Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Bệnh glôcôm ở mắt – 5 điều cần nắm rõ để tránh mù lòa

Ngày đăng: 17 Tháng Tư, 2020
5/5 - (5 bình chọn)

Bạn thấy mắt bỗng nhiên bị mờ, kèm theo đau nhức hốc mắt, chói sáng? Hãy cẩn trọng vì bạn có khả năng đã mắc phải bệnh glôcôm ở mắt – tác nhân gây mù lòa top đầu hiện nay. Vậy đây là bệnh lý gì? Làm sao để bảo vệ thị lực tối ưu? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh glôcôm ở mắt là gì?

Trong khối cầu mắt luôn có một áp suất (nhãn áp) nhất định từ 10 – 21mmHg để đảm bảo hình dạng và chức năng của các bộ phận. Khi áp suất này tăng cao vượt ngưỡng (đa phần do thủy dịch bị tích tụ) sẽ gây chèn ép lên vùng đáy mắt, làm tổn thương các dây thần kinh thị giác, khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây chính là cơ chế sinh bệnh glôcôm ở mắt hay còn có nhiều tên gọi khác là tăng nhãn áp, glaucoma, thiên đầu thống, cườm nước…

Dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh glôcôm ở mắt

Tùy vào mức độ bệnh mà khi mắc glôcôm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây:

– Nhìn mờ, không thấy rõ vùng ngoại vi của sự vật

– Thấy chói mắt hơn bình thường, thấy quanh bóng đèn có nhiều vòng tròn lóa sáng

– Đau nhức hốc mắt, căng mắt, đỏ mắt

– Đồng tử nhạt màu hoặc chuyển dần sang màu trắng

– Đau đầu, buồn nôn

– Cảm giác sợ âm thanh và ánh sáng mạnh

 Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh glôcôm ở mắt

Đã có những người bị mất hoàn toàn thị lực chỉ sau vài ngày, thậm chí vài giờ do bệnh glôcôm ở mắt. Do vậy khi thấy các dấu hiệu bệnh, bạn không nên chủ quan, thay vào đó, bạn cần đi khám ngay và gọi điện đến tổng đài: 0972032029 để được hướng dẫn cách trị kịp thời.

Bệnh glôcôm ở mắt nguy hiểm đến mức nào?

Có 2 lý do khiến bệnh glôcôm ở mắt được đánh giá là rất nguy hiểm cho thị lực, đó là:

– Bệnh có nguy cơ gây mù lòa cao: Theo thống kê, hiện nay có 60 triệu người trên thế giới bị suy giảm thị lực do bệnh glôcôm ở mắt, trong số này có đến 4.5 triệu người đã bị mù vĩnh viễn.

– Khó phát hiện sớm: Bệnh glôcôm ở mắt thường tiến triển âm thầm, đa phần khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, các dây thần kinh thị giác đã tổn hại nghiêm trọng không thể phục hồi.

Khi thị lực suy giảm, glôcôm sẽ gián tiếp gây ra rất nhiều khó khăn và rủi ro cho cuộc sống, cụ thể như khiến người bệnh phải hạn chế lái xe, đi lại, chơi thể thao, nấu ăn, làm việc; dễ bị vấp ngã, va đập vào đồ đạc; dễ bị tự ti, ngại giao tiếp, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.

Bệnh glôcôm ở mắt có chữa khỏi được không?

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn được bệnh glôcôm ở mắt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mắc bệnh thì chắc chắn sẽ phải sống trong cảnh mờ nhòe hay mù lòa. Trên thực tế, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng hướng, người bệnh hoàn toàn có thể gìn giữ được thị lực ở mức tốt.

Các phương pháp chữa bệnh glôcôm ở mắt

Dùng thuốc tây

Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau để uống hoặc nhỏ mắt:

– Thuốc Trusopt, Azopt thuộc nhóm ức chế Anhydrase carbonic

– Thuốc Timoptic, Betoptic thuộc nhóm chẹn giao cảm

– Thuốc Xalatan, Rescula thuộc nhóm cùng tác dụng với prostaglandin

– Thuốc Bromonidin, Apraclonidin thuộc nhóm chủ vận alpha-adrenergic

Các loại thuốc này tác động đến bệnh glôcôm ở mắt theo 2 cơ chế, một là làm lượng thủy dịch tiết ra, hai là giúp giãn thông kênh thoát để loại bỏ thủy dịch khỏi mắt nhanh hơn, qua đó làm giảm nhãn áp. Đây là phương pháp điều trị áp dụng cho hầu hết mọi người mắc bệnh glôcôm ở mắt. Để đạt kết quả tốt, người bệnh cần dùng thuốc lâu dài theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám theo lịch hẹn để điều chỉnh thuốc phù hợp với từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Phẫu thuật

Trong trường hợp nhãn áp tăng cao cấp tính hoặc dùng thuốc không thuyên giảm, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật theo một trong những phương pháp sau:

– Chiếu laser: Bác sĩ dùng tia laser có tần số thích hợp để chiếu tới kênh thoát thủy dịch, khơi thông các kênh này, giúp thủy dịch đào thải nhanh hơn ra ngoài mắt.

– Mổ cắt bè củng giác mạc: Bác sĩ dùng dụng cụ phẫu thuật để tạo một vạt nhỏ trên màng cứng, giúp thủy dịch thoát khỏi mắt dễ dàng.

– Cấy thêm ống dẫn lưu: Một ống nhỏ bằng silicon được cấy ghép vào dưới kết mạc giúp thủy dịch thoát ra khỏi mắt.

– Quang đông thể mi: Thể mi là nơi sản xuất thủy dịch, bởi vậy để làm giảm lượng thủy dịch trong mắt, bác sĩ có thể tiến hàng dùng máy áp để quang đông, làm giảm hoạt động của thể mi.

Chiếu laser được áp dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh glôcôm ở mắt

Những phẫu thuật này đúng là có thể làm hạ nhãn áp nhanh chóng, tuy nhiên không có tác dụng vĩnh viễn nên người bệnh có thể cần thực hiện nhiều lần. Mặt khác, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nhiễm trùng mắt, chảy máu mắt, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc… làm giảm thị lực nghiêm trọng. Do vậy, người bệnh cần chọn bệnh viện uy tín để tiến hành thực hiện, đồng thời chú ý nâng cao sức đề kháng của mắt trước và sau phẫu thuật.

Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho mắt

Nguyên nhân khiến thị lực giảm khi mắc bệnh glôcôm ở mắt là do các dây thần kinh thị giác ở đáy mắt bị phá hủy khi nhãn áp tăng cao. Bởi vậy, ngoài giảm nhãn áp, bổ sung kịp thời các chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Quercetin để tăng sức bền của dây thần kinh thị giác, đồng thời bổ sung các chất chống lão hóa, chất dinh dưỡng như Lutein, Kẽm, Zeaxanthin, vitamin B2 để bảo vệ cấu trúc mắt, loại bỏ các yếu tố nguy cơ làm tăng nhãn áp chính là giải pháp đơn giản mà vô cùng hiệu quả để gìn giữ thị lực, tránh mù lòa khi bị bệnh glôcôm ở mắt.

Hiện nay, Alpha lipoic acid, Quercetin, Lutein, Kẽm, Zeaxanthin, vitamin B2 đã ứng dụng kết hợp các viên uống bổ mắt, giúp người bệnh dễ dàng hơn khi chăm sóc mắt tại nhà.

Số người mắc và bị mù lòa do bệnh glôcôm ở mắt đang ngày càng tăng cao và trở thành thách thức lớn với ngành nhãn khoa. Để bảo vệ mắt tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này, mỗi chúng ta đều phải tự ý thức chăm sóc mắt hàng ngày, đồng thời cần đi khám và trị ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh.

Xem thêm

Alpha lipoic acid – Dưỡng chất giúp mắt sáng khỏe hết lo bệnh glôcôm ở mắt

Top 10 thức ăn tốt cho mắt cần bổ sung ngay

DS:Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/eye-health/glaucoma-eyes

https://www.aao.org/eye-health/diseases/glaucoma-treatment

 

Viết bình luận