Huyết áp thấp và thiếu máu não

Tụt huyết áp: cách nhận biết, xử trí và điều trị

Ngày đăng: 2 Tháng Hai, 2017
5/5 - (1 bình chọn)

Tụt huyết áp hay hạ huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương do té ngã, có thể gặp ở mọi đối tượng từ già cho đến trẻ. Không chỉ vậy, tụt huyết áp ở mức độ nghiêm trọng dẫn đến sốc, nếu không được cấp cứu kịp thời còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nguy hiểm là vậy nhưng bạn đã thực sự hiểu về tụt huyết áp chưa?

Tụt huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu lên thành động mạch, nó đặc trưng cho khả năng tuần hoàn lưu thông máu bên trong cơ thể. Tụt huyết áp là khi huyết áp đột ngột giảm xuống mức thấp so với mức huyết áp bình thường của một người. Mặc dù huyết áp bình thường mỗi người có thể khác nhau nhưng thường dao động xung quanh mức 120/80mmHg và tụt huyết áp thường được xác định khi huyết áp tâm thu (chỉ số trên) giảm xuống dưới mức 90mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) giảm xuống dưới mức 60mmHg.

Dấu hiệu nhận biết tụt huyết áp

Huyết áp tụt xuống mức thấp, áp lực đẩy máu tới sẽ bị giảm sút và hệ quả tất yếu là lượng máu tuần hoàn tới các cơ quan cũng sẽ bị giảm theo. Dấu hiệu của tụt huyết áp thực chất chính là các triệu chứng xuất hiện khi các cơ quan bị thiếu máu ở mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là não bộ). Khi bị tụt huyết áp người bệnh có thể xuất hiện một hoặc một số các triệu chứng như

– Chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng (thường gặp nhất)

– Giảm thị lực, cảm giác như mọi thứ xung quanh tối sầm lại

– Da tái nhợt

– Buồn nôn, nôn mửa, khát nước

– Nhịp thở nông, tim đập nhanh

– Ngất xỉu khi tụt huyết áp mức độ nặng (tụt huyết áp là nguyên nhân gây ngất xỉu phổ biến nhất trong tất cả các bệnh lý)

Các triệu chứng của tụt huyết áp có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường gặp nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên ngồi xuống.

Tụt huyết áp là nguyên nhân gây thường gặp nhất gây ngất xỉu

Nguyên nhân tụt huyết áp

Huyết áp bên trong cơ thể được quyết định bởi nhiều yếu tố, chính vì vậy hiện tượng tụt huyết áp cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm:

Vấn đề về máu

– Giảm thể tích máu: Thiếu máu (thiếu dinh dưỡng, bệnh về máu..), mất nước (vận động thể lực quá mức, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài…)

– Chất lượng máu kém

– Bệnh tim mạch: suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim… khiến tim bị giảm khả năng bơm máu

Vấn đề về hormon

– Thay đổi nội tiết tố sau sinh, tiền mãn kinh, bệnh tuyến giáp, bệnh thận…

Vấn đề về hệ thần kinh

– Các tế bào cảm nhận huyết áp bên trong lòng mạch hoạt động kém hiệu quả, bệnh parkinson…

Tác dụng phụ của thuốc

– Thuốc lợi tiểu, thuốc có cơ chế tác động liên quan tới hệ thần kinh (thuốc điều trị rối loạn cương dương, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị động kinh…)

Cách xử trí khi bị tụt huyết áp

Xử trí đúng cách khi bị tụt huyết áp có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn và hạn chế những tai nạn, chấn thương không đáng có do tụt huyết áp gây ra. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của tụt huyết áp bạn hãy xử trí theo các bước sau:

– Từ từ ngồi hay nằm xuống một nơi bằng phẳng, tốt nhất là nằm lên ghế dài hoặc giường và nâng hai chân của mình lên cao.

– Nhờ người thân giúp đỡ để uống một cốc nước có vị ngọt hoặc mặn, nếu không có thì có thể uống 2 cốc nước đầy.

– Dùng tay day huyệt thái dương (người bệnh có thể tự làm hoặc nhờ người thân giúp đỡ) cho tới khi hồi phục trở lại.

– Khi người bệnh cảm thấy đã bình thường trở lại muốn ngồi dậy cũng cần thực hiện rất từ từ bởi vì nếu đứng lên nhanh rất có thể sẽ bị tụt huyết áp trở lại.

Tư thế xử trí khi bị tụt huyết áp

Điều trị tụt huyết áp

Điều trị tụt huyết áp sẽ phụ thuộc vào việc có xác định được nguyên nhân gây bệnh hay không, bởi vì một số nguyên nhân gây tụt huyết áp như chất lượng máu kém, rối loạn hoormon, rối loạn chức năng điều hòa huyết áp của hệ thần kinh… rất khó có thể phát hiện.

– Với trường hợp tụt huyết áp xác định được nguyên nhân như bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp… cần dùng thuốc để điều trị các bệnh lý này.

– Với các trường hợp không rõ nguyên nhân thì người bệnh cần áp dụng theo các giải pháp tổng thể sau:

+ Xem xét lại các loại thuốc mà mình đang sử dụng, đọc kỹ tờ “hướng dẫn sử dụng của thuốc” để xem thuốc có thể gây ra tác dụng tụt huyết áp không. Nếu phát hiện tụt huyết áp là do tác dụng phụ của thuốc thì có thể trao đổi lại với bác sĩ, dược sĩ để đổi thuốc hay điều chỉnh liều lượng.

+ Tăng lưu lượng tuần hoàn bằng cách uống nhiều nước hơn, ăn mặn hơn (muối giúp giữ nước bên trong lòng mạch, nhưng cách này không áp dụng với người bệnh tim mạch)

+ Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt đỏ, trứng gà, hải sản, đậu tương, bí đỏ, cải bó xôi, táo, lựu… Không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày.

+ Tăng khả năng tuần hoàn máu bên trong cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên đều đặn mỗi ngày

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt có nhiều loại thảo dược cũng mang lại nhiều lợi ích đối với người bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp. Chẳng hạn như Quy đầu (Đương quy) – thảo dược có khả năng tăng tạo máu rất tốt nhờ kích thích tăng sinh tế bào máu tại tủy xương, đồng thời nó còn có khả năng điều hòa hormon và thúc đẩy các tế bào cảm nhận huyết áp bên trong lòng mạch hoạt động hiệu quả hơn. Một số thảo dược khác như Xuyên tiêu, Ích trí nhân lại có khả năng tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa rất tốt. Người bệnh có thể phối hợp giữa việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và các thảo dược này để có hiệu quả điều trị cao nhất.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: http://www.medicinenet.com/low_blood_pressure/article.htm

Viết bình luận