Bệnh tăng động

“Bật mí” mối liên hệ giữa tăng động giảm chú ý và rối loạn tic

Ngày đăng: 14 Tháng Chín, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Tăng động giảm chú ý và rối loạn tic là hai bệnh lý riêng biệt, nhưng chúng lại có một số điểm chung dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách phân biệt hai chứng bệnh này và sớm có những nhận định chính xác trong điều trị cho trẻ.

Mối liên hệ giữa tăng động giảm chú ý và rối loạn tic

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng một nửa số trẻ mắc chứng rối loạn tic có biểu hiện tăng động giảm chú ý như khó kiểm soát cảm xúc, hành vi, bốc đồng và không biết nghe lời,… Trong khi đó, rất nhiều trẻ tăng động mắc kèm cả hội chứng tic, trẻ thường xuyên nháy mắt, chun mũi, nhún vai, tặc lưỡi và phát ra những âm thanh vô nghĩa, không hợp ngữ cảnh,… 

50% trẻ rối loạn tic có biểu hiện tăng động giảm chú ý

Rất nhiều dẫn chứng cho thấy, việc sử dụng nhóm thuốc kích thích (Stimulants) trong điều trị tăng động giảm chú ý có thể là nguyên nhân gây rối loạn tic ở trẻ hoặc khiến các biểu hiện tic thêm trầm trọng. Tuy nhiên vẫn còn giả thuyết cho rằng, trẻ có thể đã mắc rối loạn tic từ lâu, do vậy biểu hiện vẫn sẽ phát triển cho dù trẻ có điều trị bằng thuốc hay không.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã phát hiện điểm đặc biệt trong não bộ của hầu hết trẻ rối loạn tic, đó là sự gia tăng quá mức nồng độ Dopamine – chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc, hành vi và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra những hành động thái quá ở trẻ tăng động giảm chú ý.

Điểm khác biệt giữa hai chứng bệnh tăng động giảm chú ý và rối loạn tic

Mặc dù có nhiều biểu hiện chồng chéo nhau nhưng tăng động và rối loạn tic vẫn là những bệnh lý riêng biệt với nhiều điểm khác nhau, chẳng hạn như:

Điểm khác biệt

Rối loạn tic

Tăng động giảm chú ý

Nói những câu từ vô nghĩa

Lặp lại nhiều lần và mỗi lần đều giống y hệt nhau.

Những cụm từ vô nghĩa lần trước và lần sau không giống nhau.

Chuyển động lặp lại

Trẻ thường gặp các biểu hiện như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ cổ,…

Trẻ liên tục chạy nhảy, leo trèo, chạy vòng vòng như lái mô tô,…

Quá trình tiến triển bệnh

Khởi phát từ nhỏ, phát triển trầm trọng hơn ở tuổi dậy thì và có thể tự biến mất ở tuổi trưởng thành.

Các triệu chứng sẽ kéo dài theo trẻ đến tuổi trưởng thành, sự hiếu động sẽ giảm dần nhưng khả năng tập trung ngày càng kém.

Tỉ lệ gặp

Hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0.11%

Thường gặp hơn, khoảng 4 – 8% trẻ mắc phải.

Bảng phân biệt tăng động giảm chú ý và rối loạn tic

Chẩn đoán và điều trị tăng động giảm chú ý, rối loạn tic như thế nào?

Hiện nay, vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán phân biệt hai chứng bệnh này, nhưng dựa trên các biểu hiện mà trẻ gặp phải cũng như một số xét nghiệm cần thiết khác, bác sĩ có thể nhận định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Do đó, bạn có thể yên tâm, ngay khi thấy con có những dấu hiệu bất thường, hãy sớm đưa đi khám để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý cũng như rối loạn tic hiện nay đều kết hợp đồng thời giữa liệu pháp tâm lý, hành vi, thuốc tây cùng các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược. Trong đó, được nhiều chuyên gia đánh giá cao hơn cả là bộ đôi Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần mà còn có khả năng cân bằng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, Glutamat, Dopamin,… nhờ đó giúp trẻ giảm đi những biểu hiện nghịch ngợm, tăng động, bốc đồng, thiếu tập trung và cả các triệu chứng máy giật cơ trong rối loạn tic. Không chỉ vậy, nhưng thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng não bộ, cải thiện tư duy, trí nhớ của trẻ tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý và rối loạn tic ở trẻ

Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả

Các phương pháp điều trị rối loạn tic phổ biến nhất hiện nay

Việc nhận định sớm bệnh lý của trẻ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới quá trình trị bệnh. Do vậy, ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường, hãy sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy chủ động liên hệ đến số 024.3775.90510972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn!

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/adhd-vs-tourettes-syndrome#1

https://www.additudemag.com/twists-and-shouts/

https://www.verywellmind.com/tics-and-adhd-20563

Viết bình luận