Huyết áp thấp và thiếu máu não

Huyết áp thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
5/5 - (2 bình chọn)

Huyết áp thấp là một thuật ngữ y tế chỉ áp lực trong động mạch đang ở mức thấp. Người bệnh được chẩn đoán có huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu (chỉ số trên) giảm xuống dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) thấp hơn 80mmHg.

Huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn, đặc biệt là ở người già, bởi tình trạng này có thể gây thiếu máu chảy đến tim, não cũng như các cơ quan quan trọng khác và dẫn đến nhiều biến chứng xấu.

1. Phân loại huyết áp thấp

Huyết áp thấp mạn tính nếu không có triệu chứng thì gần như không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, rắc rối có thể xảy ra khi huyết áp giảm đột ngột và não không được cung cấp máu một cách đầy đủ. Trong trường hợp này, người bệnh có thể bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc có cảm giác đầu lâng lâng.

Huyết áp thấp tư thế được coi là một sự thất bại của hệ thống tim mạch hoặc hệ thần kinh bởi không thể phản ứng tốt với những thay đổi đột ngột của cơ thể (đang nằm thì ngồi, đang ngồi thì đứng lên). Thông thường, khi bạn đứng lên, máu sẽ được dồn xuống chi dưới, cơ thể sẽ bù đắp bằng cách truyền tín hiệu đến tim để tim đập nhanh hơn và co các mạch máu lại để cân bằng huyết áp. Tuy nhiên, cơ thể người bị huyết áp thấp tư thế không làm được như vậy. Ước tính, có khoảng 10% người trên 65 tuổi bị huyết áp thấp tư thế.

Hạ huyết áp sau khi ăn là nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt và ngã sau khi ăn. Tình trạng này đặc biệt phổ biến sau bữa ăn lớn nhiều carbohydrate.

Ngoài ra còn có một loại huyết áp thấp khác, là huyết áp thấp qua trung gian thần kinh (neurally mediated hypotension). Nguy cơ của cả huyết áp thấp và tăng huyết áp đều tăng lên theo tuổi tác vì những thay đổi của cơ thể do quá trình lão hóa. Ngoài ra, lưu lượng máu đến cơ tim và não cũng giảm dần theo tuổi (thường là do sự tích tụ mảng bám trong mạch máu qua thời gian).

2. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

Nguyên nhân gây huyết áp thấp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Huyết áp thấp có thể xảy ra cùng với:

–  Mang thai

–  Các vấn đề nội tiết như suy giáp, bệnh đái tháo đường hoặc hạ đường huyết

–  Sử dụng thuốc điều trị, bao gồm cả thuốc bệnh tăng huyết áp, trầm cảm hoặc Parkinson.

–  Suy tim

–  Rối loạn nhịp tim

–  Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ

–  Bệnh gan

Huyết áp thấp có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai

Hạ huyết áp đột ngột có thể đe dọa đến tính mạng, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

–  Mất máu do xuất huyết

–  Thân nhiệt quá thấp hoặc quá cao

–  Suy tim do bệnh cơ tim

–  Nhiễm khuẩn huyết

–  Mất nước do nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt

–  Phản ứng nặng với thuốc hoặc rượu

–  Sốc phản vệ

3. Huyết áp thấp: Các triệu chứng cảnh báo

Các triệu chứng mà một người bị huyết áp thấp thường phải trải qua như:

–  Hoa mắt

–  Chóng mặt

–  Buồn nôn

–  Mệt mỏi, da xanh xao, tái nhợt

–  Đau đầu, mất ngủ, khó ngủ về đêm

–  Khát nước, vã mồ hôi, chân tay lạnh

–  Đánh trống ngực liên tục

–  Mờ mắt

–  Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ

–  Ngất xỉu

Mặc dù huyết áp thấp thường gây ra các triệu chứng trên nhưng cách duy nhất để biết được bạn có bị huyết áp thấp hay không là theo dõi chỉ số huyết áp. Các bác sỹ sẽ đo huyết áp của bạn bằng máy đo và so sánh với chỉ số tiêu chuẩn.

4. Huyết áp thấp và các biến chứng

Cũng như các bệnh khác, bệnh huyết áp thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng lâu dài cho não, tim và các cơ quan khác, chẳng hạn như: suy tim, suy thận, suy giảm trí nhớ, teo não, nhũn não vì luôn bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim, nếu huyết áp thấp trong thời kỳ mang thai cũng có thể khiến thai bị chết lưu.

5. Điều trị huyết áp thấp thế nào?

Huyết áp thấp có thể không cần điều trị, nhưng nếu nó kết hợp với bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào khác, bác sỹ sẽ có phương án điều trị vấn đề đó trước.

Nói chung, bạn có thể đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường bằng cách:

–  Tăng thêm muối trong chế độ ăn để tăng cường bổ sung natri cho cơ thể, tuy nhiên không nên ăn quá mặn.

–  Uống nhiều nước để tránh mất nước

–  Hạn chế rượu và caffeine, đặc biệt là vào ban đêm

–  Ăn các bữa ăn nhỏ, chia đều trong ngày

–  Thay đổi tư thế một cách từ từ, đặc biệt là khi ra khỏi giường và khi đứng lên. Tránh đứng quá lâu ở một tư thế.

–  Khi đi ngủ có thể gối đầu thấp và kê cao chân. Tránh ra ngoài khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

–  Tăng cường vận động thể chất hàng ngày.

Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị thay thế để cải thiện huyết áp, chẳng hạn như:

– Yoga: Các loại hình yoga phổ biến như Ardha Matsyendrasana, Paschimotasana, và Bhastrika Pranayam là phương pháp tốt để quản lý huyết áp bất thường, đặc biệt là huyết áp thấp.

– Bấm huyệt: Được cho là một cách tiếp cận toàn diện để ổn định huyết áp thấp.

– Các loại thảo dược thiên nhiên: Theo y học cổ truyền, để trị tận gốc căn bệnh huyết áp thấp cần dùng các vị thuốc hay bài thuốc có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu lên não. Chẳng hạn như gừng, quế nghệ, hạt tiêu Ashwagandha, bạch quả và tỏi cũng có thể giúp làm giảm đi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên thảo dược được các nhà khoa học khuyên dùng nhiều nhất vẫn là Đương Quy, đây là vị thuốc quý có tác dụng bổ huyết và hoạt huyết. Đương quy được chia thành 3 bộ phận là Quy đầu, Quy thân, Quy vĩ, trong đó phần rễ chính là Quy đầu được sử dụng nhiều nhất bởi ngoài tác dụng tăng cường tuần hoàn lưu thông máu rất tốt. Theo bằng chứng khoa học hiện đại cho thấy, các hoạt chất trong vị thuốc này còn có cơ chế tác động tương tự hormon estrogen và progesterol giúp cân bằng hoạt động tại trung khu điều chỉnh huyết áp, nhờ vậy huyết áp được nâng cao và ổn định một cách tự nhiên.

Huyết áp thấp nguy hiểm không kém, thậm chí nguy hiểm hơn cả huyết áp cao nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh không thể gây trở ngại cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Biên tập viên sức khỏe Trung mỹ

Tham khảo:

http://www.webmd.com

http://www.thehealthsite.com

Viết bình luận