Rối loạn tic là những chuyển động nhanh, đột ngột của một hoặc nhiều nhóm cơ lặp đi lặp lại, rất khó kiểm soát. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nếu không sớm được điều trị có thể dẫn đến nhiều rối loạn khác đi kèm như tăng động giảm chú ý, trầm cảm, rối loạn lo âu,… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cách điều trị hội chứng Tic phổ biến nhất hiện nay.
Mục lục
Liệu pháp đảo ngược hành vi là một trong những cách điều trị hội chứng Tic rất hiệu quả và là lựa chọn ưu tiên của nhiều bậc phụ huynh. Để thực hiện liệu pháp này, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ và tuân thủ theo các bước sau:
– Bác sĩ sẽ cung cấp kiến thức về dấu hiệu nhận biết, những khó khăn trẻ gặp phải khi bị rối loạn Tic… để cha mẹ hiểu rõ và dễ dàng hỗ trợ trẻ.
– Xác định các yếu tố có thể kích thích triệu chứng Tic xuất hiện ở trẻ, ví dụ như tâm lý căng thẳng quá mức khi bị ép học hành hoặc ép phải ăn theo yêu cầu của người lớn, trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt hoặc thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản…
– Xây dựng hành vi thay thế cho mỗi triệu chứng Tic và yêu cầu trẻ thực hiện chúng thường xuyên. Ví dụ: Nếu trẻ có tín hiệu sắp nháy mắt bạn sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một hành động trái ngược như cố nhìn chằm chằm vào một vật nào đó khoảng 1 phút mà không nháy mắt.
– Theo dõi tần suất, thời gian diễn ra một triệu chứng Tic và giám sát việc trẻ thực hiện hành vi thay thế.
– Giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái, thư giãn bằng các bài tập hít sâu thở chậm, đi bộ nhẹ nhàng, yoga, ngồi thiền…
– Khen thưởng, động viên bằng những món quà nhỏ như: quyển sách, món ăn trẻ yêu thích, một buổi đi chơi cùng gia đình… nếu trẻ kiểm soát tốt những triệu chứng rối loạn Tic.
Liệu pháp đảo ngược hành vi là một cách điều trị hội chứng Tic hiệu quả
Theo các chuyên gia, việc thực hiện một lối sống khoa học không chỉ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn Tic mà còn góp phần phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó phụ huynh nên:
– Tăng cường thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, các trích, cá chép, cá thu, cá mòi, các loại hạt (bí ngô, hướng dương, óc chó,..), đậu phụ, bắp cải, súp lơ, quả bơ,… nhằm giúp tăng cường chức năng não bộ, cải thiện triệu chứng nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… hiệu quả; đồng thời giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, tâm lý tốt hơn.
– Bổ sung vitamin B6 và Magie từ thịt gia cầm, trứng, gan gà, cá hồi, cà rốt, khoai lang, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, đậu phộng, chuối,… nhằm giúp trẻ cải thiện hiệu quả triệu chứng rối loạn Tic.
– Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều đường, caffein, trà đen, chất bảo quản, chất tạo ngọt tổng hợp,… bởi chúng có thể gây rối loạn nồng độ dopamine khiến các triệu chứng rối loạn Tic thêm trầm trọng.
– Tạo lập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và thực hiện mọi công việc theo kế hoạch rõ ràng, cụ thể.
– Không la mắng hay tạo áp lực, căng thẳng cho trẻ, bởi điều này có thể kích thích não bộ khiến các triệu chứng của trẻ nặng hơn.
– Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tập thể hay những trò chơi ngoài trời nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy đa phần trẻ rối loạn Tic đều có sự tăng quá mức nồng độ Dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc, hành vi, khiến trẻ có những biểu hiện như giật mắt, chun mũi, nhún vai, lẩm nhẩm nhiều câu từ vô nghĩa,… Khi đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây rối loạn Tic, hướng điều trị hội chứng này cũng trở nên rõ ràng hơn.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có tác dụng trấn kinh, an thần, gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamin, giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giúp trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn Tic một cách hiệu quả, bền vững.
Có thể bạn quan tâm: Giải pháp từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện hội chứng Tic hiệu quả
Thảo dược câu đằng – Cách điều trị hội chứng Tic an toàn, hiệu quả
Cha mẹ cần hiểu rằng “không có thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng rối loạn Tic”, tất cả các loại thuốc tây hiện nay đều đóng vai trò giúp trẻ kiểm soát triệu chứng. Do vậy thuốc chỉ được kê đơn trong trường hợp bệnh đã quá nặng hoặc việc áp dụng các biện pháp trên đều không hiệu quả.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là: Fluphenazine, pimozide, tetrabenazine, botulinum,… Những loại thuốc này sẽ điều chỉnh hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, từ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như khô miệng, buồn ngủ, táo bón, rối loạn tiêu hóa, run, co giật,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đây là một trong những cách điều trị hội chứng Tic tương đối mới, chỉ được áp dụng với người lớn bị rối loạn Tic nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Kỹ thuật này liên quan đến việc đặt một hoặc nhiều điện cực vào vùng não bộ nơi khởi phát triệu chứng Tic. Các điện cực này sẽ gắn với một máy phát xung điện được đặt dưới lớp da vùng ngực (tương tự như một máy tạo nhịp tim) và tạo ra một dòng điện giúp điều chỉnh các tín hiệu điện trong não, nhờ đó kiểm soát các triệu chứng rối loạn Tic hiệu quả.
Rối loạn Tic không khó điều trị, điều quan trọng là cần kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp nhằm giúp kiểm soát tốt các triệu chứng, hành vi, cảm xúc của trẻ. Hi vọng với 5 cách điều trị hội chứng Tic trong bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều lựa chọn để phòng và trị bệnh cho trẻ hiệu quả.
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.additudemag.com/treating-tic-disorders-therapy-medication-lifestyle-changes/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4629635/
https://www.nhs.uk/conditions/tics/treatment/#self-help-tips
Tin liên quan
Viết bình luận