như bong võng mạc, đục dịch kính, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…; khiến mắt đau nhức, chấm đen ruồi bay, chảy nước mắt, lóa sáng…, đặc biệt là ở người bị cận thị nặng và lâu năm.
– Tác hại của cận thị đến cuộc sống: Tầm nhìn nhòe mờ khiến người bệnh không thể thực hiện tốt các công việc hằng ngày như đọc sách, lái xe, nấu ăn…, khả năng làm việc, học tập giảm sút. Nguy hiểm hơn là bạn có thể bị té ngã, chấn thương khi đang tham gia giao thông, vận hành máy móc…
Cận thị dẫn đến những bệnh lý về mắt nguy hiểm đe dọa tổn hại thị lực
Bạn đang loay hoay tìm cách để kiểm soát độ cận thị và cải thiện thị lực tốt hơn? Hãy gọi điện hoặc liên hệ qua Zalo: 0972.032.029 để được tư vấn giải pháp hiệu quả, bền vững tối ưu.
Đây là phương pháp điều trị cận thị thông dụng nhất hiện nay. Kính chỉnh cận thị là một thấu kính phân kỳ giúp tia sáng hội tụ chính xác lên võng mạc để mắt nhìn rõ vật ở xa. Nó gồm có 3 loại chính là:
– Kính gọng: Là loại dễ sử dụng, an toàn và ít tốn kém nhất, nhưng sẽ gây bất tiện khi đi trời mưa hoặc tham gia các hoạt động mạnh.
– Kính áp tròng: Có ưu điểm là thẩm mỹ cao, nhưng chi phí lớn, dễ gây nhiễm trùng mắt nếu không đảm bảo vệ sinh tốt khi đeo hoặc tháo kính.
– Kính chỉnh hình giác mạc Ortho-K: Là thấu kính cứng được đeo áp sát lên giác mạc vào ban đêm trong khi ngủ để chỉnh hình giác mạc tạm thời, giúp mắt có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng, nhưng chi phí loại kính này thường cao.
Mục đích của phẫu thuật là làm mỏng giác mạc, cho phép tia sáng hội tụ đúng tại võng mạc. Một số phương pháp được ứng dụng rộng rãi hiện nay là phẫu thuật Lasik, ReLex Smile, Lasek, Prk…
Phẫu thuật có thể làm giảm được độ cận thị nhưng cũng tiềm ẩn những biến chứng tổn hại đến thị lực như viêm giác mạc, khô mắt mạn tính, bong võng mạc, đục dịch kính, rối loạn thị lực… hoặc gây ra các tật khúc xạ khác. Do đó, chỉ nên thực hiện mổ cận thị khi độ cận đã ổn định, đủ 18 tuổi trở lên và không mắc kèm các bệnh mắt khác hay bệnh mạn tính để tránh rủi ro.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung đồng thời cho mắt một số chất chống oxy hóa, chống thoái hóa mạnh như Alpha lipoic acid, thảo dược Hoàng đằng, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin kết hợp cùng vi chất dinh dưỡng Kẽm, vitamin B2 mang lại hiệu quả tốt trong phòng ngừa và điều trị tật cận thị nhờ 3 tác động sau:
– Ngăn chặn sự tăng độ cận của mắt, duy trì và giữ độ cận ổn định, hạn chế phải thay kính thường xuyên.
– Bổ sung dưỡng chất giúp mắt hoạt động tốt hơn, nhìn xa gần đều rõ nét và cải thiện thị lực tự nhiên.
– Giảm các triệu chứng nhìn mờ, nhòe, khô mắt, nhức mỏi mắt, chấm đen, ruồi bay, chói sáng…
– Bảo vệ cấu trúc và chức năng của võng mạc, giác mạc, thủy tinh thể, dây thần kinh thị giác, phòng ngừa các biến chứng lên mắt ở người bị cận thị lâu năm như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, ruồi bay, bong rách võng mạc…
– Hấp thu tia UV, ánh sáng xanh gây hại cho mắt, phòng ngừa nguy cơ bị cận thị ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử.
Bởi vậy, ngoài đeo kính cận đúng độ, sử dụng sớm sản phẩm bổ mắt có chứa đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu kể trên là một cách hiệu quả để gìn giữ tốt thị lực khi mắc cận thị.
Sử dụng sớm sản phẩm bổ mắt phù hợp là cách ngăn chặn cận thị hiệu quả
Xem thêm:
Viên bổ mắt chứa 7 dưỡng chất cần thiết cho người bị cận thị
Hướng dẫn lựa chọn thuốc bổ mắt cho người cận thị tốt nhất
– Giữ khoảng cách từ mắt đến sách vở, máy tính, điện thoại tối thiểu là 30 cm và 2m với tivi; không nên đọc sách, xem điện thoại khi đang di chuyển.
– Đảm bảo môi trường đủ ánh sáng khi làm việc, học tập.
– Không sử dụng thiết bị điện tử liên tục, cứ sau 20 phút làm việc với máy tính nên rời mắt khỏi màn hình và nhìn một vật cách đó 6m trong 20 giây để mắt thư giãn.
– Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nguồn sáng mạnh như tia lửa hàn, đeo kính râm, kính chống UV để bảo vệ mắt.
– Ăn nhiều rau củ, trái cây màu cam, vàng, đỏ, xanh thẫm như cà rốt, gấc, cà chua, ớt chuông, bí ngô, cam, quýt, lựu, đu đủ, súp lơ xanh, rau bina… để bổ sung chất chống oxy hóa tốt cho mắt.
– Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích.
– Định kỳ 3 – 6 tháng nên khám mắt một lần để theo dõi sự tăng độ cận.
Hiện nay chưa có bất cứ một loại thuốc nào làm giảm được độ cận thị mà chỉ giúp làm chậm quá trình tăng độ hoặc duy trì ổn định, ngăn không cho độ cận thị tăng lên.
Việc đeo kính cận có thường xuyên không sẽ tùy thuộc vào độ cận thị, tính chất công việc và tuổi của mỗi người, cụ thể là:
– Cận thị nhẹ dưới 1 độ (1 diop), nếu làm công việc văn phòng ít khi phải nhìn xa và độ tuổi trên 40, độ cận đã ổn định có thể chưa cần đeo kính.
– Cận thị từ 1 đến 2 độ thì khi nhìn xa mới cần đeo kính, còn nhìn gần như đọc sách báo, viết chữ có thể không cần đeo thường xuyên.
– Cận thị từ 2 độ trở lên thì cần đeo kính thường xuyên dù nhìn xa hay nhìn gần, tránh để mắt phải điều tiết nhiều khiến độ cận tăng nhanh hơn.
Việc mổ cận thị là không cần thiết với tất cả mọi người, trừ trường hợp làm các công việc yêu cầu không đeo kính. Mặt khác, phẫu thuật này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, việc đeo kính cận đúng độ, kết hợp chăm sóc mắt đúng cách và sử dụng các sản phẩm bổ mắt vẫn là cách quản lý cận thị an toàn nhất.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tật cận thị cũng như giải pháp điều trị bệnh để bảo vệ thị lực tối ưu khi mắc tật khúc xạ này.
Xem thêm:
Cận thị nên ăn gì? – 13 thực phẩm giúp mắt sáng khỏe
Dược sỹ Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org
Tin liên quan
Viết bình luận